Hội nhập và thách thức cho ASEAN
Việc thúc đẩy hình thành khu tự do mậu dịch trải dài 16 nước châu Á – Thái Bình Dương tạo ra không ít cơ hội lẫn thách thức cho ASEAN.
Hồi đầu tháng, AFP dẫn lời TTK ASEAN Surin Pitsuwan cho hay 10 thành viên ASEAN cùng 6 nước đối tác đã “đồng ý về nguyên tắc” đối với việc hình thành khu vực tự do thương mại. Theo đó, các bộ trưởng kinh tế, thương mại hoặc công nghiệp đến từ 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác khu vực gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand vừa gặp nhau tại Siem Reap của Campuchia.
Sau cuộc gặp, tất cả đại diện đều thống nhất sẽ khởi động đàm phán hiệp định tự do mậu dịch mang tên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11.2012, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Hiện tại, các thành viên ASEAN đã có hiệp định tự do mậu dịch với 5 trong 6 đối tác trên. Vì thế, việc hướng đến hình thành RCEP được cho là sẽ không quá khó khăn.
Đại diện của những thành viên ASEAN và các nước đối tác – Ảnh: Asahi
AFP dẫn lời TTK Pitsuwan chia sẻ: “Ý tưởng này kết nối các hiệp định tự do thương mại riêng rẽ giữa ASEAN với từng đối tác để hợp nhất chúng. Về nguyên tắc thì đã được thông qua”. Khi RCEP ra đời, 16 đối tác sẽ cùng chia sẻ thị trường với hơn 3,5 tỉ dân, tương đương một nửa dân số toàn cầu, và có tổng giá trị GDP lên đến 23.000 tỉ USD, chiếm 1/3 toàn thế giới.
Video đang HOT
AFP cũng dẫn lời Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser nhận định: “Đây là bước đi táo bạo để làm sâu sắc việc thống nhất một khu vực năng động nhất thế giới. Diễn biến này chứng minh châu Á vẫn đang tích cực theo đuổi tự do hóa mậu dịch bất chấp một số khó khăn ở các khu vực khác của thế giới”.
Tuy nhiên, điều gì cũng có tính hai mặt. Hội nhập giúp chia sẻ thị trường mà cũng sẽ khiến một số nền kinh tế nhỏ chịu ảnh hưởng do gánh nặng của nền kinh tế lớn cùng khối. Các nền kinh tế ASEAN sẽ phải cùng giải quyết bài toán dư thừa sản lượng ở Trung Quốc do hậu quả của việc đầu tư tràn lan. Nổi bật nhất là việc Trung Quốc đang tồn đọng lượng thép thừa quá lớn khiến các doanh nghiệp nước này phải bán tháo bán đổ nên thiệt hại nặng nề.
Cuối tháng trước, Tân Hoa xã đưa tin 80 nhà sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc thiệt hại tổng cộng 312 triệu USD chỉ trong tháng 7 vì thép rớt giá. Một số dự báo cho rằng sản lượng thép thừa ở Trung Quốc sẽ tràn sang thị trường các nước ASEAN hiện có chung hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc.
Theo TNO
Nhạc Việt: Thế hệ ba chỉ
Người "đứng đắn" nghe ca sĩ hát chêm dăm ba câu tiếng Anh trong một bài tiếng Việt, như nhai phải sạn. Người trẻ tuổi, khoái chí, đôi khi thuộc cả bài chính vì đoạn điệp khúc "hội nhập".
Đó là chuyện vài năm trước. Chuyện giờ này, thời của những cô cậu thuộc thế hệ có sự pha trộn tự thân, mà chúng tôi tạm gọi là "thế hệ ba chỉ". Ca sĩ tên Việt nghe thường quá, phải có chút ký tự riêng giống như một chữ ký chẳng giống ai. Nói hoài không xong, giờ "thế hệ đứng đắn" thở dài, "Bọn trẻ bây giờ nó vậy!". (Nhưng xin lỗi, thời nào chả có người thở dài ... "Bọn trẻ bây giờ nó vậy!")
Chuyện vụn ở Hà Nội
Hai chục năm trước, Hà Nội xuất hiện Ái Vân và Lệ Quyên, cứ gọi là "sáng bừng sức sống". Khái niệm về nhạc nhẹ, nhạc pop đã ra đời và mở ra một trào lưu ùn ùn làm nhạc nhẹ. Sau đó, nó lẫy lừng ở những năm đầu 1990 và thăng hoa ở cuối thập kỷ này với những cái tên hầu như bắt đầu từ Hà Nội: Thanh Lam, Hồng Nhung, Thùy Dung, Phương Đông, Hoa Sữa, Chìa Khóa Vàng, rồi sau đó là Mỹ Linh, Bằng Kiều, Ngọc Châu, Thu Phương, Anh Em...
