Hội thảo “Mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm”
Hội thảo giúp các trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng có đào tạo giáo viên và có mô hình trường phổ thông thực hành cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Ngày 08 tháng 4 năm 2021 tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Câu lạc bộ các trường Cao đẳng Sư phạm thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo với chủ đề ” Mô hình trường Phổ thông liên cấp trong trường Cao đẳng Sư phạm ” với mục đích nhằm tạo ra diễn đàn để các trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng có đào tạo giáo viên và có mô hình trường phổ thông thực hành cùng nhau trao đổi, chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm về xây dựng, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của trường phổ thông liên cấp trong trường Cao đẳng Sư phạm, công tác tuyển sinh, bồi dưỡng giáo viên và thảo luận một số nội dung quan trọng khác của Câu lạc bộ.
Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tới dự Hội thảo có Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Trưởng ban Thông tin và sinh viên; Thạc sĩ Phạm Ngọc Lan, Trưởng Ban hỗ trợ Câu lạc bộ Khối trường thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Thạc sĩ Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình; đại diện Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình; Lãnh đạo của 22 trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng có đào tạo sư phạm trong toàn quốc với trên một trăm đại biểu tham dự.
Tiến sĩ Văn Đình Hưng, Trưởng ban Thông tin và sinh viên, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
Thạc sĩ Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình
Sau lời chào mừng Hội thảo của ThS. Nguyễn Thị Lệ Hường Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình Hội thảo đã được nghe tham luận của Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị và Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn các đại biểu của các trường cao đẳng sư phạm đã chia sẻ những khó khăn, thách thức mà các nhà trường phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề cần phải giải quyết trong từng bước đi sao cho phù hợp với mỗi địa phương, hoàn cảnh trong nước và xu thế hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà trường chia sẻ thêm về kinh nghiệm xây dựng mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo.
Một số ý kiến kiến nghị đưa ra tại Hội thảo đã được đại diện của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục giải đáp và tiếp thu đầy đủ, không khí hội thảo vui vẻ, nội dung thiết thực và bổ ích và các đại biểu đều có chung mong muốn cùng nhau xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế.
Bên lề Hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình trường phổ thông thực hành tại trường Phổ thông Thực hành Chất lượng cao Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, được tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật cùng giáo viên và học sinh nhà trường.
Trường Phổ thông thực hành Chất lượng cao Nguyễn Tất Thành là một trong những mô hình trường phổ thông tiêu biểu được nhiều trường cao đẳng sư phạm trong toàn quốc tới thăm và học hỏi kinh nghiệm xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông.
Hội thảo ” Mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm ” đã thành công tốt đẹp, đã chỉ ra một số định hướng cho các cao đẳng sư phạm về con đường, cách thức hiệu quả nhất để giải quyết những khó khăn thách thức trong thời gian tới.
Kết thúc Hội thảo Câu lạc bộ đã tiến hành kiện toàn lại Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ (nhiệm kỳ 2021 -2025) gồm Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, Trường Cao đẳng Sư phạm TW thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục được đảm nhiệm Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Ban tổ chức đã trao hoa đăng cai Hội thảo năm 2022 cho Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
Tuyển sinh đại học, cao đẳng: Nhiều ngành được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên
Ngày 7/4, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; và đang lấy ý kiến góp ý.
Bộ GD&ĐT quy định chỉ tiêu tuyển sinh được xác định độc lập theo từng trình độ đào tạo. Cơ sở đào tạo phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.
Chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng (CĐ) ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học (ĐH) các ngành đào tạo giáo viên và chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ (ThS), tiến sĩ (TS) xác định theo từng ngành đào tạo; chỉ tiêu đào tạo trình độ ĐH các ngành khác xác định theo từng lĩnh vực đào tạo.
Cơ sở đào tạo chủ động phân chia chỉ tiêu của từng ngành và nhóm ngành đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực thực tế của ngành, nhóm ngành và không vượt quá chỉ tiêu đã được xác định theo lĩnh vực đào tạo.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Ảnh: Thủy Trúc.
Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực, tỉ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh của năm trước liền kề năm tuyển sinh của cơ sở đào tạo, cụ thể:
Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định phù hợp với năng lực thực tế của cơ sở đào tạo theo quy định.
Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo không được tăng so với chỉ tiêu tuyển sinh ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp: Cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành; tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong vòng 1 năm tính từ khi đang công nhận tốt nghiệp theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 90%; tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 80%.
Trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện và chỉ tiêu tuyển sinh theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm. Tùy theo mức độ vi phạm của cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT xem xét, thông báo chỉ tiêu đối với cơ sở đào tạo trên cơ sở đề nghị của cơ sở đào tạo nhưng tối đa không vượt quá 90% năng lực thực tế của cơ sở đào tạo.
Các ngành đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch, công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên.
Ngành đào tạo mới mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành nằm trong năng lực đào tạo của lĩnh vực tương ứng và không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành theo quy định. Từ năm tuyển sinh tiếp theo chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này được xác định như các ngành đã đào tạo của cơ sở đào tạo.
Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh chính quy theo từng ngành và theo trình độ CĐ, ĐH trên cơ sở năng lực của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng.
Chỉ tiêu đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, ĐH hình thức vừa làm vừa học và chỉ tiêu đào tạo trình độ ThS, TS, cơ sở đào tạo tự chủ xác định chỉ tiêu bảo đảm theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật.
Các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các trình độ và hình thức đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng, bảo đảm phù hợp với quy định.
Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ các ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên. Đó là: Những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ ĐH gồm: Du lịch (mã ngành 7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103); Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (mã ngành 7810202) và các mã ngành đào tạo khác đáp ứng nhu cầu về nhân lực Du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ ĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.
Những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực Công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ ĐH gồm: Khoa học máy tính (mã ngành 7480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã ngành 7480102); Kỹ thuật phần mềm (mã ngành 7480103; Kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480106); Hệ thống thông tin (mã ngành 7480104); Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405); Công nghệ kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480108); Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201); An toàn thông tin (mã ngành 7480202). Và, các mã ngành đào tạo khác đáp ứng nhu cầu về nhân lực Công nghệ thông tin chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ ĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT để đáp ứng nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin.
Tuyển sinh ĐH, CĐ: Chỉ tiêu được xác định độc lập theo từng trình độ đào tạo Bộ GD&ĐT đã công bố lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Ảnh minh họa/internet Theo dự thảo, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu...