Hơn 10 nghìn HS Cần Thơ đeo khẩu trang làm bài thi khảo sát chất lượng lớp 12
Sáng 19/5, học sinh khối 12 trên địa bàn TP Cần Thơ bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi khảo sát chất lượng, với tinh thần sẵn sàng, tự tin và an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Thí sinh chờ giám thị gọi vào phòng thi.
Kỳ khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 năm học 2020 – 2021 của TP Cần Thơ được tổ chức vào ngày 19 và 20/5. Trong đó, ngày 19/5, buổi sáng thí sinh thi môn Ngữ văn, chiều môn Toán. Ngày 20/5, sáng làm bài thi Khoa học tự nhiên và bài thi Khoa học xã hội; chiều thi môn Ngoại ngữ.
Kết quả kỳ khảo sát chất lượng học sinh 12 là cơ sở để ngành Giáo dục thành phố, nhà trường, giáo viên nắm được chất lượng học tập. Từ đó có phương án ôn tập phù hợp, giúp học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Theo thống kê, kỳ khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 năm học 2020 – 2021, TP Cần Thơ có 34 điểm thi với hơn 10.000 thí sinh tham dự. Trong đó thí sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội chiếm gần 56%, còn lại là thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên.
Mặc dù thời gian tổ chức kỳ khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 điều chỉnh có sớm hơn dự kiến nhưng các em học sinh đã sẵn sàng và tự tin khi bước vào môn thi đầu tiên.
HS Trường THPT Châu Văn Liêm đang tranh thủ ôn lại bài trước khi bước vào môn thi Ngữ Văn.
Em Trần Việt Nhơn, học sinh lớp 12 Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều chia sẻ: Mặc dù thời gian kiểm tra sớm hơn dự kiến, nhưng tại trường thầy cô đã hướng dẫn em ôn tập đầy đủ nên em rất tự tin.
“Kỳ thi khảo sát này sẽ giúp đánh giá được năng lực của em để trong thời gian tới em có kế hoạch, phân chia thời gian ôn luyện, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới”, Nhơn cho biết.
Mặc dù đây là kỳ thi khảo sát chất lượng nhưng các điểm thi đều thực hiện đầy đủ các quy định theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Các em học sinh thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K tại các điểm thi.
Thầy Lê Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ cho biết: Điểm thi tại trường có 17 phòng thi, với 392 thí sinh tham gia thi. Công tác chuẩn bị tổ chức thi, quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (Ban Coi thi, Ban Chấm thi)… đều được nhà trường thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Một số hình ảnh phóng viên Báo GD&TĐ ghi nhận sáng 19/5:
Thí sinh kiểm tra lại số báo danh và phòng thi.
Giám thị đánh số thứ tự theo số báo danh của thí sinh đăng ký dự thi.
Giám thị điểm danh và gọi tên thí sinh vào phòng thi.
Sáng 19/5 thí sinh thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút.
Thí sinh thực nghiệm khuyến cáo 5K để phòng dịch bệnh.
Giám thị phát giấy làm bài cho các thí sinh.
Học sinh điền thông tin vào giấy làm bài thi.
Vẫn còn một vài thí sinh chưa rõ, giám thị đến hướng dẫn các em điền thông tin.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ: Vượt qua trở ngại với bài đọc hiểu
Môn ngoại ngữ mở ra nhiều cơ hội cho HS thi tốt nghiệp THPT khi Bộ GD&ĐT qui định thí sinh có thể chọn 1 trong 7 thứ tiếng để dự thi. Nhà trường và thí sinh cùng tăng tốc ôn tập hiệu quả để tự tin vượt vũ môn.
Giờ học ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài tại Trường THPT Hoàng Long.
Ôn thi theo "chiến lược"
Cô Đào Thị Thu Trang - Tổ trưởng Tổ ngoại ngữ, Trường THPT Hoàng Long (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Trường THPT Hoàng Long xây dựng "chiến lược" dạy và ôn thi cho học sinh ngay từ khi bắt đầu học kỳ 2 của lớp 12. Trường phân hoá học sinh theo trình độ của từng bộ môn thi tốt nghiệp THPT: Toán, Văn, ngoại ngữ và Tổ hợp tự nhiên và xã hội.
Với bộ môn ngoại ngữ là định hướng chiến lược của trường thì việc phân hoá diễn ra ngay từ lớp 10. Và cũng từ học kỳ 2 lớp 12, tất cả học sinh khối 12 được học theo các chuyên đề như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... theo đúng cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT. Sau khi ôn tập theo chuyên đề học sinh được rèn kỹ năng làm bài thi và phân biệt được cấp độ khó dễ của những câu hỏi trong đề thi, để từ đó biết cách phân bổ thời gian hợp lý và hiệu quả.
Đồ họa: An Nhiên
Theo cô Trang, thời điểm hiện tại đã là giai đoạn nước rút cho việc ôn tập thi tốt nghiệp THPT nên nhiều học sinh tâm lý rất hoang mang, muốn nhanh chóng dồn ép lượng kiến thức trong suốt 3 năm học.
Tuy nhiên học là cả một quá trình nên cũng không thể trong một thời gian ngắn tiếp thu cả một lượng kiến thức lớn, hơn nữa các em còn phải ôn thi các môn khác chứ không chỉ riêng ngoại ngữ.
