Hôm nay hạn chót, hồ sơ dự thi bất ngờ giảm
Điều này phần nào cho thấy việc chọn trường của thí sinh đã theo hướng chất lượng.
Chỉ đạo về việc tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 Bộ GD&ĐT có những đổi mới đáng kể. Đặc biệt, việc phân luồng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo là một nội dung quan trọng.
Tình trạng nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp có tỉ lệ ngày càng cao, là cảnh báo để học sinh và phụ huynh lựa chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh. Nhận thức về giáo dục đại học của người dân từng bước có những thay đổi nhất định theo hướng tích cực. Việc lựa chọn ngành, chọn trường đã theo hướng chất lượng. Thí sinh đã bước đầu có quyết định thực tế hơn.
Điều đó thể hiện rõ nét trong kết quả khảo sát số hồ sơ đăng ký của thí sinh các trường THPT trên một số địa bàn cả nước.
Hồ sơ đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng tích cực. Ảnh minh họa
Tại Hà Nội cho thấy, tại Trường THPT Tân Lập (Đan Phượng), toàn trường thu được 1.150 hồ sơ trong tổng số 515 học sinh lớp 12, giảm đáng kể so với năm học trước. Học sinh đăng ký dự thi đã dần có những chuyển biến.
Từ nhà trường, gia đình tác động, đa số học sinh đã ý thức được việc chọn trường. Những học sinh có năng lực học tập tốt hồ sơ đăng ký không nhiều như những năm trước đây mà thường chỉ nộp 1-2 hồ sơ đăng ký tuyển sinh.
Tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân), thu được 1.115 hồ sơ trong tổng số 521 học sinh lớp 12 (trung bình 2,1 hồ sơ/học sinh).
Video đang HOT
Cụ thể, thí sinh đăng ký thi vào các khối ngành kinh tế giảm nhiều, khối ngành liên quan đến lĩnh vực môi trường, công nghệ thông tin, kỹ thuật có xu hướng tăng. Như vậy, xu hướng đăng ký ngành nghề năm, 2014 của trường nhìn tổng quan đã có những thay đổi đáng kể.
Tại Hòa Bình, tính toán sơ bộ cho thấy, trong tổng số gần 9.000 học sinh lớp 12 co khoảng 6.000 hô sơ đăng ký tuyển sinh ĐH, chiếm khoảng hơn 60% số học sinh lớp 12, còn lại là dự thi CĐ và học trung cấp…
Những trường thí sinh đăng ký tuyển sinh nhiều cũng tập trung vào những trường “tốp trung”, phu hơp vơi nhu câu viêc lam cung như điêu kiện kinh tê – xa hôi đia phương như khối ngành công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp…
Những lớp có nhiều học sinh kém, trung bình thường lựa chọn tuyển sinh CĐ hoặc trung cấp, học nghề. Học sinh có học lực khá trở lên đăng ký vào các trường ĐH, CĐ.
Không chỉ ở Hà Nội, Hòa Bình, nhiều trường học của tỉnh Nam Định, sô hô sơ đăng ky cua thi sinh co xu hương giam ro rêt.
Theo ông Dương Văn Chủng – Hiêu trương Trương THPT A Nghia Hưng (huyện Nghĩa Hưng), ty lê hô sơ đăng ky dư thi ĐH, CĐ cua trương nhưng năm trươc đây trung binh khoang 2,5 hô sơ/hoc sinh, sang năm 2014, sô lương hô sơ đăng ky giam đang kê.
Cụ thể, trong sô 562 hoc lơp 12 năm 2014, trương thu nhân đươc khoang môt nghin hô sơ, đat ty lê khoang 1,5 hô sơ/hoc sinh. Cụ thể, thi sinh dư thi vao khôi A vân chiêm ty lê lơn khoang 85%; khôi B khoang 10%; con lai khôi A1 va C, D.
Tai Trương THPT Nam Trưc (huyện nam Trực), số thí sinh tập trung vào những khối ngành đang có nhu câu việc làm ở những trường “tốp trung” tập trung cao. Trong tổng số 860 hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh đăng ký dự thi ở 77 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ trên cả nước sô hô sơ đăng ky nhiêu gồm các trường ĐH: Công nghiệp Ha Nôi 75 hô sơ; Nông nghiêp 66 hô sơ, Tai Nguyên và Môi trương Ha Nôi 45 hô sơ, Giao thông vân tai 44 hô sơ.
Theo lịch tuyển sinh năm 2014, hôm nay (17/4) là hạn chót nộp hồ sơ. Theo kết quả khảo sát trên, cho thấy xu hướng đa số thí sinh đã có nhận thức đúng đắn trong việc chọn ngành nghề của mình.
