Hơn 800.000 người tị nạn quay trở lại Syria
Nhờ vào nỗ lực tiêu diệt IS của Vladimir Putin, hơn 800.000 người dân tị nạn đã được đưa về Syria.
Tháng trước, Nga đã tiến hành chiến dịch ném bom tiêu diệt nhóm khủng bố IS đang kiểm soát vùng đất rộng lớn của Syria và buộc hàng ngàn người phải rời bỏ đất nước.
Nhiều người tị nạn đã di cư sang châu Âu bằng thuyền, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã đồng ý cho 20.000 người cư trú trong năm năm tới. Chính trị gia Nga Dmitry Sablin tuyên bố chiến dịch của Nga đã thành công và gần 1 triệu người Syria được trở về quê hương của họ.
Một thượng nghị sĩ đến thăm Syria cho biết: “Tổng thống Syria Bashar al Assad ca ngợi hành động của Lực lượng Không gian vũ trụ của Nga ở Syria.
Người dân tị nạn vui mừng trở về quê hương của mình
“Hàng ngàn kẻ khủng bố đang chạy trốn khỏi Syria và người tị nạn đang quay trở lại”. Theo truyền thông Nga, máy bay phản lực chiến đấu của Nga đã tiêu diệt 285 mục tiêu căn cứ IS và al-Nusra Front mục tiêu ở Syria. Người dân ở Syria hiện đang bàn bạc về việc xây dựng lại đất nước và tương lai của họ. Mọi người bây giờ có thể đi bộ an toàn trên các đường phố của Damascus. Truyền thông Syria ca ngợi khi chưa có sự can thiệp của Nga, không một ai dám sống ở nơi khủng khiếp ấy (Syria).
Khả Dy (Theo Express)
Theo_PLO
Tình mẫu tử trong cuộc khủng hoảng tị nạn Châu Âu
Trong số hơn 4 triệu tị dân tới Châu Âu trong thời điểm này có tới hàng trăm nghìn người mẹ có con nhỏ. Và những khó khăn mà họ phải chịu trong cuộc hành trình tới vùng đất mới là không hề ít.
Trẻ em, phụ nữ là những nạn nhân yếu đuối nhất trong cuộc khủng hoảng di dân. Họ phải đối mặt với bao hiểm nguy, cạm bẫy giăng khắp tứ phía chỉ để được chạm chân tới miền đất hứa, bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hàng trăm nghìn bà mẹ đến từ Syria, Afghanistan và các nước Châu Phi đã cùng con mình thực hiện chuyến hành trình đầy gian nan, vất vả đến các nước Châu Âu, trong đó không ít người phải hi sinh tính mạng trên những con thuyền cao su thô sơ chở quá tải, hoặc chết dọc đường vì đói khát, gặp tai nạn.
Sau đây là loạt ảnh về những khó khăn mà các bà mẹ tị dân phải vượt qua trên hành trình bão táp ấy:
Video đang HOT
Một người mẹ Afghanistan an ủi dỗ dành con trai sau khi sống sót vượt qua vùng biển Địa Trung Hải để đến đảo Lesbos, Hi Lạp vào ngày 23/08/2015.
Một người mẹ Syria cùng con nhỏ nép mình trong lớp chăn giữ nhiệt sau khi cập bến đảo Lesbos. Cô phải dùng cả giấy bóng để con nhỏ không bị lạnh.
Có rất nhiều trẻ em sinh ra không được khỏe mạnh trong số hàng triệu người tị nạn rời bỏ quê hương đến Châu Âu. Trong ảnh là một bà mẹ đang gặp khó khăn vì chiếc xe đẩy của con trai gặp trục trặc.
Bà mẹ và con nhỏ quỳ xuống mặt đường tại ga tàu ở Hungary, cô muốn cầu xin cảnh sát, chính quyền hãy dỡ bỏ hàng rào biên giới để người tị nạn có thể lên tàu đến Áo. Theo điều luật Dublin, người tị nạn buộc phải ở lại nơi mà họ tới đầu tiên trên lãnh thổ Châu Âu, vì vậy chính phủ Hungary đã phải ngăn không cho tị dân tràn sang các nước khác.
Người tị nạn chen chúc nhau lên một chuyến xe buýt tại cảng Piraeus, Hi Lạp. Hàng trăm người cố gắng để có được một vị trí trên chiếc xe tới bến tàu để tiếp tục đi Châu Âu tạo ra cảnh tượng hỗn loạn, gây nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ em.
Các trại tị nạn hầu hết đang trong tình trạng quá tải, nhiều người phải ở ngoài đường, chợ cạnh những đống rác khổng lồ. Trong ảnh là một bà mẹ đang cho con bú giữa bãi rác tại trại tị nạn Roszke, Hungary.
Người tị nạn đến từ Syria bật khóc sau bên cạnh các con sau khi thành công vượt qua biên giới Serbia tới Hungary.
Thân yếu tay mềm, lại phải chăm sóc thêm hai đứa con nhỏ khiến chuỗi hành trình vốn đã gian nan đối với phụ nữ lại càng thêm vất vả. Đây là một bà mẹ người Afghanistan đang nằm trên ghế dài đợi chuyến tàu chở ba mẹ con tới Áo tại thị trấn Presevo, Serbia.
Biên giới Hungary-Serbia bị chính phủ ra lệnh đóng cửa, người tị nạn phải tìm cách đi băng qua các cánh rừng, hoặc trèo qua hàng trào thép gai. Trong ảnh là bà mẹ người Syria nhanh chóng bế con tiến vào Hungary sau khi chui qua hàng rào thép biên giới giữa hai nước.
Cảnh sát đang ngăn người tị nạn chui qua hàng rào để tiến vào ga tàu vốn đang rất hỗn loạn ở Gevgelija, Macedonia. Hàng nghìn người tị nạn ở đây đã tạo ra khung cảnh chen lấn vô tổ chức khiên chính phủ phải huy động nhiều cảnh sát để trấn áp.
Bà mẹ trẻ tên Hind, tới từ Syria chải tóc cho con gái trên tàu khách rời bến từ Piraeus, Athens, Hi Lạp. Đây là giây phút bình yên hiếm hoi của người tị nạn trước khi tiếp tục hành trình khốc liệt chạm đến "giấc mơ Châu Âu".
Mẹ thay tã cho con tại điểm tập trung người tị nạn gần biên giới Hungary-Serbia. Dân tị nạn ở đây đã rất bức xúc, nhiều khi còn tổ chức bạo loạn phản đối chính phủ Hungary vì không mở cửa biên giới để họ được tiếp tục hành trình.
Đứa bé gào khóc trong lòng mẹ vì đói khát, vì nóng, vì ngột ngạt trong khi người mẹ đang giơ tờ giấy mang thông điệp kêu gọi chính quyền Hungary khai thông tuyến đường tới Áo tại ga Keleti, Budapest, Hungary.
Quảng trường Victoria tại Athens, Hi Lạp là một trong những điểm tập trung nhiều dân tị nạn tới từ các vùng chiến sự. Không đủ tiền thuê nhà, thuê khách sạn, phòng trọ, tị dân phải căng lều bạt sống giữa đường phố trên các vỉa hè.
Đối với người tị nạn, không có khái niệm dừng lại hay nghỉ ngơi lâu, bởi họ không biết khi nào biên giới sẽ đóng cửa, hoặc lo sợ cản sát tuần tra phát hiện dân vượt biên. Bà mẹ Syria trên đang ôm con nhỏ vượt qua biên giới Hi Lạp-Macedonia giữa con đường đầy bùn đất vì mưa to gây nên.
Khoảnh khắc yên bình hiếm hoi của người phụ nữ dân tị nạn khi được ngắm nhìn con trai say ngủ trên chuyến tàu từ Hungary tới thành phố Vienna, Áo.
Bà mẹ tranh thủ cho con ăn trước khi lên tàu tại ga Tovarnik, Croatia.
Hai mẹ con vừa vượt qua Địa Trung Hải tới đảo Kos, Hi Lạp. Đã có rât nhiều trường hợp trẻ em, phụ nữ tị nạn chết đuối do lật thuyền cao su, nguyên nhân chủ yếu là người dân nhồi nhét nhau khiến thuyền phải chở quá tải trọng.
Một phụ nữ mang thai đang cùng bạn đời vượt qua biên giới Macedonia-Hi Lạp. Cuộc hành trình này thực sự quá khó khăn đối với phụ nữ đang trong kì sinh nở, nhiều đứa trẻ sinh ra bởi người tị nạn đã mắc bệnh do bị chấn thương ngay khi còn trong bụng mẹ.
Theo Trí thức trẻ
Ảnh: 20.000 người tị nạn tuyệt vọng tràn vào Áo Hungary vừa mở lại cửa biên giới giáp Serbia hôm 19/9. Chỉ trong 2 ngày, khoảng 20.000 người dân tị nạn đã tràn vào nước Áo. Hungary vừa mở lại cửa biên giới giáp Serbia hôm 19/9. Chỉ trong 2 ngày, khoảng 20.000 người dân tị nạn đã tràn vào nước Áo. Người dân tị nạn đang tràn vào Áo trong 2 ngày...