Hơn 4.000 điểm 10 trong kỳ thi THPT: Bệnh thành tích đang quay lại?
Con số hơn 4.000 điểm 10 của kỳ thi THPT năm nay lớn hơn nhiều so với 68 điểm 10 của kỳ thi năm 2016, nhiều người băn khoăn, phải chăng căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục đang quay trở lại?
Kỳ thi THPT 2017 là kỳ thi với nhiều thay đổi so với năm 2016. Một thay đổi mang tính căn bản ở kỳ thi này đó là hầu hết các môn thi theo hình thức trắc nghiệm (chỉ duy nhất môn văn thi tự luận). Trả lời phỏng vấn báo giới trước khi kỳ thi diễn ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, kỳ thi THPT 2017 sẽ không còn chuyện xuất hiện những con mưa điểm 10.
Thứ trưởng bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.
Khi được hỏi về liệu có hay không 1 cơn mưa điểm 10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói: “Những người trong ban đề thi đều có kinh nghiệm nhiều năm, khi ra đề họ hoàn toàn dự đoán một câu hỏi đưa ra trong đề thí sinh ở mức độ nào có thể giải được. Do đó, chúng ta có thể yên tâm rằng sẽ không có “mưa điểm 10″ như người ta vẫn nói trong những năm trước đây”.
Ấy vậy, sau khi điểm của thí sinh được công bố, người ta thấy hơn 4.000 điểm 10 trên cả nước. Trước việc này, Thứ trưởng bộ GD&ĐT lại nói: “Điểm 10 tăng cao không có nghĩa là coi thi không nghiêm túc hoặc đề thi quá dễ. Đề thi trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa có sự khác biệt cơ bản so với đề thi tự luận. Đề thi này được rút ra từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa bao gồm những ô chứa câu hỏi có mức độ khó dễ khác nhau. Ví dụ, ô câu hỏi dễ bao gồm tất cả những câu hỏi tương đương trong tất cả các chương của giáo trình; ô chứa câu hỏi rất khó cũng bao gồm tất cả các chương trong giáo trình”.
Ông Ga nói thêm: “Chúng ta cũng cần nhìn nhận với việc coi thi nghiêm túc, mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề riêng, thí sinh chỉ có một vài phút để làm một câu hỏi mà các em đã làm đúng hết tất cả các câu hỏi của bài thi bao quát toàn bộ chương trình thì các em hoàn toàn xứng đáng đạt điểm 10. Bên cạnh một số em đạt điểm 10, cũng có rất nhiều em đạt điểm 0, điểm 1 và phổ điểm không lệch về phía phải (phía điểm cao). Vì thế, đề thi không phải là dễ”.
Đến lúc này người ta có quyền nghi ngờ về kỳ thi, Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS. TS Phạm Tất Dong cho biết: “Trước tiên tôi không đồng quan điểm với Thứ trưởng Bùi Văn Ga về việc thi có nhiều hay ít điểm 10. Trước kỳ thi ông Bùi Văn Ga nói “Kỳ thi năm nay chắc chắn không có mưa điểm 10 “. Kỳ thi không phải nhiều hay ít điểm 10 mà làm sao phản ánh cho đúng thực chất của các em. Chứ không chỉ là câu chuyện những con số. Nếu như những điểm 10 đáp ứng đúng việc học của học sinh thì cả xã hội đều hoan nghênh. Thi là một đợt báo cáo kết quả 12 năm của ngành giáo dục đối với từng lứa học sinh. Nếu thi để không có “mưa 10″ thì mục tiêu của Thứ trưởng với kỳ thi đã sai”.
Video đang HOT
GS. TS Phạm Tất Dong.