Theo lịch tuyển sinh của Bộ GD va ĐT, ngay 9 và 12/5, cac Sở GD và ĐT se tiên hanh ban giao hô sơ cho cac trương ĐH, CĐ để cac trương se xư ly dư liêu tuyên sinh nên, nên chưa co sô liêu chinh thưc vê ty lê đăng ky dư thi vao cac khôi nganh trên toan quôc.
Theo Giam đôc Sơ GD&ĐT Nam Đinh Nguyên Văn Tuân, đê thi sinh đat kêt qua tôt cho tuyên sinh năm 2014, ngay trong qua trinh ôn tập thi tốt nghiệp THPT cần xác định cũng chính là chuẩn bị kiến thức cho học sinh thi vào ĐH. Đặc biệt, công tac phân luồng, định hướng cho học sinh thi vào ĐH, CĐ cần căn cứ vào lực học của mình để trên cơ sở đó chọn đúng năng lực cũng cần được chú trọng
Theo VNE
Thi Ngữ văn: Đề nghị tăng điểm phần thi nghị luận xã hội
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014 sẽ ra theo hướng mở, có thể thấy rõ nhất ở câu nghị luận xã hội và sẽ tăng điểm lên ở câu này, bên cạnh câu hỏi kiểm tra tổng hợp vận dụng kiến thức tiếng Việt.
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình - Sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Ông Thống phân tích: "Đề thi môn Văn sẽ kiểm tra toàn diện, vận dụng cách đánh giá theo năng lực của từng học sinh. Đồng thời, nhằm xác định đúng năng lực viết và đọc hiểu văn bản của học sinh, câu hỏi nghị luận xã hội sẽ đánh giá đúng mục tiêu này. Không những vậy, đề Văn còn đề cập đến nhiều vấn đề đời sống, cơ hội cho thí sinh bộc lộ suy nghĩ, đưa ra những quan điểm sống của mình...".
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn sẽ theo hướng mở
Theo ông Thống, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn Ngữ văn sẽ có khả năng ra các phần như: Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, phần này đòi hỏi thí sinh phát hiện những sai sót về lỗi chính tả, ngữ pháp, chấm câu, lỗi câu, cách dùng từ, logic... từ một đoạn văn có nhiều sai sót cho trước.
Cũng có thể ra đề theo cách yêu cầu học sinh tóm tắt 1 đoạn văn liên quan đến các môn đã học ở THPT: Văn học, Sử, Địa, Khoa học tự nhiên... Hoặc có thể, yêu cầu thí sinh chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/văn cho sẵn.
Ngoài ra, đề Ngữ văn còn có phần kiểm tra năng lực thí sinh bằng câu hỏi viết nghị luận xã hội, câu hỏi này yêu cầu thí sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức về Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức... vào câu trả lời, đồng thời vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.
Như vậy, theo ông Thống, với tình huống giả định như trên, người viết không thể kể lung tung mà phải nêu được những địa danh lịch sử quan trọng và có ý nghĩa cả xưa và nay...
Theo ông Thống, việc ra đề thi môn Văn có câu nghị luận xã hội sẽ đánh giá được kiến thức tổng hợp của học sinh
"Việc ra đề Ngữ văn như thế không chỉ kiểm tra riêng kiến thức văn học, mà còn cả các kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục đạo đức và công dân... của học sinh. Kiểm tra như thế là đổi mới đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, học sinh sẽ vận dụng kiến thức tổng hợp vào bài viết" - ông Thống chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Thống, với đề văn trên, học sinh không cần phải chép lại đề, bài làm mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi, học sinh hoàn toàn tự xác định những nội dung cụ thể theo cách hiểu của mình. Kể cả, trường hợp học sinh mang tài liệu vào phòng thi cũng không quay cóp được gì, người coi thi không vất vả khám hay bắt tài liệu các em...
Ông Thống đề xuất: "Phương hướng những năm tiếp theo chúng ta sẽ đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh. Từ đó, chúng ta sẽ tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học..."
Ngoài ra, do yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh đại học, đề thi còn yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, phản bác một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong sách giáo khoa. Từ đó, các trường đại học, cao đẳng căn cứ vào điểm từng câu để xét tuyển sinh vào trường...
Theo ông Thống, chúng ta sẽ đánh giá, kiểm tra được năng lực của thí sinh qua cách ra đề Ngữ văn kiểu này: "Đây là đề xuất của cá nhân tôi để trao đổi. Còn Bộ vẫn tiếp tục lấy ý kiến giáo viên, học sinh để tham khảo và lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014..."
Theo VNE
Đề thi Ngữ văn: "Người ra đề không bắt học sinh phải viết nhiều" Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá Ngữ văn phổ thông đang được nhiều thầy cô giáo, chuyên gia mổ xẻ, ý kiến nêu lên phần lớn băn khoăn về cách ra đề theo hướng mở Cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên) qua trao đổi cho biết, việc đánh giá học sinh bây giờ không chỉ để đi thi...