Hơn 100 lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt từ hôm nay 1/8
Từ ngày 1/ 8, hơn 100 lỗi vi phạm luật giao thông sẽ bị tăng mức xử, trong đó có rất nhiều lỗi bị tăng gần gấp đôi số tiền xử phạt
Hơn 100 lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt từ hôm nay 1/8
Nghị định 46 được Chính phủ ban hành nhằm thay thế các Nghị định 171 và 107, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
So với các Nghị định hiện hành, Nghị định 46 quy định nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ bị tăng gần gấp đôi hoặc hơn mức phạt cũ. Nhiều điểm mới về mức xử phạt hành chính gây chú ý.
- Theo Nghị định 46/2016, hiệu lực ngày 1/8/2016 cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt dưới 500 nghìn đồng đối với tổ chức và dưới 250 nghìn đồng đối với cá nhân “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông” mà không cần lập biên bản.
- Quy định bật đèn xe từ 19h hôm trước tới 5h hôm sau, theoo đó các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm là 800.000 đồng, người lái xe máy là 100.000 đồng.
- Người tham gia giao thông không gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng…
- Đối với nhóm vi phạm về nồng độ cồn, Nghị định 46/2016 tăng mức phạt tiền tất cả hành vi của tài xế ôtô, tăng mức phạt từ 10-15 triệu đồng lên 16-18 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu, hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở (mức 3), tước giấy phép lái xe 4-6 tháng. Đối với người điểu khiển môtô, xe máy vi phạm về nồng độ cồn, mức phạt cũng tăng. Vi phạm ở mức 3 sẽ bị phạt 3-4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 3-5 tháng.
- Hành vi đi môtô, xe gắn máy vào đường cao tốc có thể bị phạt đến 1 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng (mức cũ là 400.000 đồng). Cùng ở nhóm vi phạm về đường cao tốc, người điều khiển ôtô dừng đỗ, quay đầu, đi ngược chiều trên cao tốc cũng bị phạt 6 triệu đồng, cao gấp 5 lần mức phạt cũ.
Video đang HOT
- Trong nhóm vi phạm về tốc độ, người điều khiển ôtô vượt quá tốc độ quy định có thể bị phạt đến 8 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng. Còn người điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.
- Nghị định 46 cũng đề ra nhiều chế tài xử phạt mới đối với các lỗi vi phạm như ném gạch, đất, cát, đá hoặc vật thể khác vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ (phạt 1 triệu đồng). Mức phạt tối đa là 7 hoặc 14 triệu đồng cũng được áp dụng với với hành vi cá nhân hay tổ chức rải, đổ hóa chất gây hỏng đường bộ.
- Nằm trong nhóm lỗi vi phạm hiệu lệnh quy định tại Nghị định 46, hành vi điều khiển ôtô vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa là 2 triệu đồng (mức cũ là 1,2 triệu đồng). Còn người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định 46 quy định, các tổ chức thu phí đường bộ để lượng ôtô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên 1 làn trên 100 xe, chiều dài trên 750 m hoặc mỗi xe qua trạm thu phí phải dừng trên 10 phút mà không áp dụng giải pháp do cơ quan chức năng chỉ đạo, phạt từ 8 đến 70 triệu đồng.
Theo Cafef
Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt
Từ ngày 1-8, Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ có hiệu lực. Cục CSGT khẳng định không có sự phân biệt giữa hành vi vượt đèn đỏ và đèn vàng.
"Theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, không có sự phân biệt giữa hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn đỏ và đèn vàng. Các hành vi này đều vi phạm pháp luật về giao thông nên việc phạt hành vi vượt đèn vàng không thể nói là trái luật". Trung tá Tạ Thị Hồng Minh (ảnh), Phó Trưởng phòng Tuyên truyền, Phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Cục CSGT (C67), Bộ Công an, nói với Pháp Luật TP.HCM.
Chưa đến vạch, cố vượt mới bị phạt
. Phóng viên: Theo quy định cũ (Nghị định 171/2013), mức phạt lỗi vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ nhưng từ hôm nay (1-8), quy định mới là Nghị định 46/2016 có hiệu lực đã tăng mức phạt, đồng thời hai lỗi này sẽ bị xử phạt bằng nhau. Vì sao lại có sự điều chỉnh này, thưa bà?