Thanh Bùi, một trong những đại diện đầu tiên với trào lưu làm âm nhạc song ngữ
Mới đây, vài đại diện thế hệ này gồm Mỹ Linh - Anh Quân, Huy Tuấn, đạo diễn Đỗ Đức Thành, Việt Tú... đến dự rồi cười sung sướng trong buổi ra mắt MV mới của đạo diễn trẻ Triệu Quang Huy - "Beautiful girl", bản thu âm đầu tiên của cậu "hot boy" Hà Thành - Cường Seven. MV đẹp đẽ nắn nót, một bản thu âm nhạc electro house sôi động đủ để phô diễn khả năng nhảy múa của Cường Seven - nguyên là một biên đạo kiêm vũ công. Biết chắc và y như rằng, ngay sau đó trên mạng tràn ngập các comment "trên cơ": "bắt chước Hàn", "chả có gì" hoặc "lai căng từ âm nhạc đến lối sống"... Nhưng hiệu quả cuối cùng là gì, lượng view clip này tăng vùn vụt từng ngày...
Điều đáng nói ở câu chuyện thế hệ này lại khác, MV "Beautiful girl" là thành quả ham vui của toàn người trẻ: nhóm Film Ninja Productions của Triệu Quang Huy, Sacred Entertainment , Young Music and Free Flow của Space Speaker (sản xuất âm nhạc và hòa âm, phối khí), JussRecord (thu âm) của nhóm Hoàng Touliver, Young Uno, Justa Tee, rapper Mr.A... toàn cái tên nửa Tây nửa Ta lạ hoắc...
Nếu bạn khả kính và đứng đắn, nếu bạn nghe nhạc chính thống... thì đương nhiên bạn chẳng để ý đến những cô cậu chơi nhạc Hà Thành kia... Nhưng đừng coi thường, họ có một cộng đồng người nghe riêng biệt, có những diễn đàn và sân khấu âm nhạc riêng, họ có cả giá trị thương hiệu mà nhắc đến người trong nghề hoặc khán giả của họ sẽ cảm thấy tin cậy...
Đấy, đã bao nhiêu lần người "đứng đắn" lên lớp giới trẻ về truyền thống, về dân gian đương đại, rồi cau mày về những nghệ danh không rõ Tây Tàu...(nhắc chuyện này mới thấy phi lý, vì đã có lúc chúng ta chấp nhận kiểu lai Hoa: Châu Gia Kiệt, Lâm Chấn Huy... ,tại sao lại không đồng ý kiểu Mr.A, Mr.B...bây giờ?).
Nhưng trẻ có lý của trẻ, show "Bài hát yêu thích" của Đài TH quốc gia bắt đầu phải chấp nhận và chào đón những bản hit của giới trẻ như "Thu cuối" của Yanbi feat Mr.T, "Real love" của Kimese và Justa Tee... Họ sáng tác, sản xuất và đưa nó đến công chúng và được yêu thích, trước khi có những đề nghị được đổi tựa bài hay... đọc tên thật của nghệ sĩ... Chấp nhận giới trẻ thôi!
Trở lại câu chuyện thế hệ, giống như thời Hà Nội những năm 1980, Hà Nội bây giờ cũng đang nở rộ trào lưu "Tây hóa". Lớp trẻ họ nghe nhạc Tây và thích nhạc Tây, chờ người làm chuyên nghiệp mãi không thấy thì họ phải tự làm nhạc cho họ mà thôi. Cái gì cũng có nấc phát triển tự nhiên. Từ nghe thụ động đến làm chủ động là một bước phát triển đáng trân trọng đối với những người làm âm nhạc.
Trước hết họ cũng phải là những người có khả năng, có khuynh hướng âm nhạc riêng và có những xu thế cởi mở hội nhập nhất định... Có khác gì thời Lệ Quyên nhảy xì đùng như ca sĩ Đông Âu, thời Chìa Khóa Vàng chơi nhạc Queen Bee hay thời Anh Em khởi đầu nhạc funk soul đâu chứ...
Chính tai nghe của khán giả và chất lượng chuyên môn của từng sản phẩm qua thời gian sẽ khẳng định giá trị. Chứ còn tính thời điểm và dư luận chỉ mang tính nhất thời tham khảo mà thôi.... Cái hay nhất, lúc này đây, là nhìn thấy phong trào âm nhạc trẻ của Hà Nội rộn ràng, đông đảo và đoàn kết, nhìn chung về một hướng, báo hiệu những điều vui... Cứ để mặc họ tạo cho nhau những môi trường nghệ thuật riêng, với động lực thúc đẩy là chính những khán giả của họ, hơn là khả kính chau mày và cười nhạt quay đi.
