Hơn 3.000 tấn dầu có nguy cơ cháy trên chiến hạm tỷ đô Mỹ
Hải quân Mỹ lo ngại hơn 3.000 tấn dầu trong khoang tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard bắt lửa, khi hỏa hoạn trên chiến hạm chưa được kiểm soát.
“Đây chắc chắn là điều khiến chúng tôi lo ngại”, chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 hải quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm 13/7 khi được hỏi về nguy cơ lửa lan đến khoang chứa một triệu gallon (hơn 3.000 tấn) dầu trong tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard.
Chuẩn đô đốc Sobeck xác nhận đám cháy còn cách khoang chứa dầu khoảng hai tầng. “Chúng tôi đang làm mọi thứ để bảo đảm ngọn lửa không lan tới khu vực đó”, ông nói, nhấn mạnh hải quân Mỹ quyết tâm chữa cháy thay vì để ngọn lửa tự tắt sau vài ngày.
Trực thăng xả nước xuống tàu Bonhomme Richard hôm 13/7. Video: Twitter/Kaitain_AZ.
Tuần duyên Mỹ cũng chuẩn bị kịch bản ứng phó sự cố tràn dầu khi triển khai rào chắn quanh khu vực neo tàu USS Bonhomme Richard, đồng thời lập vùng đệm an toàn rộng 1,5 km để bảo vệ người dân.
Đám cháy bắt nguồn từ khoang chứa thiết bị trên tàu USS Bonhomme Richard và đã bước sang ngày thứ hai. Ngọn lửa lan khắp thân tàu, bao trùm phần thượng tầng và cột radar, khiến một phần cấu trúc này bị nóng chảy và đổ sập. Đài chỉ huy và các khoang điều hành trên thượng tầng cũng bị lửa thiêu rụi.
Hải quân Mỹ cho biết gần 60 người đã bị thương do vụ cháy, trong đó 5 người nằm viện và hiện sức khỏe ổn định. Hơn 400 lính cứu hỏa, nhiều tàu chữa cháy và hai trực thăng hải quân được triển khai để đối phó với ngọn lửa.
Một số chuyên gia cho rằng sau khi ngọn lửa được khống chế, con tàu sẽ phải đắp chiếu nhiều năm và tiêu tốn hàng trăm triệu USD để sửa chữa, thậm chí là bị loại biên vì hư hỏng quá nặng.
Lửa lan đến thượng tầng tàu Bonhomme Richard tối 12/7. Ảnh: US Navy.
USS Bonhomme Richard là chiếc thứ sáu trong lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp, loại chiến hạm lớn thứ hai trong biên chế hải quân Mỹ, chỉ sau tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tàu được biên chế từ năm 1998, đã tham gia một số hoạt động quân sự trong những năm qua. Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ ước tính USS Bonhomme Richard có chi phí chế tạo khoảng 761 triệu USD và đang thực hiện gói nâng cấp 250 triệu USD, khiến giá trị của nó vượt một tỷ USD.
Vì sao chiến hạm tỷ đô Mỹ bốc cháy?
Hỏa hoạn trên tàu USS Bonhomme Richard có thể bắt nguồn từ việc thực hiện quy tắc an toàn lỏng lẻo tại nơi bảo dưỡng, theo các chuyên gia Mỹ.
Sở cứu hỏa San Diego nhận được tin báo có cháy và tiếng nổ lớn trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard vào khoảng 8h30 ngày 12/7. Đám cháy kéo dài suốt nhiều giờ và đã lan đến phần thượng tầng chiến hạm, trong khi một số nhân chứng cho biết tàu đã chúi mũi xuống nước và nghiêng sang phải.
"Ngọn lửa hoành hành trên USS Bonhomme Richard, một trong 10 tàu đổ bộ tấn công hạng nặng của Mỹ, có thể bắt nguồn từ sự lơ là quy định an toàn. Những chiến hạm này được coi là thành phần quan trọng nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, việc mất đi một chiếc cũng gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hạm đội", biên tập viên Craig Hooper của Forbes nhận xét.
Ngọn lửa bao trùm USS Bonhomme Richard tối 12/7. Video: Facebook/Denis Bondarenko.
Thiệt hại của USS Bonhomme Richard chưa được xác định, nhưng ngọn lửa đã gây suy yếu nhiều cấu trúc thép và làm nóng chảy lốp của những phương tiện đang đậu trên sàn đáp máy bay. Một số chuyên gia cho rằng sau khi ngọn lửa được khống chế, con tàu sẽ phải đắp chiếu nhiều năm và tiêu tốn hàng trăm triệu USD để sửa chữa, thậm chí là bị loại biên vì hư hỏng quá nặng.
