Hơn 150.000 học sinh Lai Châu tiếp tục nghỉ học vì dịch nCoV
Tỉnh Lai Châu tiếp tục cho học sinh trên địa bàn nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Ngày 6/2, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng tiếp tục ký văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương bố trí cho học sinh trên địa bàn nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Để đảm bảo tính mạng và sức khỏe trước tình hình dịch nCoV phức tạp, học sinh trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục được nghỉ học thêm 1 tuần, đến hết ngày 16/2
Công văn nêu rõ, để tiếp tục triển khai hiệu quả các biện phát phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và tính mạng của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố thông báo tới các trường học, các đơn vị trực thuốc tiếp tục cho học sinh các trường: Mầm non, tiêu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết ngày 16/2.
Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu khẳng định, việc nghỉ học thêm 1 tuần là cần thiết để đảo bảo sức khỏe cho học sinh. Lịch năm học đến nay không có gì thay đổi và hiện ngành đã chỉ đạo đối với các đơn vị trường trực thuộc và các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố chủ động phương án chương trình học. Sau khi có thông báo đi học trở lại, các nhà trường có thể sẽ bố trí dạy bù chương trình vào các buổi chiều hoặc thứ 7, chủ nhật.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị và các nhà trường trực thuộc phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Các đơn vị nhà trường đang cùng cán bộ y tế phun thuốc khử khuẩn lớp học và dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 9/2. Cùng với đó, các nhà trường đang theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình sức khỏe của học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên và chưa có biến động gì xảy ra.
Về việc chỉ đạo hệ thống y tế các huyện, thành phố phối hợp với các nhà trường tổ chức phu hóa chất khử trùng trường lớp học, ông Nguyên Văn Đối, giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: Hiện cán bộ y tế các huyện đang tập trung phối hợp với các thầy, cô giáo các nhà trường để phun khử trùng các nhà lớp học.
Nhu cầu cả tỉnh hiện nay sẽ phải cần khoảng 1,5 tấn hóa chất để đáp ứng, nhưng tại địa phương hiện chỉ có khoảng 8 tạ. Ngành Y tế cũng đã liên hệ với nhà cung cấp và được hứa sẽ đảm bảo.
Tuy nhiên, do chưa đủ hóa chất và học sinh được nghỉ học thêm 1 tuần nên sẽ ưu tiên phun tại các khu chợ, công viên, nơi tập trung đông người trước./.
Theo VOV
Nữ sinh mồ côi dân tộc Lự khao khát đến trường để thoát khỏi hủ tục "tảo hôn"
Nữ sinh Tao Thị Ón, dân tộc Lự, mồ côi cả bố lẫn mẹ khi mới bập bẹ biết nói, một mình đơn độc lớn lên giữa đại ngàn biên giới, khao khát được bước chân vào giảng đường đại học với mong muốn thoát khỏi hủ tục "tảo hôn", thoát khỏi đói nghèo.
Video đang HOT
Hoa nở giữa núi rừng
Nữ sinh Tao Thị Ón, (sinh năm 2001) người dân tộc Lự (một trong những dân tộc thiểu số có ít người nhất tại Việt Nam), ở bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, Lai Châu. Sinh ra trong một gia đình có 8 anh, chị, em và mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất bé.
Ón chia sẻ: "Em còn không nhớ nổi khuôn mặt của bố và mẹ như thế nào; lúc bố mẹ mất em còn nhỏ quá và nhà cũng quá nghèo nên không có bức ảnh lưu giữ kỉ niệm. Nhiều khi em hay tự tưởng tượng ra hình ảnh để nhớ về, thèm được gọi hai tiếng 'bố ơi!', 'mẹ ơi!' mà chẳng bao giờ có được".
Nữ sinh Tao Thị Ón, dân tộc Lự (bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, Lai Châu).
Khi cha mẹ qua đời, Ón sống cùng vợ chồng người chị gái (tập tục người dân tộc Lự, nếu không còn bố mẹ, sống cùng với ai lớn tuổi hơn thì người đó được coi là bố mẹ và phải tuyệt đối vâng lời).
Như bao đứa trẻ ở vùng cao, từ lên 9 tuổi Ón đã phải phụ chị làm việc nhà, chăn trâu và làm nương rẫy. Cứ thế, cô bé dân tộc Lự ấy ngày ngày oằn lưng cõng những bó củi to hơn thân mình từ rừng về nhà, rồi lại gồng mình để vác những bao tải chuối, cỏ khắp các rẻo đồi về chăn gà, chăn lợn.