Trung tá Tạ Thị Hồng Minh: Thực tế, nhiều người tham gia giao thông khi thấy đèn vàng thay vì giảm tốc độ và dừng trước vạch dừng thì họ lại đạp ga tăng tốc để cố vượt qua ngã ba, ngã tư. Việc này sẽ tạo ra xung đột với các dòng phương tiện được phép di chuyển và dễ dẫn đến va quẹt, gây TNGT.
Nghị định 46/2016 quy định xử lý lỗi vượt đèn vàng bằng vượt đèn đỏ để không còn những trường hợp người dân thấy đèn vàng là cố tăng tốc để vượt. Điều đó góp phần hạn chế nguy cơ tiềm ẩn gây TNGT, ùn tắc giao thông.
. Nhưng nhiều ý kiến nói rằng hai đèn này có chức năng khác nhau nên phạt vậy là không đúng tính chất, mức độ, thậm chí trái Luật Giao thông đường bộ?
Điều 24 Luật Giao thông đường bộ quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định để đảm bảo an toàn. Do vậy, khi đến các giao lộ (nơi thường đặt các đèn tín hiệu - NV), nếu người điều khiển phương tiện chấp hành đúng quy định thì đảm bảo xử lý ngay khi gặp đèn vàng. Trường hợp các phương tiện đi quá nhanh dẫn đến không kịp xử lý kịp hoặc phải thắng gấp tức là đã không chấp hành quy định.
CSGT Hà Nội xử phạt một trường hợp vi phạm. Ảnh: TUYẾN PHAN
Tuy vậy, không phải mọi trường hợp vượt đèn vàng đều có lỗi và bị xử phạt. Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định khi gặp tín hiệu đèn vàng, người tham gia giao thông phải dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nghĩa là nếu bạn đi chưa đến vạch dừng mà đèn đã chuyển sang màu vàng nhưng bạn không dừng lại và cố tình đi tiếp thì mới bị phạt. Nếu bạn đã đi quá vạch dừng, lúc đó đèn mới chuyển sang màu vàng bạn vẫn có quyền đi tiếp mà không bị phạt.
Đi xe đò, taxi cũng phải thắt dây an toàn
. Quy định mới đã bổ sung điều khoản phạt người ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn thì có phải mọi người trên ô tô đều phải thắt, kể cả hành khách đi xe đò, đi taxi?
Nghị định 46/2016 bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại xe tương tự ô tô khi chở người trên ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm k, l khoản 1 Điều 5).
Như vậy, bất kể là xe khách hay taxi tại những vị trí có trang bị dây an toàn mà khách không thắt dây thì cả khách lẫn tài xế đều bị phạt. Tuy nhiên, hành vi người ngồi sau không thắt dây an toàn và người chở người ngồi sau không thắt dây an toàn chỉ bị phạt từ ngày 1-1-2018.
. Xin cám ơn bà.
Xử lý dựa vào mức độ vi phạm
Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông được xếp vào nhóm những hành vi nguy hiểm thường gây ra TNGT. Thực tế thống kê cho thấy rất nhiều trường hợp người điều khiển không chấp hành đèn tín hiệu giao thông đã gây ra TNGT.
Tuy nhiên, khi xử lý đối với hành vi này nói riêng và các hành vi vi phạm nói chung, CSGT quận 12 cũng xét tới mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng-giảm nhẹ như chở người đau ốm... để đảm bảo xử lý nghiêm và đạt được mục đích tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật.
Đại úy NGUYỄN QUỐC TUẤN, Phó Đội trưởng Đội CSGT quận 12
Góp phần xây dựng văn hóa giao thông
Trước khi Nghị định 46/2016 có hiệu lực, chúng tôi đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền, báo cáo chuyên đề cho người dân nắm rõ, đặc biệt nhấn mạnh sự thay đổi về quy định không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Do đó khi Nghị định 46/2016 có hiệu lực, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm đối với các vi phạm giao thông.
Đây cũng là nội dung xử phạt trọng tâm, được thường xuyên triển khai nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và góp phần xây dựng văn hóa giao thông.
Trung tá HUỲNH TRUNG PHONG, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM.
Theo Pháp Luật
Không có chế tài tương xứng, khó bảo đảm TTATGT và kiềm chế tai nạn Từ 1-8 tới đây, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định này sẽ có nhiều điểm mới, trong đó mở rộng nhiều mức phạt và nâng cao chế tài với các hành vi vi phạm giao thông. Để giúp người dân...