Hơn 1/4 giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có 25,2% giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo.
Cụ thể, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) ở cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%.
Như vậy, cấp tiểu học có tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất với 25,2%; tiếp đó là cấp trung học cơ sở với 13,9%, cấp mầm non là 8,3%; cấp trung học phổ thông co tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn thấp nhất, chỉ 0,1%.
Nguyên nhân là do Luật Giáo dục 2019 đã có những thay đổi về chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên so với trước đây. Cụ thể, tước đây yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo với giáo viên mầm non chỉ là trung cấp, thì giờ đây là cao đẳng. Giáo viên tiểu học trước đây yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo chỉ là trung cấp, nay nâng lên thành đại học. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở cũng được nâng từ cao đẳng lên đại học.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Video đang HOT
Ngoài ra, tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Thiếu giáo viên môn tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp.
Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.
Ảnh minn họa: Thanh Hùng
Theo Bộ GD-ĐT, một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học 2022-2023 là tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 – 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Cùng đó, tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định; Chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD-ĐT cũng xác định sẽ thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3.
Gia Lai rà soát, sáp nhập điểm trường lẻ, đảm bảo đủ giáo viên trong năm học 2022-2023
Tỉnh Gia Lai đang rà soát, sáp nhập các điểm trường lẻ nhằm đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy trong năm học mới khi địa phương được giao bổ sung 1.244 chỉ tiêu.
Gia Lai được bổ sung 1.244 biên chế giáo viên.
Vừa qua, theo Quyết định số 72-QD/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Theo phân bổ, tỉnh Gia Lai được giao 1.244 biên chế sự nghiệp giáo dục trong năm học tới. Trong đó, Mầm non là 574 biên chế, Tiểu học là 339, THCS là 237 và THPT là 94.
Theo ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, chỉ tiêu giao về cho địa phương là 1.244 biên chế giáo viên nên trước mắt theo chỉ đạo của UBND tỉnh thì Sở GD&ĐT đang rà soát lại số lượng giáo viên thiếu ở cấp THPT. Riêng cấp Tiểu học và THCS thì Phòng GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Nội vụ rà soát để triển khai sáp nhập các trường, điểm trường lẻ và nâng sĩ số theo đúng điều lệ trường phổ thông. Cụ thể, với cấp Tiểu học đáp ứng đủ 35 em/ lớp, còn THCS là 45 em/lớp.
"Khi rà soát xong các đơn vị sẽ tính toán thiếu - đủ bao nhiêu giáo viên để phân bổ phù hợp cho các huyện, thành phố. Sau đó, sẽ tổ chức thi tuyển. Tuy nhiên, vẫn ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình GDPT 2018 và giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn", ông Định nói.
Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, địa phương sẽ cố gắng tính toán, sắp xếp đủ giáo viên khi bước vào năm học mới. Bên cạnh đó, sử dụng lực lượng giáo viên cốt cán để tập huấn lại các mô đun trong chương trình GDPT 2018 để thầy, cô nắm bắt, đảm bảo chương trình dạy.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Gia Lai có 714 trường mầm non, phổ thông công lập với 392.025 học sinh/11.683 lớp. Tổng số viên chức từ bậc mầm non đến phổ thông trong biên chế là 19.040 người.
Gia Lai cũng là một trong những tỉnh thiếu nhiều giáo viên. Cụ thể, địa phương đang thiếu 3.721 giáo viên ở các cấp học. Trong đó, thiếu 1.637 giáo viên bậc Mầm non; 986 giáo viên ở bậc Tiểu học; 726 giáo viên bậc THCS và 372 giáo viên bộ môn ở bậc THPT.
Bạc Liêu: Trước năm học mới, lo thiếu giáo viên Ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đang chỉ đạo triển khai thực hiện thỉnh giảng, hợp đồng giáo viên với những đơn vị trường thiếu giáo viên. Quy mô phát triển giáo dục các cấp học tăng, dẫn đến thiếu giáo viên Theo Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh còn thiếu hơn...