"Nguyên nhân sự cố chưa được xác định, nhưng chúng ta biết rằng hỏa hoạn ở các xưởng đóng tàu là vấn đề nghiêm trọng với hải quân Mỹ. Hàng loạt vụ cháy đã xảy ra trên các chiến hạm được bảo dưỡng gần đây, dù chúng hoàn toàn có thể được dự báo và ngăn chặn. Thay vì tìm cách khắc phục, hải quân Mỹ lại phớt lờ tình hình và chuyển sang chê bai những sự cố tương tự ở Nga và Trung Quốc", Hooper nêu quan điểm.
Tàu USS Bonhomme Richard bị cháy ngay bên cạnh tàu khu trục USS Fitzgerald, chiến hạm từng đâm phải tàu hàng năm 2017 và mất nhiều năm sửa chữa. Hạm trưởng USS Fitzgerald tỏ ra lo ngại về quy định an toàn cháy nổ tới mức phải viết một bản ghi nhớ nội bộ về 15 sự cố riêng rẽ tại nhà máy ở San Diego.
"Không có nhân viên giám sát cháy nổ, vật liệu dễ cháy bị bắt lửa, sàn tàu bốc khói âm ỉ, những đám cháy phá hủy dây cáp và thiết bị mà không được báo cáo", bản ghi nhớ có đoạn viết.
Các chỉ huy hải quân Mỹ thường tập trung vào khả năng chiến đấu và sống sót trên chiến trường, nhưng không nhiều người chú ý tới những sự cố cháy nổ trong thời gian bảo dưỡng.
"Bảo dưỡng, nâng cấp ở nhà máy là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất với chiến hạm. Các hệ thống bảo đảm an toàn trên tàu bị vô hiệu hóa, cửa ngăn cách giữa các khoang không thể đóng bởi dây cáp và thiết bị, nhiều vật liệu dễ cháy nằm bừa bãi, trong khi công nhân chịu nhiều áp lực và thường tìm cách rút ngắn công đoạn. Việc không tuân thủ quy định an toàn có thể dẫn tới thảm họa trong môi trường như vậy", Hooper nhận xét.
Lực lượng cứu hỏa phun nước làm mát vỏ tàu USS Bonhomme Richard hôm 12/7. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ từng gặp tình huống này nhiều lần. Một cột lửa lớn từng bốc lên từ ống khói của chiến hạm USS Spruance khi bảo dưỡng hồi năm 2011. Hải quân Mỹ cũng phải loại biên tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Miami hồi năm 2014, hai năm sau khi một công nhân phóng hỏa để sớm kết thúc ca làm việc.
Tàu khu trục USS Oscar Austin bị cháy hồi tháng 11/2018 và phải nằm cảng thêm hai năm so với kế hoạch. USS Fitzgerald cũng bị cháy trong lúc bảo dưỡng.
11 thủy thủ bị thương trong vụ cháy tàu đổ bộ tấn công USS Iwo Jima, cùng lớp với USS Bonhomme Richard, hồi năm ngoái. Khu trục hạm USS Delbert D. Black bị hư hỏng trong một vụ va chạm ở nhà máy đóng tàu hồi tháng 4/2019, khiến Lầu Năm Góc phải chi 30 triệu USD để sửa chữa.
"Nếu vụ cháy này được xác định là sự cố có thể phòng tránh, mọi cấp chỉ huy cần bị xử lý kỷ luật nhanh chóng. Mỹ có quá nhiều thử thách ở ngoài khơi để lo lắng và không thể để hạm đội quý giá bị đánh đắm khi đang nằm trong cảng", Hooper nêu quan điểm.
USS Bonhomme Richard là chiếc thứ sáu trong lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp, loại chiến hạm lớn thứ hai trong biên chế hải quân Mỹ, chỉ sau tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tàu được biên chế từ năm 1998, đã tham gia một số hoạt động quân sự trong những năm qua. Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ ước tính USS Bonhomme Richard có chi phí chế tạo khoảng 761 triệu USD và đang thực hiện gói nâng cấp 250 triệu USD, khiến giá trị của nó vượt một tỷ USD.
"Chi phí sửa chữa có thể lên tới hàng trăm triệu USD nếu con tàu không bị phá hủy hoàn toàn, trong khi đóng tàu thay thế sẽ mất nhiều năm và tiêu tốn khoảng một tỷ USD", đại tá hải quân Mỹ về hưu Lawrence Brennan cảnh báo.
Hỏa hoạn trên tàu chiến USS Bonhomme Richard: Gần 60 người bị thương Trong thông báo ngày 13/7, Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Bonhomme Richard vẫn đang bốc cháy và chìm trong màn khói đen dày đặc, ít nhất 59 người được đưa đến bệnh viện. Tàu USS Bonhomme Richard vẫn đang bốc cháy. (Nguồn: Sandiego Union Tribune) Vụ nổ và hỏa hoạn tại một tàu chiến Mỹ ở thành phố San Diego thuộc...