Hội nghị AMM-55: Malaysia đề xuất mở rộng đối thoại giữa ASEAN và Myanmar
Tại các cuộc thảo luận về Myanmar trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các cuộc họp liên quan tại Phnom Penh ( Campuchia), Malaysia đã đề xuất cuộc đối thoại giữa ASEAN và tất cả các bên liên quan ở Myanmar được xúc tiến hiệu quả và có tính bao trùm hơn.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đọc diễn văn khai mạc AMM-55, sáng 3/8. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/PV TTXVN tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bản ghi âm được Bộ Ngoại giao Malaysia cung cấp cho các phương tiện truyền thông tối 3/8, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết có thể có một số mục và quy trình nhất định mà các bên liên quan muốn đưa lên bàn đàm phán mà ASEAN cần tạo điều kiện thuận lợi. Ông cũng cho rằng cần tăng cường thực hiện nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm thông qua 1 khuôn khổ với kết quả rõ ràng.
Ngoại trưởng Saifuddin cho biết tất cả các bên liên quan mà ông gặp đã sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán thúc nhằm đẩy hòa giải và hòa bình. Theo ông, đây là động lực quan trọng nhất cho tất cả những bên tham gia và đó là một bước tiến rất lớn. Liên quan cuộc bầu cử ở Myanmar, quan chức ngoại giao Malaysia cho rằng cuộc bầu cử phải công bằng và tự do, được tất cả các bên liên quan thảo luận và chấp nhận.
Nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm do lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021 nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình, tham gia hiệu quả hợp tác ASEAN, xây dựng cộng đồng. 5 điểm thống nhất của ASEAN về Myanmar gồm chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan, gửi viện trợ cho Myanmar, bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và cho phép đặc phái viên ASEAN đến Myanmar.
Thêm 6 nước tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
Ngày 3/8, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, thêm 6 quốc gia đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), nâng tổng số quốc gia thành viên của hiệp ước này lên thành 49 nước.
Quang cảnh lễ ký kết văn kiện mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Ảnh: Vũ Hùng/TTXVN
Các đại diện của Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Oman, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất đã ký văn kiện tham gia TAC, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) tại Phnom Penh với sự chứng kiến của các ngoại trưởng ASEAN.
Phát biểu tại sự kiện này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn, người chủ trì AMM-55, cho biết Campuchia rất vinh dự được đăng cai tổ chức lễ ký kết này. Ông nhấn mạnh với việc nhiều nước tham gia TAC như vậy cho thấy tầm quan trọng của hiệp ước này với các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản trong việc thúc đẩy hợp tác đa phương hữu nghị và cùng tồn tại hòa bình. Ông nói: "Tôi muốn nhân cơ hội này khuyến khích tất cả các bên tham gia thúc đẩy nỗ lực tối đa nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với ASEAN với tư cách là một tổ chức cũng như với từng nước thành viên ASEAN".
TAC là hiệp ước hòa bình được ký kết năm 1976 giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử về quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy hòa bình, quan hệ hữu nghị và hợp tác vĩnh viễn dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, nguyên tắc không can thiệp và giải quyết hòa bình tranh chấp.
ASEAN là trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của Nga Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, từ ngày 3-5/8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có chuyến công du Đông Nam Á lần thứ hai chỉ sau một tháng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến công du, Ngoại trưởng Lavrov sẽ thăm chính thức Myanmar ngày 3/8 và tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Nga-ASEAN, Hội nghị Cấp...