Hơn 2 triệu hộ gia đình Anh không thể thanh toán hóa đơn sinh hoạt
Theo một nghiên cứu mới từ nhóm tiêu dùng Which?, hơn 2 triệu hộ gia đình tại Vương quốc Anh đã không thể thanh toán hóa đơn sinh hoạt hàng tháng trong năm nay trong bối cảnh người dân đang phải cố gắng chống chọi với cuộc khủng hoảng chi phi sinh hoạt.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tháng 6/2022, ước tính có khoảng 2,1 triệu hộ gia đình đã không thể thanh toán ít nhất một loại tiền như tiền thế chấp, tiền thuê nhà, khoản vay, thẻ tín dụng hoặc hóa đơn tiện ích.
Nghiên cứu này, dựa trên cuộc thăm dò trực tuyến với 2.000 người tiêu dùng, cho thấy số người gặp khó khăn về tài chính vẫn ở mức cao. Cứ 10 người tiêu dùng thì có 6 người cho biết họ phải điều chỉnh kế hoạch chi tiêu để trang trải cho những chi tiêu thiết yếu. Con số này tương tự với mức ghi nhận được trong tháng Tư và tháng 5/2022, nhưng cao hơn nhiều so với một năm trước (khoảng 40%).
Các nhà nghiên cứu của Which? dẫn lời một phụ nữ 35 tuổi có thu nhập thấp cho hay giá cả mọi thứ đang tăng rất mạnh, nhưng tiền lương và phúc lợi thì không tăng. Số tiền lương cô nhận được mỗi tuần chỉ khoảng 10 bảng Anh (11,97 USD), trong khi tiền xăng cho một tuần hết khoảng 40 bảng Anh (47,86 USD).
Video đang HOT
Rocio Concha, giám đốc chính sách và vận động của Which?, cho hay nghiên cứu trên đã cho thấy cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt kéo dài đang tiếp tục gây áp lực lớn lên tài chính hộ gia đình. Những áp lực này được phán ảnh rõ nhất trong nhóm người dễ bị tổn thương về tài chính, trong đó có hơn 70% số người có thu nhập từ 21.000 bảng Anh trở xuống nói rằng họ đã phải ít nhất một lần cân đối tài chính để trang trải các khoản thiết yếu trong tháng trước.
Nghiên cứu này cũng cho thấy 57% hộ gia đình có tổng thu nhập trên 55.000 bảng Anh cũng đã thực hiện ít nhất một lần điều chỉnh chi tiêu.
Ông Concha cho hay chính phủ và các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những khoản hỗ trợ có thể tiếp cận tới đúng nhóm người đang phải vật lộn để kiếm sống.
Bloomberg: Nga lần đầu vỡ nợ nước ngoài
Với việc thời kỳ ân hạn (thời hạn chót để thanh toán khoản nợ) của 2 trái phiếu châu Âu kết thúc hôm 26/6, Nga lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ, theo Bloomberg.
Đáng ra, Nga phải trả khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD này từ hôm 27/5, nhưng được ân hạn đến ngày 26/6. Do không thể trả tiền sau mốc thời gian này, Nga đã rơi vào tình trạng vỡ nợ về mặt kỹ thuật, theo Bloomberg.
"Đây là điều rất hiếm khi xảy ra: Một chính phủ có thể trả nợ, nhưng bị một chính phủ nước ngoài ép buộc rơi vào tình trạng vỡ nợ", ông Hassan Malik, chuyên gia tại công ty Loomis Sayles (Mỹ), nói, theo Bloomberg.
Về phần mình, Moscow phản đối việc sử dụng thuật ngữ "vỡ nợ". Theo giới chức Nga, họ có đủ nguồn lực tài chính để chi trả bất cứ khoản phí nào, nhưng không thể thanh toán.
Hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Moscow không thể trả lãi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư bằng USD hay euro. Ảnh: AFP.
Hồi đầu tháng 6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố phương Tây ép Nga đến cảnh "vỡ nợ nhân tạo", theo Tass. "Tôi gọi là nhân tạo, vì tình huống do họ tạo ra chứ không có cơ sở thực tế nào về vỡ nợ của Nga".
Kể từ sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine hôm 24/2, nước này đối mặt hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây, khiến Moscow không thể trả lãi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư bằng USD hay euro.
Hôm 22/6, Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài.
Ông Putin ra lệnh chính phủ trong 10 ngày phải chọn ra các ngân hàng có khả năng xử lý các khoản thanh toán liên quan trái phiếu châu Âu, tương tự cơ chế Moscow áp dụng để xử lý các khoản thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 23/6 gọi tình hình hiện nay là "trò hề", khi Nga có đủ phương tiện và ý chí trả nợ nhờ nguồn tiền từ xuất khẩu năng lượng.
"Mọi người có thể tuyên bố bất cứ điều gì họ muốn", ông nói. "Nhưng bất cứ ai hiểu chuyện đều biết rằng đây không phải vỡ nợ".
Theo Bloomberg, các nhà đầu tư chưa nhận được tiền thanh toán từ Nga sẽ không cần hành động ngay lập tức. Thay vào đó, họ có thể theo dõi diễn biến cuộc xung đột tại Ukraine và hy vọng các lệnh cấm vận sẽ dần được dỡ bỏ.
"Hầu hết người mua trái phiếu sẽ tiếp tục chờ đợi", ông Takahide Kiuchi, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), nói.
Lý do Nga giảm xuất khẩu khí đốt sang Slovakia dù thanh toán bằng đồng rúp Nga đã cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu như Phần Lan, Ba Lan và Hà Lan, vì những nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Gazprom giảm xuất khẩu khí đốt cho Slovakia. Ảnh: Euractiv.com Theo trang tin EURACTIV.sk (Slovakia), tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt giảm...