Ông Dong đặt vấn đề, phải chăng bệnh thành tích đang quay trở lại: “Tôi đã theo dõi các kỳ thi THPT từ rất lâu, có những kỳ thi họ không dám lấy số lượng đỗ dưới 90%, dù thi khó hay dễ thì cũng phải đạt được con số đó. Có những năm có tỉnh chỉ có 60% thi đỗ sau đó lại tổ chức thi lại đợt 2 để kéo con số đó lên 90%. Bấy lâu nay, trong toàn ngành đang đấu tranh chống căn bệnh thành tích. Tuy nhiên, qua kỳ thi này tôi e ngại phải chăng bệnh thành tích đang quay lại? Khi nhiều điểm 10 quá nhiều, người ta có quyền nghi ngờ về sự nghiêm túc của nó. Nếu như vậy, thì việc gì phải thi nữa”, GS. TS Phạm Tất Dong nói.
Theo nguoiduatin.vn
Bà ngoại đón cháu thi đại học bằng đóa hoa giấy
Bà Đề từ Bắc Giang lên thủ đô chăm cháu thi THPT quốc gia. Sau khi thí sinh làm xong bài môn Toán, bà mang đóa hoa giấy tới cổng trường tặng khiến cô bé xúc động suýt khóc.
Sau giờ thi Toán chiều 22/6, bà Nguyễn Thị Đề ôm chầm lấy cháu gái Nguyễn Thị Thanh Xuân khi em vừa thi xong phần thi Toán, bước ra khỏi cổng trường tại điểm thi THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Trên tay, bà Đề cầm cành hoa giấy nhỏ xinh, tặng Xuân vì tin cháu sẽ thi tốt trong ngày hôm nay. Bà ngoại 72 tuổi của nữ sinh quê ở Cao Thương (Tân Yên, Bắc Giang) lên Hà Nội cách đây hai ngày để chăm sóc và đưa đón cháu gái đi thi, do bố mẹ của Xuân bận rộn với công việc.
Trong số hàng trăm phụ huynh chào đón con em mình ngoài cổng trường THPT Yên Hoà sau giờ thi môn Toán, hình ảnh bà ngoại đón cháu nổi bật nhất. Nhiều người tò mò vây quanh đón xem.
Cô bé tên Nguyễn Thị Thanh Xuân (học sinh lớp chuyên Lý, ĐH Sư Phạm Hà Nội). Em quá xúc động và suýt khóc.
Chiều 22/6, thí sinh cả nước làm bài môn Toán theo hình thức trắc nghiệm. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, thí sinh dự thi môn Toán chiều nay là hơn 858.000 em, cao hơn số dự thi môn Ngữ văn khoảng 20.000 thí sinh.
Sau khi kết thúc môn thi thứ hai, nhiều sĩ tử tỏ ra vui mừng khi bước ra khỏi cổng trường.
Nhiều thí sinh cho rằng đề thi không khó lắm, đã đề cập các chương trình học của lớp 12 nhưng sẽ khó cho những ai học kiểu lý thuyết và máy móc.
Một số bạn cho rằng 5 câu cuối cùng của đề Toán khó nhất.
Sau khi ra khỏi địa điểm thi, nhiều bạn trẻ xem lại đề và trao đổi với thí sinh khác xem mình làm đúng hay sai.
Một nam thí sinh xúc động khi nhìn thấy người nhà đón ngoài cổng.
Tại điểm thi THPT Chu Văn An, các thí sinh bàn bạc sôi nổi sau khi kết thúc bài thi môn Toán. Các em cho biết không quá bỡ ngỡ với đề thi dạng trắc nghiệm vì đã được ôn luyện từ trước. Tuy nhiên, đề có 10 câu cuối khá khó và mang tính phân loại cao nên người nào phải học thực sự tốt mới giải được.
Theo Zing
Thí sinh TP.HCM đội mưa làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2017 Chiều 21/6, gần 73.000 thí sinh ở Hà Nội đã đến 112 điểm thi nghe phổ biến quy chế, làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2017. Tại TP.HCM, nhiều em bị ướt sau cơn mưa to. Khoảng 14h hôm nay, trước lúc vào phòng làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2017, cơn mưa lớn xuất hiện ở nhiều quận...