Hơn 700.000 người đã chết vì Covid-19, Mỹ thúc đẩy tiêm vắc xin tăng cường
Số người chết vì Covid-19 ở Mỹ vượt 700.000, trong bối cảnh giới chức nước này nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng vắc xin tăng cường để bảo vệ người cao tuổi và người lao động trong lĩnh vực có nguy cơ cao.
Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Mỹ trước khi đạt đỉnh hồi giữa tháng 9 (Ảnh: AP).
Theo thống kê của Reuters , tính đến ngày 1/10, Mỹ ghi nhận tổng cộng hơn 700.000 ca tử vong vì Covid-19. Tính trung bình tuần qua, mỗi ngày, Mỹ ghi nhận hơn 2.000 người tử vong vì đại dịch, tương đương khoảng 60% số ca tử vong trung bình mỗi ngày ở giai đoạn đỉnh dịch hồi tháng 1.
Kể từ đầu dịch đến nay, Mỹ cũng có tổng cộng hơn 44 triệu ca mắc Covid-19. Mỹ hiện vẫn là quốc gia có số người mắc và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, lần lượt chiếm 19% và 14% toàn cầu. Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019, đến nay đã khiến hơn 235 triệu người trên thế giới mắc bệnh, trong đó hơn 4,8 triệu người đã tử vong.
Tại Mỹ, sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến dịch bùng phát mạnh trở lại và đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 9 trước. Hiện số ca nhiễm trung bình mỗi ngày giảm còn hơn 117.000 ca.
Con số trên vẫn cao hơn nhiều so với mức 10.000 ca/ngày mà chuyên gia dịch tễ Anthony Fauci dự đoán là ngưỡng cần thiết để Mỹ tiến tới chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế này.
Video đang HOT
Mặc dù tỷ lệ nhập viện do Covid-19 ở Mỹ nói chung đã giảm trong những tuần gần đây, nhưng một số bang, đặc biệt là ở miền nam, vẫn đang vật lộn với đà tăng kỷ lục số ca nhiễm, gây sức ép lớn cho hệ thống y tế.
Thúc đẩy tiêm chủng tăng cường
Trong khi các nhà khoa học vẫn còn bất đồng về việc cần thiết tiêm chủng liều tăng cường trong bối cảnh nhiều người ở Mỹ và các quốc gia khác chưa được tiêm mũi nào, Tổng thống Joe Biden hồi tháng 8 đã tuyên bố thúc đẩy chiến dịch tiêm vắc xin mũi tăng cường. Tổng thống Biden và Đệ nhất phu nhân mới đây đều đã tiêm chủng vắc xin liều tăng cường.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khoảng 56% người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, khoảng 70% đã được tiêm chủng ít nhất một mũi. Tỷ lệ tiêm chủng ở một số khu vực trung tây và phía nam nước Mỹ vẫn thấp hơn so với các khu vực đông bắc và duyên hải phía tây.
Trong một nỗ lực nhằm tăng độ phủ vắc xin, bảo vệ người dân trước biến chủng Delta, tháng trước, Tổng thống Biden đã công bố quy định mới của liên bang, yêu cầu khoảng 100 triệu người, chiếm hơn 2/3 lực lượng lao động ở Mỹ, phải chấp hành tiêm vắc xin ngừa Covid-19 bắt buộc.
Theo quy định mới, các công ty có hơn 100 nhân viên phải yêu cầu nhân viên tiêm vắc xin hoặc xét nghiệm Covid-19 một lần/tuần. Doanh nghiệp nào không tuân thủ quy định có thể bị phạt đến 14.000 USD. Các bệnh viện ở New York từ đầu tuần này đã bắt đầu sa thải hoặc đình chỉ công tác đối với nhân viên y tế không chấp hành quy định của bang về việc tiêm chủng.
Công ty Israel chế tạo khẩu trang "diệt 99,95% virus biến chủng Delta"
Công ty Sonovia của Israel tuyên bố loại vải mà họ sử dụng để làm khẩu trang có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn biến chủng Covid-19 Delta.
