Hơn 3.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Hà Tĩnh
Đó là con số mới nhất được Khối thi đua các trường đại học – cao đẳng Hà Tĩnh đưa ra tại Hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh, diễn ra tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh sáng nay (16/3).
ảnh minh họa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh cùng lãnh đạo 12 Sở Giáo dục – Thể thao thuộc các tỉnh, thành phố nước bạn Lào tham dự.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng các đại biểu dự hội thảo
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có hơn 3.000 LHS Lào đang học tập tại 4 cơ sở đào tạo, bao gồm: Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh và Trường cao đẳng VH-TT&DL Nguyễn Du. Số lượng này tập trung nhiều tại Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
Nhìn chung, các nhà trường đều quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho lưu học sinh Lào về học tập và sinh hoạt qua việc tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu với HSSV Việt Nam.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đã tìm nhiều giải pháp để sắp xếp chương trình, môn học, giáo trình hợp lý, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập cho LHS nước bạn.
Lãnh đạo Sở Giáo dục – Thể thao tỉnh Bôlykhămxay tham luận tại hội thảo
12 tham luận của các nhà quản lý, các cơ sở giáo dục tại Hà Tĩnh và các Sở Giáo dục – Thể thao Lào tại hội thảo tập trung vào giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lâm sàng cho LHS Lào tại Trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh; giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh; nâng cao chất lượng liên kết đào tạo LHS Lào tại Hà Tĩnh; nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch cho LHS Lào tại Trường Cao đẳng VH-TT&DL Nguyễn Du; một số giải pháp nâng cao hiểu biết văn hóa Việt Nam cho LHS Lào…
Nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu hai bên đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đối với LHS Lào. Trong đó nổi bật là các ý kiến về tăng cường giảng dạy tiếng Việt; nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của LHS Lào; đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp năng lực, trình độ LHS Lào; phát huy vai trò của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong việc tổ chức các CLB, các hoạt động xã hội, tình nguyện thu hút đông đảo LHS Lào tham gia; điều chỉnh chế độ phù hợp đối với giảng viên…
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh biểu dương Khối thi đua các trường đại học – cao đẳng Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp trong hoạt động giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà nói chung và hợp tác quan hệ quốc tế nói riêng; đánh giá cao các LHS Lào đã vượt qua khó khăn về phong tục, ngôn ngữ để vươn lên trong học tập ở Hà Tĩnh.
Thời gian tới, đề nghị Khối thi đua các trường đại học – cao đẳng cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo tiếng việt cho LHS Lào; các thầy giáo, cô giáo tại các trường ĐH, CĐ tìm các phương pháp đào tạo cơ bản dễ hiểu để truyền đạt ngôn ngữ tiếng Việt cho LHS Lào.
Về đào tạo chuyên ngành, đề nghị phải đi sâu, thảo luận các phương án cũng như các chuyên ngành cần thiết phù hợp với LHS Lào. Cùng với việc giảng dạy, các trường cần tăng cường giao lưu văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao để tăng thêm tình đoàn kết để tình hữu nghị Việt – Lào mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững.
Theo Baohatinh.vn
Bộ Giáo dục công bố lịch thi THPT quốc gia năm 2018
So với năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia sẽ bắt đầu muộn hơn 3 ngày, kéo dài từ 25 đến 27/6.
Thí sinh chuẩn bị làm bài thi THPT quốc gia năm 2016. Ảnh: Giang Huy.
Ngày 16/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018. Theo đó, chiều 24/6, thí sinh sẽ đến phòng làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi.
So với năm 2017, lịch thi năm nay muộn hơn 3 ngày. Ngày thi đầu tiên 25/6, thí sinh sẽ làm bài hai môn Văn, Toán. Ngày tiếp theo, các em làm bài thi Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ. Sáng 27/6, thí sinh sẽ thi nốt bài thi Khoa học xã hội.
Lịch thi cụ thể như sau:
Đăng ký 2 bài thi tổ hợp, nhưng thi một bài sẽ không được công nhận tốt nghiệp
Theo quy định, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh được đăng ký chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Em nào đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài, nếu bỏ một sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh GDTX có thể chọn dự thi cả bài Ngoại ngữ để lấy điểm xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp, nhưng không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường đại học, cao đẳng trung cấp.
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bài Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Trước đó ngày 9/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư sửa đổi bổ sung một số điểm trong quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp năm 2018. Điểm sửa đổi lớn so với quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 là cách chấm điểm bài thi. Bài được chấm theo thang điểm 10 và điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân giúp kết quả thi được chính xác, công bằng.
Bên cạnh đó, thay vì tước quyền vào học các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo đối với những thí sinh vi phạm thì năm 2018 những thí sinh này sẽ bị "hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật".
Theo VNE
Việt Nam là quốc gia tiên phong đổi mới giáo dục và đào tạo Theo báo cáo Ngân hàng Thế giới công bố ngày 15.3, Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá là 2 quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam là quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục ẢNH T.N 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang...