Hơn 14 triệu USD hỗ trợ 3 đại học Việt Nam
Ngày 26-7, ĐH Quốc gia TPHCM và Đại học Indiana (Hoa Kỳ) đồng tổ chức hội thảo ‘Mùa hè 2022′ nhằm xây dựng một cộng đồng chuyên gia giáo dục đại học lớn mạnh.
Hội thảo thuộc “Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học (PHER)”, do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đại học Indiana gặp gỡ các nhà lãnh đạo, nhà quản lý để cùng thảo luận, phát triển chiến lược thực hiện dự án nhằm hỗ trợ 3 trường đại học trở thành các cơ sở giáo dục đại học hiện đại của Việt Nam, thông qua việc tăng cường năng lực của hệ thống quản lý và quản trị.
Dự án PHER kéo dài trong 5 năm với kinh phí 14,2 triệu USD, do USAID tài trợ, thông qua Đại học Indiana (Hoa Kỳ) thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng các mô hình và phương pháp tiếp cận sáng tạo, phát triển mối quan hệ đối tác để hỗ trợ ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Đà Nẵng.
Những chiêu lừa đảo tiền số phổ biến tại Việt Nam
Nhiều loại tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầy rủi ro, tiềm ẩn nhiều hình thức lừa đảo.
Thị trường tiền mã hóa là lĩnh vực đầu tư đầy rủi ro, nhất là khi nhiều hình thức lừa đảo tiền số mọc lên trong các cộng đồng. Đồng thời, việc giao dịch tiền số chưa được pháp luật Việt Nam bảo vệ và công nhận, nhà đầu tư có thể mất trắng nếu tham gia các mô hình lừa đảo.
Đa cấp tiền số biến tướng
Tại Việt Nam, đa cấp tiền số là mô hình lừa đảo phổ biến. Mô hình lừa đảo này được phát triển dưới vỏ bọc dự án đầu tư. Các dự án này thường huy động vốn của nhà đầu tư và trả lãi theo nhiều tầng.
Các mô hình đa cấp thường hứa hẹn mang lại khoản lợi nhuận lớn, cố định mỗi tháng cho nhà đầu tư. Đồng thời, dự án còn đặt ra mức hoa hồng vài chục đến hàng trăm phần trăm cho người giới thiệu nhằm thu hút thêm nhiều thành viên khác tham gia.
Video đang HOT
Những hình ảnh mà các leader thường dùng để chiêu dụ nhà đầu tư.
Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, trưởng bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, điểm nhận biết mô hình đa cấp lừa đảo nằm ở việc họ không tập trung vào ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mà chỉ chú trọng lôi kéo được nhiều người tham gia nhất có thể.
"Càng rủ rê được nhiều người, càng có lợi nhuận cao hơn", ông Thịnh chia sẻ trong cuộc trò chuyện với PV về mô hình đa cấp biến tướng.
Để xây dựng hình ảnh, các trưởng nhóm (leader) dùng ảnh xe sang, biệt thự để quảng bá, đánh vào tâm lý tham lam của người chơi. Nhiều nhà đầu tư cho rằng họ bị "hấp dẫn" bởi những bài đăng trên Facebook của các leader và một mực tin tưởng rằng đây là mô hình có thể làm giàu nhanh. Trong đó, hình thức giao dịch nhị phân (Binary Option) đang phổ biến nhất tại Việt Nam.
Dưới vỏ bọc giao dịch tiền số, các sàn nhị phân cho phép người chơi đặt cược vào các giá trị tương lai. Thực chất, những dự án này không có giá trị nền tảng, còn giao dịch nhị phân tương tự trò cá cược tài xỉu.
Giao dịch quyền chọn nhị phân nhiều lần bị CA TP.HCM cảnh báo lừa đảo.
Ngày 19/8, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã phát cảnh báo về các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để nhận diện những sàn giao dịch BO, Cục A05 cho biết các trang web này có tên miền như Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, Remitex, Ares BO, Binanex, Fxtradingmarket, GardenBO, Hitoption.
