Hội nghị G20 không ra được tuyên bố chung
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết, sau 2 ngày thảo luận 17 – 18/7, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã không ra được tuyên bố chung do các cường quốc không đạt được tiếng nói chung về xung đột tại Ukraine.
Thay vào đó, nước chủ nhà Ấn Độ đã ra tài liệu tóm tắt và kết quả của Chủ tịch G20.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (trái) và Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm G20 ở Gandhinagar, Ấn Độ ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Sitharaman nhấn mạnh Ấn Độ lấy tuyên bố từ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali (Indonesia) năm ngoái và tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Bengaluru (Ấn Độ) hồi tháng 2 làm cơ sở cho tuyên bố. Bà cho rằng các lãnh đạo cần đưa ra lời kêu gọi thay đổi tại Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới.
Hội nghị do Ấn Độ tổ chức tại thủ phủ Gandhinagar, bang miền Tây Gujarat với tư cách là Chủ tịch G20, nhằm đưa ra những cải cách cho các ngân hàng đa phương, thiết lập các hướng dẫn toàn cầu về tiền điện tử và đẩy nhanh việc giải quyết nợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, xung đột Nga – Ukraine đã làm lu mờ các mục tiêu này, dẫn đến bất đồng giữa các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, Ấn Độ, với tư cách là nước chủ nhà, đã không thể soạn thảo một thông cáo chung cuối cùng được tất cả các bên chấp nhận do có những quan điểm khác nhau về bản chất của xung đột Nga – Ukraine.
Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh, Đức và Pháp, lên án cuộc xung đột tại Ukraine. Ngược lại, Nga và Trung Quốc phản đối bất kỳ lời chỉ trích rõ ràng nào. Do đó, Ấn Độ gặp khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên G20.
Như vậy, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ, bắt đầu vào tháng 12/2022, đã phải đối mặt với những thách thức trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 này là hội nghị thứ ba được Ấn Độ tổ chức trong thời gian giữ chức Chủ tịch mà không thể đưa ra một tuyên bố chung. Các cuộc thảo luận trước đó cũng thiếu sự đồng thuận và Ấn Độ chỉ đưa ra tài liệu tóm tắt và kết quả của Chủ tịch G20 về những bất đồng.
Nga khẳng định bảo vệ các đường ống dẫn khí đốt
Nga sẽ tăng cường bảo vệ các đường ống dẫn khí đốt của mình. Trên đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra một ngày sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo hãng tin TASS, phát biểu ngày 3/3 tại hội nghị khoa học chính trị quốc tế Raisin's Dialogue, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ Nga sẽ không cho phép (phương Tây) "làm nổ tung các đường ống dẫn khí đốt" một lần nữa.
Ông nhấn mạnh Moskva đã yêu cầu một cuộc điều tra (đối với các vụ nổ nhằm vào hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc trên Biển Baltic) và yêu cầu này đã ngay lập tức bị từ chối. Ngoại trưởng Lavrov dẫn lại tiết lộ mới đây của nhà báo điều tra kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh cho rằng Mỹ đứng sau vụ phá hoại các đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái.
Trước đó, theo thông tin đăng trên blog cá nhân của nhà báo Hersh, các thợ lặn thuộc lực lượng Hải quân Mỹ với sự giúp đỡ của Na Uy đã cài chất nổ trên các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới Biển Baltic giữa Nga và Đức vào tháng 6/2022. Các vụ nổ xảy ra sau đó 3 tháng đã làm hư hại hệ thống đường ống dẫn này, trong đó đoạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và của Đan Mạch.
Nga cho rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm đối với những vụ nổ này, đồng thời kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế. Tuy nhiên, phương Tây đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc. Các cuộc điều tra do chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch thực hiện đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào dù cho rằng đây là hành động "có chủ đích".
Ngày 21/2 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành thảo luận vấn đề này sau khi phái đoàn thường trực Liên bang Nga đề nghị mở một cuộc điều tra toàn diện do LHQ đứng đầu. Một số thành viên HĐBA lên tiếng ủng hộ đề xuất này, song một số nhấn mạnh chỉ cần các cuộc điều tra hiện nay là đủ. Các thành viên khác bày tỏ quan ngại về tác động của vụ việc, cho rằng các nỗ lực nên tập trung vào việc hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Bế mạc hội nghị và chuyển giao cương vị Chủ tịch G20 Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Bali (Indonesia), Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022. Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải, hàng trước) trao búa chuyển giao cương vị Chủ tịch G20 cho Thủ tướng Ấn...