Hơn 20 nước họp tại Rome bàn chống IS
Quan chức từ 23 nước tổ chức cuộc họp tại thủ đô Rome (Ý) hôm 2.2 để bàn về cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Libya, Reuters cho biết.
Các nước đang họp tại Rome (Ý), bàn việc ngăn chặn sự lan tràn của IS tại Libya – Ảnh: Reuters
Các nước này thuộc Liên minh Toàn cầu tiêu diệt IS (Global Coalition to Counter ISIL), một tổ chức có 65 thành viên cùng hợp tác chống lại các tay súng cực đoan IS. Tại Rome, họ sẽ xem xét các nỗ lực để giành lại phần lãnh thổ do IS chiếm đóng tại Syria và Iraq, thảo luận cách kiềm chế tầm ảnh hưởng của tổ chức cực đoan này, đặc biệt tại Lybia.
Cuộc họp hôm 2.2 chú trọng việc bình ổn thành phố Tikrit ở Iraq, đã được liên quân giành lại từ IS. Ngoài ra là họp bàn về các biện pháp cắt đứt nguồn tài chính của IS, ngăn việc chiêu mộ các tay súng nước ngoài của tổ chức này và chống lại các thông điệp của IS. Trước đó vào đầu năm 2015, IS cũng tuyên bố sẽ tấn công chính thủ đô Rome của Ý.
Lần họp này diễn ra riêng biệt với cuộc đàm phán hòa bình diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), nơi các nước cùng ngồi lại đàm phán với phe chính phủ và phe nổi dậy tại Syria để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 5 năm qua cũng như tìm giải pháp chính trị cho nước này.
Trang web có nội dung chống chiến tranh antiwar.com cho biết cuộc họp lần này có thể “mang ảnh hưởng lớn hơn cuộc đàm phán tại Geneva”. Theo đó, Mỹ có vẻ đã xem Libya là trọng tâm trong cuộc chiến chống IS và có khả năng mở rộng chiến tranh vào Libya.
Video đang HOT
Hiện tại Anh và Pháp là những nước có khuynh hướng ủng hộ việc đẩy mạnh quân sự của Mỹ ở Libya, và Thủ tướng Anh David Cameron có kế hoạch gửi 1.000 quân tới Libya, theo antiwar.com.
Cũng như ở Syria, các tay súng IS đang lan rộng tại Libya, trong bối cảnh nước này vẫn chưa có chính phủ đoàn kết mới sau sự sụp đổ của chính quyền Muammar Gaddafi năm 2011. Các tay súng ở Libya vẫn đang đấu tranh, tương tự việc những phe nổi dậy tại Syria muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Lực lượng ngầm chống IS trong lòng Raqqa
Bất chấp nguy cơ bị xử tử, nhiều người dân Raqqa, thành phố bị Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng vẫn không chịu gia nhập lực lượng này.
Ibrahim Abdul Qader (trái) và bạn là Fares Hamadi thiệt mạng tại một thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Telegraph
"Sau hai năm kể từ khi bị IS kiểm soát, có một triệu dân thường ở thành phố vẫn chưa tham gia IS. Nhiều bác sĩ và luật sư chấp nhận thất nghiệp, không lương để không phải gia nhập IS", Abdalaziz Alhamza, người sáng lập nhóm "Raqqa bị giết chết trong im lặng" (RIBSS) nói.
Theo Sky News, một triệu công dân này thuộc loại "chống đối", có nguy cơ bị xử tử nếu lên tiếng chống lại IS và hệ tư tưởng của nhóm. RIBSS cung cấp những video hiếm hoi về cuộc sống ở Raqqa, trong đó có đoạn về trẻ em tham gia buổi hành quyết giả - một phần trong trại huấn luyện của IS. Trong một đoạn video khác, hai tù nhân bị ép dùng súng đánh đập lẫn nhau nếu không muốn bị đánh.
Ngoài ra, còn có video khủng khiếp cho thấy việc xử tử đã trở thành một phần của cuộc sống trên đường phố Raqqa.
RIBSS đã phải liều mạng để kể lại câu chuyện về những gì đang thực sự xảy ra trong thành lũy của IS. Một số thành viên RIBSS bị giết chết ngay tại Raqqa, số khác bị ám sát sau khi thoát khỏi Syria. Al Moutaz Bellah Ibrahim thiệt mạng năm 2014 sau khi IS tìm thấy các tập tin với logo RIBSS trên máy tính xách tay của anh. Mặc dù bị tra tấn, anh không tiết lộ tên của các thành viên khác.
Hồi tháng 10 năm ngoái, nhà đồng sáng lập của nhóm, Ibrahim Abdul Qadir bị chặt đầu ở Urfa, Thổ Nhĩ Kỳ. Anh là một trong những người đầu tiên IS ám sát ngoài khu vực chiếm đóng. Cuối tháng đó, nhà làm phim Naji Jerf của RIBSS cũng bị một sát thủ được cho là của IS ám sát khi đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng 12, một thành viên khác, Ahmed Mohammed al Mousa, cũng bị ám sát ở tỉnh Idlib của Syria.
Nhà làm phim Naji Jerf ôm hai con gái. Ảnh: Telegraph
Tuy luôn đối mặt với nguy hiểm, nhưng các thành viên của RIBSS vẫn không ngừng tranh đấu.
"Tôi không hề thấy sợ hãi cho tới khi chúng giết Naji. Tôi biết chẳng mấy mà mình sẽ bị giết, tôi từng bị đe dọa nhiều lần và không biết sẽ chết lúc nào", Alhamza nói.
"Sau những gì đã xảy ra với Naji, tôi cảm thấy rằng tôi đã mất đi một phần linh hồn. Chúng biết cách tấn công chúng tôi. Nhưng bởi vì không tìm thấy nhiều thành viên của nhóm tại Syria nên chúng đã ra ngoài tìm chúng tôi".
IS kiểm soát các quán cà phê Internet ở Raqqa và xử những người bị bắt gặp đang chụp ảnh - ngay cả cảnh sinh hoạt bình thường trên phố. Tuy nhiên, 17 nhà hoạt động RIBSS vẫn ẩn náu trong thành lũy của IS, không ngừng tuồn hình ảnh và thông tin cho mạng lưới bên ngoài.
Alhamza hiện ở Đức. Ông chạy trốn khỏi Syria sau khi IS đã đột kích vào nhà ông, đúng lúc Alhamza vắng mặt. Sử dụng giấy tờ giả, Alhamza vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ, nơi RIBSS được thành lập. Alhamza trả tiền cho những kẻ buôn người để lên một chiếc thuyền đến Hy Lạp. Từ đó, với giấy tờ giả, ông đã tới Berlin qua ngả Pháp.
Thành viên RIBSS bên ngoài Syria tuyên bố vẫn tiếp tục công việc, cho dù người thân ở quê nhà đang gặp nguy hiểm, thậm chí đã có người thiệt mạng dưới tay IS.
Duyên Nguyễn
Theo VNE
Tổng thống Iran thăm bảo tàng Italy, tượng khoả thân bị che kín Các bức tượng khoả thân bị che kín tại bảo tàng ở Rome nhằm tránh xúc phạm tổng thống Iran, người theo Hồi giáo, nhưng lại khiến một số người Italy phẫn nộ. Bức tượng khoả thân bị che đậy tại bảo tàng. Ảnh: Repubblica Theo NBC News, Tổng thống Hassan Rouhani gặp Thủ tướng Italy Matteo Renzi ở bảo tàng Capitoline Museums...