Chạy quảng cáo tên miền giả mạo
Hành vi giả mạo tên miền thường xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các sàn giao dịch trên trình duyệt. Kẻ lừa đảo thường dùng những ký tự đặc biệt, khiến người dùng khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn.
Đồng thời, các trang mạng giả mạo sàn tiền số thường được chạy quảng cáo và xuất hiện ở đầu mục kết quả tìm kiếm. Kẻ lừa đảo thường sử dụng các tên miền giả để lấy tiền và thông tin cá nhân của nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Người dùng cần kiểm tra kĩ tên miền trước khi đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập tại một sàn giao dịch bất kỳ.
Tên miền sử dụng ký tự đặc biệt và được chạy quảng cáo.
Bên cạnh đó, trong các hội nhóm đầu tư tiền mã hóa, kẻ lừa đảo thường tạo các tài khoản giả mạo quản trị viên để lừa tiền. Cụ thể, kẻ gian sẽ sử dụng hình ảnh, tên người dùng (username) giống hệt quản trị viên và nhắn tin cho nhà đầu tư để gọi vốn, yêu cầu gửi tiền.
Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn sử dụng những ký tự đặc biệt để thay đổi username, tương tự các trang web giả mạo. Người dùng cần kiểm tra kỹ và xác minh trước khi giao dịch.
Lợi dụng lòng tham, tặng tiền mã hóa
Gần đây, nhiều bài quảng cáo tặng tiền mã hóa được chạy quảng cáo rộng rãi trên Facebook, YouTube. Tuy nhiên, đây là một mô hình lừa đảo. Các bài viết này thường giả danh CEO của các dự án coin lớn, yêu cầu người dùng gửi tiền vào một địa chỉ ví để nhận lượng tài sản kỹ thuật số có giá trị cao hơn.
Bài viết mạo danh nhà sáng lập Ethereum,Vitalik Buterin để tặng coin.
Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng gửi 0,05-10 ETH vào địa chỉ ví để nhận được số lượng Ethereum lên đến 100 đồng. Tuy nhiên, khi gửi thành công số tiền mà kẻ lừa đảo yêu cầu, người dùng sẽ không nhận lại được khoản thưởng và mất toàn bộ số tiền trên.
Vào nửa cuối năm 2021, hình thức lừa đảo tặng coin mới mọc lên. Nhiều người dùng đột nhiên nhận được số lượng coin có giá trị cao lên đến vài chục nghìn USD vào ví tiền mã hóa cá nhân. Tuy vậy, số coin này không thể quy đổi ra loại tài sản khác.
Ngược lại, khi người dùng thực hiện lệnh bán số coin đó, toàn bộ tài sản trong ví bị đánh cắp. Theo BSC, khi giao dịch, kẻ lừa đảo sẽ lấy được quyền truy cập vào ví của người dùng và đánh cắp toàn bộ số coin.
Chia sẻ với PV , anh Nguyễn Duy Sang cho biết bản thân là nạn nhân của hình thức lừa đảo này.
"Tôi tình cờ phát hiện trong ví tiền mã hóa của mình xuất hiện số lượng coin lạ lên đến 15.000 USD. Sau đó, tôi tò mò và lên sàn để quy đổi sang USDT. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn bộ tài sản trong ví tiền số của tôi đã biến mất", anh Sang chia sẻ.
Apple siết chặt quy định bảo hành iPhone tại Việt Nam Theo quy định mới từ Apple, để được hỗ trợ bảo hành sản phẩm, người dùng sẽ phải cung cấp hóa đơn mua hàng từ đại lý. Trong vài năm trở lại đây, iPhone thường rơi vào tình trạng khan hàng mỗi dịp mở bán. Lợi dụng điều này, không ít "cò lái" đã gom hàng và đẩy giá bán thiết bị lên...