Khẩu trang của Sonovia có khả năng diệt trên 99,95% biến chủng Delta (Ảnh: JPost).
Trao đổi với báo Jerusalem Post ngày 26/9, Shuki Hershcovich, người sáng lập công ty khẩu trang Israel Sonovia, cho biết loại vải được công ty sử dụng để sản xuất khẩu trang đã trải qua bài kiểm tra do phòng thí nghiệm VisMederi Textyle hàng đầu của Italia thực hiện.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, loại vải đặc biệt này có thể loại bỏ các hạt chứa biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2, với hiệu quả lên tới 99,95%. Ngoài tác dụng tiêu diệt biến chủng Delta, loại vải này còn có thể ngăn chặn virus cúm H1N1.
Ngay sau khi công bố kết quả thử nghiệm, giá cổ phiếu của Sonovia đã tăng gần 30% trên thị trường chứng khoán.
Công nghệ của Sonovia sử dụng sóng âm để đưa các hạt nano bạc và kẽm vào vải chế tạo khẩu trang nhằm tiêu diệt vi khuẩn và virus. Công nghệ này đang được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác với nhãn hiệu SonoMask, bao gồm ghế bọc cho phương tiện giao thông công cộng và ghế máy bay, khăn trải giường và vỏ gối khách sạn và quần áo.
Giám đốc công nghệ của Sonovia, Liat Goldhammer-Steinberg, cho biết phòng thí nghiệm VisMederi Textyle dự kiến sẽ tiếp tục kiểm tra tác dụng của loại vải này trong việc loại bỏ biến chủng Mu của virus SARS-CoV-2. Mu đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm "biến chủng đáng quan tâm".
Biến chủng Delta hiện "phủ sóng" toàn thế giới, gây ra làn sóng dịch bệnh mới ở hàng loạt quốc gia. Biến chủng này đã bùng phát ở Israel trong vài tháng qua. Chỉ trong tháng này, hơn 530 người đã chết vì biến chủng Delta tại Israel. Tính đến nay, Israel ghi nhận 1,2 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 7.600 ca tử vong.
Israel là một trong những nước triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 sớm nhất thế giới với chương trình tiêm chủng đại trà khởi động từ tháng 12 năm ngoái. Chương trình tiêm chủng được cho là đã góp phần làm giảm số ca Covid-19 ở Israel, cho phép Israel dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế từ hồi tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm ở Israel có xu hướng tăng mạnh trở lại chủ yếu do sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Israel là quốc gia đầu tiên chính thức tiêm liều vắc xin thứ 3 từ ngày 1/8 cho tất cả người dân trên 60 tuổi. Sau đó, Israel giảm dần tiêu chí về tuổi tác. Từ đầu tháng 9, nước này bắt đầu mở rộng tiêm mũi vắc xin thứ 3 cho những người từ 12 tuổi trở lên và đã tiêm mũi thứ 2 ít nhất 5 tháng trước. Giới chức Israel cũng bắt đầu tính đến khả năng tiêm mũi vắc xin thứ 4 cho người dân.
Những kết quả thử nghiệm mới nhất này đưa công ty Sonovia trở thành nhà sản xuất loại vải duy nhất được biết đến có khả năng loại bỏ cả biến chủng Alpha và Delta, đồng thời chứng minh thêm vai trò của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.
"Chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng sự an toàn khi họ đeo khẩu trang", giám đốc sáng tạo Jordan Fox của công ty Sonovia cho biết.
Sonovia được thành lập vào năm 2013 nhưng hầu như không được biết đến trước đại dịch Covid-19. Trong 18 tháng qua, Sonovia đã có sự phát triển mạnh mẽ. Công ty cho biết tất cả khẩu trang sẽ được sản xuất tại Israel để đạt được mức độ kiểm soát chất lượng cao nhất.
Tình hình dịch COVID-19 ngày 26/9 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 26/9, thế giới đã có 209.049.887 người phục hồi sau thời gian mắc bệnh COVID-19. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Cayenne, Pháp ngày 25/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN 1/6 trong số này là ở Mỹ (hơn 33 triệu người). Con số này ở Ấn Độ cũng gần...