Ca sĩ Thanh Bùi
Cái đích và cái thước đo
Sự kiện cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" và những cuộc tranh luận nảy lửa gần đây về việc đưa ngôn ngữ tuổi teen vào từ điển đã cho thấy, thực tế là phần đông giới khả kính đã đành phải chấp nhận sự tồn tại của lối sống trẻ trong đời sống. Kiểu như mấy ai còn nói "đi tập thể dục thể hình" nữa (mà nói đi gym, đi tập gym). Chính phụ huynh cũng khuyến khích con cái học trường điểm, học song ngữ, học tiếng Anh giao tiếp từ bé... thì đến lúc họ nghe nhạc tiếng Anh, hát và viết tiếng Anh là chuyện thường ngày.
Chuyện song ngữ đến ngay từ đời sống và trở thành công cụ của họ trong mọi lĩnh vực. Trong một "góc nhìn" của Đẹp cách đây chưa lâu, chúng tôi có nhắc đến lứa ca sĩ của Hà Anh Tuấn, Thanh Bùi, Thảo Trang... về một trào lưu làm âm nhạc song ngữ. Nhen nhóm thì đã có nhiều ca sĩ lứa trước thực hiện nhưng đến thời điểm này mới thực sự có những dấu hiệu quyết liệt....
Sự bật lên nhanh chóng trong vai trò nhà sản xuất của Dương Khắc Linh đã đưa ra rất nhiều sản phẩm âm nhạc pha trộn. Linh cũng thuộc nhóm thế hệ âm nhạc mới, Tây học và trở về làm âm nhạc trong nước. Biến điểm yếu là khả năng viết lời tiếng Việt trở thành điểm mạnh là viết ca khúc quốc nội bằng ngôn ngữ quốc tế - cái mà thị trường âm nhạc đang thiếu sau bối cảnh Công ước Berne làm hạn chế việc cover ca khúc quốc tế.
Hầu hết những sản phẩm "thế hệ ba chỉ" đang hoạt động chuyên nghiệp gồm Hồ Ngọc Hà, Hà Anh Tuấn, Thảo Trang... và gần đây là Nguyễn Phạm Thùy Trang (Trang Pháp), Hà Okio... đều bắt đầu và có dính líu đến nhóm Early Riser của Dương Khắc Linh... Sự thành công của nhạc sĩ Việt kiều này đã lôi kéo khá nhiều những người làm âm nhạc Âu Mỹ trở về Việt Nam và xu hướng này sẽ còn nhiều... trong tầm quan sát của người viết, còn thêm một lực lượng làm âm nhạc trẻ nữa chưa xuất hiện hoặc đang "ủ mưu" được đào tạo chính quy tại châu Âu đã trở về...
Ở Hà Nội, nhóm nghệ sĩ underground (chuộng dòng nhạc Mỹ) đã xác định âm nhạc là công việc lâu dài cũng đang tự vận động để bứt ra khỏi thế giới mạng và cũng có những toan tính lớn hơn cho những sự xuất hiện đồng loạt như Hoàng Touliver, Justa Tee, Young Uno... Số lượng này hoàn toàn đáng đặt kỳ vọng, ít nhất Dương Khắc Linh không phải là kẻ độc hành.
Nói về con đường của "bacon generation - thế hệ ba chỉ", sẽ còn nhiều hơn những gì chúng ta đang thấy. Bên cạnh những đường lối âm nhạc phát triển truyền thống mà thế hệ đàn anh của họ coi là con đường duy nhất để hội nhập thì thế hệ trẻ hơn sẽ nghĩ khác. Thay vì đi cover hoặc "để mất" khán giả cho nhạc ngoại, họ hội nhập bằng cách làm sản phẩm quốc nội mang tính quốc tế. Trả lời cho nhiều bình luận thiếu thiện chí trên mạng cho sản phẩm Beautiful girl chẳng hạn - "bắt chước Hàn Quốc"? Xin thưa, Hàn Quốc cũng bắt chước Mỹ cả thôi! Với "thế hệ ba chỉ", họ đã quen phải nghe những điều như thế. Nhưng có hề gì! Chẳng phải thị trường nhạc Mỹ là cái đích tối thượng của nhiều người, và đang là thước đo chuẩn cho sự phát triển của thị trường nhạc Việt hay sao?
Theo Đẹp
Bệnh vô tâm của "gà công nghiệp" Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con ngày nay ích kỷ, chỉ thích sống hưởng thụ. Quan niệm trên tuy chưa hoàn toàn đúng nhưng cho thấy xu hướng ít quan tâm đến người khác ở một số trẻ hiện nay. Vậy cha mẹ phải làm gì để con mình bớt vô tâm? Hai ví dụ buồn Đã nhiều lần, chị Bắc...