“Hơn 1 năm qua chúng ta vẫn chậm khắc phục những hạn chế, khó khăn của học trực tuyến”
“Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập.
Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục”.
Học trực tuyến được cho là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch khi học sinh không thể đến trường, nhưng dù đã bước sang năm thứ 2 áp dụng phương thức học này, nhiều phụ huynh học sinh vẫn phàn nàn, lo lắng vì hiệu quả chưa được như mong đợi. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề học trực tuyến hiện nay.
PV: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang triển khai dạy trực tuyến cho học sinh các cấp, theo bà điều này có phù hợp?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em được hấp dẫn bởi hình thức học trực tuyến khi các em được tương tác với công nghệ, đa phương tiện trong một điều kiện nhất định và thời gian phù hợp, qua đó các em đã trải nghiệm, đã đạt được những kết quả nhất định về kiến thức, kĩ năng…
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)
Mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Các em rất cần được học theo nghĩa “thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục”. Dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của các em bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến,… như vậy, dù chưa hoàn hảo, nhưng chắc chắn đó là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.
Không bê nguyên bài giảng trực tiếp sang dạy trực tuyến
PV: Khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên cần thay đổi ra sao để tăng tính tương tác, hiệu quả của tiết học, thưa bà?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong dạy học nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng được khuyến khích, ngành giáo dục và đào tạo đã có khoảng 20 năm thực hiện xây dựng bài giảng E-learning, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở mọi cấp học.
Video đang HOT
Việc dạy học trực tuyến đã hiện thực hóa rộng rãi ước mơ “học từ xa”, “ngừng đến trường nhưng không dừng học”. Thực tế, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường chúng ta khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích cá nhân.
Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của “người thầy công nghệ”, rõ ràng các phần mềm đã thể hiện ngày càng tốt các ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, thể hiện phong cách học tập, sản phẩm học tập và các nhóm học tập, … với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục kết nối, đa văn hóa khi lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi, kết nối nguồn tri thức khổng lồ… Chỉ bấy nhiêu lợi ích của công nghệ, của dạy học trực tuyến có thể có, chúng ta khẳng định rằng, dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay.
Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Nghĩa là, người giáo viên cần tìm, lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Người giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo…
Giáo viên cũng cần lưu ý không bê nguyên các yêu cầu, nội dung của bài dạy trực tiếp sang bài dạy trực tuyến. Khi dạy trực tuyến, cần khai thác các công cụ, phần mềm và kinh nghiệm học tập của học sinh. Các em giỏi công nghệ, dễ sử dụng công nghệ vào việc học hơn chúng ta tưởng. Giáo viên nên giao các bài tập, các hoạt động được “công nghệ hóa”, trước và sau bài học để các em học theo công việc, làm ra sản phẩm, và lưu ý rằng, tránh tình trạng “thuyết trình”, “yêu cầu suy nghĩ” trong một thời gian dài, khiến tiết học trở nên mệt mỏi, tẻ nhạt, không nên tổ chức các hoạt động đòi hỏi chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến. Tức là, trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3- 4 hoạt động để học sinh tương tác. Giáo viên cũng cần khai thác việc tự học của học sinh, để giao các nhiệm vụ trước và sau giờ học hiệu quả, tránh chỉ tập trung cho giờ học trên lớp. Giáo viên có thể tổ chức học theo nhóm, các nhiệm vụ dạy học để học sinh ứng dụng công nghệ, làm bài tập liên môn, … như thế các em sẽ hứng thú, tiết kiệm được thời gian học tập, tăng khả năng ứng dụng thực tiễn.
PV: Khi học trực tuyến, nhiều học sinh gặp khó khăn, gián đoạn về đường truyền, thiếu thiết bị học tập. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, đã có hơn 77.000 em gặp khó khăn với phương thức học này, vậy cần giải pháp ra sao để việc học trực tuyến hiệu quả, mọi học sinh đều có cơ hội học tập như nhau?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Không riêng gì TP.HCM, khi triển khai dạy học trực tuyến, rất nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên gặp khó khăn về đường truyền, thiết bị học tập. Trong tình thế hiện nay, chúng ta cần sẵn sàng tâm thế “khắc phục” và hỗ trợ để tạo cơ hội học tập cho những học sinh đang gặp khó khăn này vì rất khó để có thể đảm bảo việc học diễn ra bình thường cho các em.
Chúng ta có thể kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học từ xa trên truyền hình, để các học sinh có thể xem lại bài giảng, nghe giảng mọi thời điểm. Ngoài ra, mỗi nhà trường có thể phân nhóm các giáo viên để hình thành khung thời khóa biểu đa dạng hơn (không theo thời khóa biểu bình thường, được bố trí theo lớp), giáo viên cũng nên khai thác và giao việc học theo các trước – sau giờ học, để học sinh có thể tự học, học có hướng dẫn với việc tra cứu tài liệu trên internet, sách vở có sẵn. Lưu ý rằng, việc giúp đỡ trong cộng đồng để các nhóm gia đình có thể hỗ trợ thiết bị dùng chung trong việc học cũng là một giải pháp.
Đừng coi học trực tuyến chỉ là tạm thời trong mùa dịch
PV: Từ câu chuyện về dạy học trực tuyến bà nghĩ sao về những thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục, để học trực tuyến thực sự hiệu quả, cần sự thay đổi đồng bộ ra sao, thưa bà?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Hiện nay, chúng ta đang gặp khó khăn chung về một số vấn đề, đó là thiếu nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ sinh thái để kết nối thông tuyến quản trị – dạy – học – đảm bảo chất lượng, chưa có tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, chưa tích hợp giáo dục, đào tạo nhân lực, năng lực số và đảm bảo hòa nhập kĩ thuật số, chưa có sự thống nhất liên thông trong các bậc học, môn học…
Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách thứ nhất, thứ 2, thứ 3 bởi tác động của dịch Covid-19 thì việc dạy học trực tuyến mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, có rất ít các nhà trường cả ở đại học và phổ thông có được hệ sinh thái học trực tuyến để người học, người dạy đạt được các cấp độ cao hơn, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ. Hơn nữa, trang thiết bị dành cho học tập trực tuyến cũng chưa đảm bảo, khi một bộ phận không nhỏ người dạy, người học còn thiếu máy tính, đường truyền đảm bảo.
Qua hơn một năm triển khai trên diện rộng, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế này, đặc biệt là điều kiện học tập cho người học. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình, và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục.
Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên, các giáo viên cùng tạo ra giáo án, để trở thành tài nguyên dùng chung, … Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Chúng ta cần nhận thức dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức dạy học bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay. Theo các đánh giá đã được thực hiện thì đây vừa là một cản trở, vừa là một động lực để tạo ra sự chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong mỗi phạm vi khác nhau và rất cần được thúc đẩy ở mỗi người, mỗi nhà trường. Ngành giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ, thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn bà!/.
Dạy trực tuyến lớp 1: Viết chữ có thể chậm hơn, không nên cứng nhắc lịch học
Chuyên gia cho rằng, việc viết chữ có thể chậm hơn, các trường không nhất thiết áp dụng thời khóa biểu học trực tiếp vào học trực tuyến cứng nhắc.
Trước những ý kiến tranh cãi việc có nên tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 hay không, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, học sinh lớp 1 có thể học trực tuyến theo cách phù hợp. Tuy nhiên, để triển khai được phải có điều kiện cần và đủ như: đường truyền, thiết bị dạy học, bài học hấp dẫn và tạo điều kiện để các em tương tác dựa trên cơ sở vật chất hiện có.
Trong quá trình dạy học, các trường không thể bê nguyên chương trình trực tiếp ở lớp vào dạy trực tuyến, mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn. Không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục hai giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại.
Khi học trực tuyến, tốt nhất nên sử dụng màn hình lớn như máy tính và xen kẽ các hoạt động vận động để tránh ảnh hưởng đến mắt và cột sống của trẻ.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Các trường nên ưu tiên dạy hoạt động trải nghiệm, kỹ năng, nề nếp. Đối với môn Toán, Tiếng Việt cũng vậy, có thể giúp các em tương tác qua các trò chơi học tập, thực hành với dụng cụ, đồ dùng có sẵn trong gia đình. Tập đọc, rèn kỹ năng nghe, nói là hoàn toàn có thể làm được trong môi trường trực tuyến với sự giúp đỡ của người thân.
Khi đi học trực tiếp, chúng ta có thể tập trung rèn kỹ năng viết cho các em. Việc viết chữ có thể chậm hơn, thầy cô có thể điều chỉnh, các nhà trường không nhất thiết áp dụng thời khóa biểu học trực tiếp vào học trực tuyến một cách cứng nhắc.
PGS Thơ khuyến cáo giáo viên, khi chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến cần dựa trên ý tưởng sư phạm và công cụ trực tuyến phù hợp. Không tổ chức các hoạt động đòi hỏi học sinh chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến.
Trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3- 4 hoạt động để học sinh tương tác. Đồng thời, cần khai thác việc tự học của học sinh bằng cách giao các nhiệm vụ: trước và sau giờ học hiệu quả, tránh chỉ tập trung cho giờ học.
Ở độ tuổi lớp 1, các em bắt đầu làm quen với việc học, mục tiêu quan trọng nhất là hình thành nề nếp, thái độ và kỹ năng cơ bản để tự chủ, tự quản, tự chăm sóc bản thân. Trên thực tế, điều kiện học trực tuyến ở các cấp độ gia đình, nhà trường, hệ thống... còn nhiều bất cập, gây ra không ít khó khăn cho đảm bảo chất lượng.
Tuy chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc dạy học trực tuyến nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, vẫn cần nỗ lực để các em có thể duy trì việc học tập. Điều đó phần nào sẽ đáp ứng nhu cầu của các em bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt.
Ở trẻ em, nhiều thói quen sẽ dần mất đi nếu bị "bỏ quên" trong khoảng 3 tháng, có nghĩa rằng các nề nếp, kỹ năng liên quan đến việc học khó được duy trì nếu học sinh không rèn luyện thường xuyên. Do đó, việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch kéo dài như hiện nay giúp giảm một số nguy cơ gây ra trạng thái tâm lý tiêu cực, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, hoạt động.
Với phụ huynh, chúng ta cần xác định "có nhiều sự cố, nhiều điều bất bình thường" khi con học trực tuyến tại nhà. Nhà là lớp học, nên chúng ta có thêm vai trò "trợ giảng"cho các giáo viên. Chăm lo dinh dưỡng, thể chất và cả lối tư duy tích cực rằng: học sẽ là cách thức giúp các con và chúng ta thích nghi với bối cảnh dịch bệnh này. Quan tâm đến việc học của con, học cùng con cũng sẽ giúp chúng ta sống tích cực hơn.
Các gia đình nên chú ý nâng cao trang bị thiết bị, đường truyền và học cùng con. Hãy tổ chức hoạt động sau giờ học cùng với người thân, đưa việc học diễn ra ngay trong chính đời sống gia đình. Như vậy sẽ làm cho việc học gần gũi, dễ triển khai và hạn chế được những bất cập của học trực tuyến đối với trẻ nhỏ.
Không dạy trực tuyến khi chưa đảm bảo
Học sinh học trực tuyến.
Trước khi bước vào năm học mới, dù Bộ GD&ĐT cho phép các địa phương tổ chức dạy học trực tuyến đối với lớp 1, tuy nhiên nhiều nơi chưa vội áp dụng hình thức này với lý do cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, khó đảm bảo chất lượng dạy và học.
Đại diện Sở GD&ĐT Cần Thơ nêu 3 lý do khi không tổ chức dạy học trực tuyến lớp 1. Thứ nhất, nếu học trực tuyến, yêu cầu cần đạt với học sinh lớp 1, dù chỉ ở mức độ căn bản nhất đọc thông, viết thạo, biết tính toán, sẽ không được như mong đợi, khó đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Học sinh lớp 1 chưa có kỹ năng cần thiết để học trực tuyến và làm chủ phương tiện công nghệ thông tin. Mặt khác, trẻ nhỏ tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý.
Thứ hai, phụ huynh và giáo viên chưa có mối liên hệ, trao đổi, hợp tác cùng dạy học cho trẻ lớp 1 tại nhà. Do đó phụ huynh không có đủ kiến thức, kỹ năng sư phạm để dạy con học. Nhiều gia đình còn khó khăn trong việc mưu sinh mùa dịch (đặc biệt là vùng nông thôn), chưa thể mua sắm thiết bị cho con học trực tuyến.
Thứ ba, điều kiện nền tảng công nghệ thông tin tại hầu hết các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học online. Nhiều giáo viên tiểu học chưa được chuẩn bị tốt về kỹ năng dạy học trực tuyến.
Tương tự, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết, địa phương quyết định không xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến với lớp 1. Lý do, các em chưa biết chữ nên việc học trực tuyến rất khó khăn và không đảm bảo chất lượng. Nếu dịch bệnh còn diễn biến kéo dài, tỉnh sẽ dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi, công bằng cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường.
Tôi thấy nhiều thầy cô ỷ lại, chỉ có khoảng 20% nỗ lực đổi mới Thầy cô cần lựa chọn những nội dung phù hợp để dạy trực tuyến, nói, đọc, có thể dạy trước, phần viết dạy sau. Trẻ em hoàn toàn có thể đọc hiểu trước khi biết viết. Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô Đặng Thị Bảo Đức - Giáo viên dạy Toán Trường Trung học...