Ban ngày đi học, chiều làm việc nhà, tối đến là lúc thấm cơn mệt nhưng cũng chưa khi nào Ón chịu khuất phục và bỏ việc làm bài tập. Suốt 12 năm bền bỉ đèn sách, tự mày mò học, Ón luôn đạt danh hiệu học sinh Khá, Giỏi và tìm thấy sở trường của mình với các môn học xã hội.
Nhà nghèo không có tiền mua sách giáo khoa, Ón thường mượn của các bạn trong lớp để về nhà học; tranh thủ những lúc chăn trâu, nấu cơm... vừa làm, vừa chăm chỉ đọc. Ón cũng bật mí: "Mặc dù nhà trường có hỗ trợ kinh phí mua sách giáo khoa, nhưng em không mua; em thường để dành số tiền đó nhờ các anh chị đi học dưới Hà Nội mua thêm sách tham khảo mang về".
Em Tao Thị Ón được vinh danh là học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người có thành tích học tập xuất sắt năm 2019.
Cứ như vậy, qua 12 năm học đức tính chăm chỉ và cần cù của Ón đã được chứng minh bằng kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ón lựa chọn khối C để dự thi và xuất sắc dành được 23,5 điểm (Văn 7 điểm, Địa lý 8 điểm, Lịch sử 8,5 điểm). Ón chính thức trở thành tân sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam, chuyên ngành Quản trị Du lịch.
Chia sẻ về lý do Ón muốn đi học: "Ở quê em, con gái 15, 16 tuổi nếu không đi học thì sẽ bị bắt lấy chồng và sinh con. Nhiều người tâm sự họ thấy hối hận vì đã bỏ học, lập gia đình sớm. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo lặp đi, lặp lại biết bao nhiêu thế hệ. Cho nên việc được đi học là điều vô cùng to lớn, một dấu mốc thay đổi cuộc đời em, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn".
Cô Lê Thị Mai, giáo viên chủ nhiệm của bạn Tao Thị Ón, THPT Nậm Tăm (Lai Châu) nhận xét, Ón học các môn rất đều, là một học sinh chăm ngoan và đầy nghị lực sống. Ón rất hay giúp đỡ bạn bè, nhưng lại sống khá nội tâm; dù cuộc sống khó khăn tới đâu nhưng chưa bao giờ em ấy ca thán hay than vãn về hoàn cảnh của mình.
Cô Mai nhớ lại, trong lễ bế giảng năm học, Ón từng khiến cả trường rơi nước mắt khi đọc lá thư kể về giấc mơ của mình. Ón viết: "Sự khác biệt của em với các học sinh khác là chưa bao giờ được nhìn thấy bố mẹ, chưa bao giờ được nghe giọng nói của bố mẹ.
Em mơ thấy bố mẹ có mặt trong Lễ trưởng thành của mình. Khi tỉnh dậy em biết đó chỉ là giấc mơ nhưng giấc mơ đó cũng là động lực để em phấn đấu đỗ vào đại học, nó sẽ giúp em thay đổi cái hủ tục tảo hôn, phụ nữ không thể làm nô lệ cho núi rừng này mãi được...".
Cô học trò Tao Thị Ón thực sự đã trở thành người truyền cảm hứng cho những phụ nữ dân tộc Lự nơi núi rừng Tây Bắc này, cô Mai khẳng định.
Học để ngày mai tươi sáng hơn.
Ngày Ón nhận được giấy báo trúng tuyển và nhập học trên tay, tưởng chừng như cuộc đời kém may mắn của nữ sinh ấy đã bước sang một trang mới đầy hy vọng. Nào ngờ đâu, chị gái đã không đồng ý cho Ón đi học với lý do gia đình không có điều kiện để nuôi Ón học đại học, buộc phải ở nhà phụ giúp việc nương rẫy và lấy chồng.
Dù Ón có cố gắng đi học thì sau này cũng không thể xin được việc làm, lãng phí 4 năm học ở Hà Nội rồi lại về quê làm nương.
"Bố mẹ mất rồi, lời nói của chị gái là lớn nhất, không thể cãi lại. Em đã khóc suốt hàng tuần liền khi biết ước mơ của mình vụt tắt. Lúc ấy em chỉ biết buồn, không nói được với ai, tự nhốt mình trong góc nhà, cả ngày im lặng.