"Nếu các em đã có một quá trình học tập nghiêm túc trong suốt 3 năm THPT thì các em không cần phải đi học thêm. Các thầy cô giáo ở trường là người hiểu năng lực của các em nhất, sẽ đưa ra cho các em chiến lược ôn tập phù hợp nhất. Còn việc tự luyện thêm đề thì chắc chắn phải có, đặc biệt với những học sinh đặt mục tiêu cao đạt điểm 9 tiếng Anh. Để tự ôn tập, học sinh có thể tham khảo các trang mạng, các tài liệu giấy, tuy nhiên vì nguồn tài liệu rất đa dạng nên các em có thể nhờ các thầy cô tiếng Anh tư vấn thêm để lựa chọn cho chính xác"- cô Trang chia sẻ.
Click vào ảnh để xem nội dung
Tìm từ khóa "hóa giải" bài thi
Cô Đào Thị Thu Trang nhận định: Đề thi năm 2021 về cấu trúc đề thi không có gì thay đổi so với năm 2020, sẽ có các phần như sau: Phát âm; Trọng âm; Chọn đáp án đúng; Đồng nghĩa; Trái nghĩa; Giao tiếp; Đọc và điền từ; Đọc hiểu 2 bài; Tìm lỗi sai; Câu đồng nghĩa; Nối câu.
Dựa trên cấu trúc đề thi, học sinh cần ôn tập tập thật kỹ từ vựng trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là lớp 11 và 12. Trong quá trình ôn tập, cần chú ý đến sự kết hợp từ, từ đồng nghĩa - trái nghĩa, sự lựa chọn từ, các từ dễ gây nhầm lẫn.
Học sinh trao đổi kiến thức bài học.
Về ngữ pháp, ôn tập các chủ điểm ngữ pháp được học trong chương trình phổ thông, từ lớp 10 đến lớp 12. Chú trọng ôn những chủ điểm cơ bản, dễ lấy điểm, như: câu hỏi đuôi, câu điều kiện, mệnh đề thời gian, đại từ quan hệ, lượng từ, câu so sánh, câu tường thuật, mạo từ, sự hòa hợp chủ - vị, động từ khuyết thiếu,...
Trong phần đọc hiểu, luyện kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh để có thể làm tốt dạng câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu. Học sinh cũng cần nâng cao vốn từ vựng để có thể đọc hiểu bài tốt hơn, đặc biệt là bài đọc hiểu số 2. Ngoài ra, các em cần làm thật nhiều bài đọc hiểu để rèn luyện khả năng nắm bắt ý chính của bài và khả năng tư duy, suy luận tìm ra đáp án đúng.
Khi làm bài thi, thí sinh nên lựa chọn dạng bài dễ lấy điểm làm trước, dạng khó làm sau để tạo điểm tựa tâm lý vững chắc ngay từ khi bắt đầu làm bài.
Cô Trang lưu ý: Hai bài của phần đọc hiểu có độ dài từ 250-300 từ và 350-400 từ với tổng số là 15 câu. Trong đó có 2 câu hỏi dễ, 8 câu hỏi trung bình và 5 câu hỏi khó. Đây là dạng bài khó nhất trong đề thi do có nhiều từ mới và tốn nhiều thời gian để hoàn thành vì nó chiếm số lượng câu hỏi khá nhiều. Nếu phân bổ thời gian không hợp lí, học sinh sẽ thiếu thời gian làm các phần còn lại.
Để có thể làm tốt dạng bài này, học sinh cần trang bị đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kĩ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kĩ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng vì chúng ta khó có thể biết hết được nghĩa của các từ trong bài đọc đó.
Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa của bài đọc và nắm vững các kĩ năng là đã có thể trả lời đúng hết các câu hỏi trong bài thi. Tuy nhiên, nhiều học sinh chỉ chú trọng học ngữ pháp mà không chú trọng học từ vựng, nên khi làm bài đọc hiểu thường phải suy đoán quá nhiều, dẫn đến trả lời sai.
Do đó, để đạt điểm cao thì phần quan trọng nhất là kĩ thuật làm bài, sau đó đến từ vựng, khả năng đoán từ, đặc biệt phải có phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn từ khóa tốt.
Học sinh nên làm 4 bài đọc hiểu mỗi ngày, học kỹ các bài trong sách giáo khoa và làm đề thi thử để mở rộng vốn từ, tập phân bố thời gian và tăng sự tự tin. Khi làm bài đọc hiểu ở nhà, trước hết phải coi đó như bài thi thực sự để rèn luyện tinh thần, khả năng phán đoán và chỉ được dùng từ điển để dịch bài khi đã kiểm tra kết quả.
"Một số dạng bài các em nên làm ngay thi nhận được đề, gồm: các câu hỏi ngữ pháp cơ bản, dễ lấy điểm, 2 câu tình huống giao tiếp, 2 câu tìm lỗi sai (để lại câu từ vựng), 2 câu tìm từ đồng nghĩa, 2 câu phát âm, 2 câu trọng âm, các câu hỏi về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (để lại câu thành ngữ), 5 câu bài đọc điền từ. Sau đó, 2 bài đọc hiểu và các câu hỏi về từ vựng, cụm động từ, thành ngữ, sự kết hợp từ và bài nối câu nên làm cuối vì đây là những dạng bài khó, cần nhiều thời gian tư duy mới ra đáp án"- cô Đào Thị Thu Trang hướng dẫn.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Những lưu ý quan trọng trong cuộc họp cha mẹ học sinh Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở GD tổ chức họp cha mẹ học sinh khối 12 và phổ biến kỹ các thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Học sinh khối 12 Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM được hướng dẫn làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ 2021....