Tao Thị Ón từng có lúc tưởng chừng phải từ bỏ giấc mơ bước chân lên giảng đường đại học vì gia đình quá nghèo.
Nội tâm em lúc đó giằng xé lắm, vừa muốn được đi học để thoát nghèo, thoát khỏi trốn rừng rú này nhưng lại thương chị. Vì chị gái sức khỏe rất yếu ớt, phải nuôi 4 đứa con nhỏ ăn học, không thể lao động nặng, chỉ có em và anh rể là hai người làm việc chính trong gia đình, em đi học rồi, ai sẽ lo cho chị?", mắt Ón đượm buồn.
Dần dần thời gian cũng trôi đi, gần như cô bé Ón đã từ bỏ cái ý định vào giảng đường đại học, thay vào đó là mong muốn kiếm ra được đồng tiền để phụ giúp chị và các cháu.
Đầu tháng 9/2019, khi bạn bè đồng trang lứa từng đợt rời bản về Hà Nội nhập học, cũng là lúc Ón thu xếp đồ xuống thủ đô... làm thêm.
Ón xin làm thêm tại một quán bia ở quận Nam Từ Liêm từ 9h sáng đến 23h đêm. Thời gian đầu mới làm, công việc khiến bản thân thấy rất mệt mỏi, cứ hết giờ làm là ngủ li bì. Dù vất vả nhưng lương tháng chỉ được 4 triệu đồng/tháng và được bao ăn ở. Chỉ hy vọng đồng lương của mình sẽ giúp được chị ở nhà đỡ bớt vất vả, Ón chia sẻ.
Cơ hội vào học đại học giúp Tao Thị Ón có được một tương lai tươi sáng hơn và sẽ giúp nữ sinh thay đổi hủ tục tảo hôn của dân tộc mình.
Mới đi làm được hơn một tháng thì Ón bất ngờ nhận được một số cuộc điện thoại của bên Ủy ban Dân tộc hỏi thăm xem đang làm gì, ở đâu, sao không đi học...
"Lúc đó em sợ lắm, không biết chuyện gì đang xảy ra, sao lại có nhiều người quan tâm đến chuyện em đi học hay không đến vậy. Cuối cùng em nhận được thông tin mình có khả năng được trở lại trường đại học, cảm xúc lúc đó mừng rỡ vô cùng, từ bé đến lớn chưa bao giờ em thấy hạnh phúc như giây phút đó".
Hiện tại, Ón đã trở thành tân sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam được 8 ngày. Vì nhập học muộn hơn so với chương trình học nên Ón đang phải nỗ lực nhiều hơn để đuổi kịp các bạn.
Ón tâm sự: "Nhiều khi em cũng mệt vì kiến thức quá mới và hơi khó hiểu nhưng lại tự động viên phải cố gắng nhiều hơn vì mình đang học chậm so với các bạn, không cho phép bản thân lười biếng. Dù có vất vả, khó khăn đến đâu, được đi học vẫn tốt hơn là làm công việc phụ bếp, rửa chén như trước đây".
Ón cũng chia sẻ dự định sang học kỳ 2 khi việc học ổn định, Ón sẽ xin đi làm thêm vừa trau dồi khả năng giao tiếp, vừa giúp có đủ khả năng chi trả cho việc học và gửi tiền về giúp đỡ chị gái nếu có thể.
Chặng đường phía trước còn dài, nhưng cô tân sinh viên người dân tộc Lự tự tin rằng sẽ cố gắng thật nhiều để không uổng phí cơ hội được học và niềm tin, tình cảm của mọi người gửi gắm.
"Em cũng mong, trẻ em, đặc biệt là các bé gái ở bản làng được học hành tử tế, không tảo hôn và có cơ hội được bước ra khỏi bản để khám phá một thế giới rộng lớn hơn, không phải rơi nước mắt và buồn bã khi phải từ bỏ giấc mơ học hành. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta thực sự cố gắng", đôi mắt Ón như sáng bừng lên.
Hà Cường
Theo Dân trí
Hoài bão của thạc sĩ trẻ nơi vùng khó Trở về sau chuyến dạo chơi ở vùng cao Tây Bắc, cô gái người Hà thành quyết tâm quay lại vùng đất này với tâm thế mới: Dạy chữ cho trẻ em dân tộc thiểu số. Xa nhà, xa bạn bè, người thân, những đêm trăng sáng cô chỉ biết lên đỉnh ngọn đồi cao trông trăng rồi ôm mặt khóc. Đó là...