Hồi hộp chờ điểm chuẩn, nhiều thí sinh đã thực hiện ngay việc này để vào đại học
Dự kiến trước 17h00 ngày 16/9, các trường sẽ công bố điểm chuẩn của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Căng thẳng, lo lắng trong thời gian chờ đợi là tâm lý mà không ít thí sinh phải trải qua vì phổ điểm thi năm nay cao, các trường có mức điểm chuẩn tăng là điều tất nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều bạn cũng đã nhanh chóng tìm cho mình giải pháp vào đại học bằng nhiều phương thức xét tuyển khác, hóa giải ngay nỗi lo mang tên “điểm chuẩn”.
Dự kiến trước 17h00 16/9, điểm chuẩn sẽ được công bố
Khoảng thời gian từ khi công bố điểm “sàn” đến thời điểm các trường thông báo mức điểm chuẩn trúng tuyển đại học được xem là những ngày dài căng thẳng, hồi hộp đối với nhiều thí sinh, đặc biệt là những bạn có mức điểm chỉ ngang “sàn” – cơ hội vào đại học vẫn còn khá mong manh.
Ghi nhận từ nhiều trường đại học tại TP.HCM cho thấy, kết thúc điều chỉnh nguyện vọng, số lượng nguyện vọng của các trường đều tăng ít nhất là 5%. Do đó, dự báo điểm chuẩn của phương thức xét tuyển bằng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ tăng ở nhiều ngành. Ngay lúc này, việc lựa chọn phương thức xét tuyển vừa giảm áp lực điểm chuẩn vừa đảm bảo đậu đại học sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Với phương thức xét tuyển học bạ, nhiều thí sinh đã gần như nắm chắc suất vào đại học, giúp các bạn “nhẹ gánh lo” nếu như kết quả thi THPT không phát huy tác dụng.
Thí sinh chọn xét học bạ thay vì căng thẳng chờ điểm chuẩn
Video đang HOT
Ghi nhận tại Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) – một trong những trường đại học song ngữ, quốc tế nổi bật hiện nay, lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ ngày càng tăng, nhất là trong thời điểm chờ công bố điểm chuẩn.
“Em khá lo lắng khi biết điểm sàn của ngành Kinh doanh quốc tế tại UEF năm nay lên đến 20 điểm. Theo lời khuyên của bạn đã trúng tuyển bằng học bạ vào trường ở đợt trước, em đã nộp thêm hồ sơ xét tuyển theo phương thức này để tăng cơ hội vào đại học” – Thí sinh L.T.A.T chia sẻ.
Đáng chú ý tại UEF, thí sinh tham gia xét học bạ còn nhận được các mức học bổng giá trị 100%, 50% và 25% học phí nếu đạt mức điểm từ 23 trở lên với xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và 38 điểm trở lên với xét học bạ 5 học kỳ. Được biết, trường này nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến hết ngày 20/9.
Các mức học bổng tuyển sinh của UEF năm 2021
Đa phần thí sinh tham gia xét học bạ tại UEF đều khẳng định chọn trường vì lợi thế được đào tạo tiếng Anh theo chương trình song ngữ, bên cạnh đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập tốt… Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp trong thời hội nhập.
Môi trường quốc tế hóa là điểm cộng lớn thu hút thí sinh
Được biết, chương trình đào tạo các ngành của UEF triển khai đào tạo song ngữ, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, mỗi ngành học được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết với học kỳ thực tế tại doanh nghiệp.
Theo học tại UEF, toàn bộ chương trình học đều được các trường quốc tế công nhận, sinh viên dễ dàng chọn học song bằng ngay tại UEF hoặc chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác tại: Anh, Mỹ, Pháp, Canada… để nhận bằng cấp quốc tế.
Theo đại diện bộ phận tuyển sinh UEF, hằng năm, điểm chuẩn mỗi ngành tại UEF đều có những biến động theo phổ điểm thi của thí sinh, việc thí sinh linh động trong các phương án xét tuyển khác nhau chính là cơ hội rộng mở vào đại học cho mỗi bạn. Hiện nhiều thí sinh vẫn còn trông chờ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các bạn cũng đừng quên việc chọn thêm các phương thức xét tuyển khác để an tâm vào đại học trước khi biết điểm chuẩn để đảm bảo cho mình một hướng vào đại học trong năm nay.
Chuyên gia dự báo điểm chuẩn ngành sư phạm và khoa học sức khoẻ
Theo quy định, sau 17h00 ngày 5/9, thí sinh hết quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: TTXVN
Các chuyên gia nhận định: Năm nay, điểm chuẩn bằng phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT của nhiều ngành đào tạo, trong đó có ngành sư phạm và khoa học sức khoẻ có thể tăng hơn so với năm ngoái.
Không có nhiều biến động
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Trưởng phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội), dựa vào phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 và số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, điểm chuẩn năm nay sẽ không có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, vẫn có thể "tăng nhẹ" với ngành sư phạm và khoa học sức khoẻ hoặc cũng có thể không tăng so với năm trước ở khối ngành Công nghệ thông tin, Kinh tế và Cơ Điện.
Năm nay, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tuyển sinh 9 mã ngành học mới là: Du lịch địa chất, Công nghệ thông tin chất lượng cao, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí động lực, Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Quản lý tài nguyên môi trường, Quản lý công nghiệp. "Đối với những ngành này, điểm trúng tuyển dự báo sẽ ở mức "vừa phải" so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Các ngành còn lại có thể không thay đổi so với điểm chuẩn của nhiều năm trước" - PGS.TS Nguyễn Việt Hà nhận định.
PGS.TS Nguyễn Viết Thái - Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) dự đoán, điểm chuẩn năm 2021 có thể tăng nhẹ. Một số ngành hot, năm trước điểm chuẩn đã cao nên dự kiến năm nay sẽ giữ mức ổn định hoặc có thể tăng khoảng 1 điểm.
Đối với ngành sư phạm và khoa học sức khoẻ, các chuyên gia nhận định, điểm chuẩn sẽ cao hơn năm trước. Tiến sĩ Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) dự đoán, riêng khối ngành sức khỏe sẽ có nhiều mức điểm chuẩn khác nhau theo từng ngành đào tạo.
TS Võ Thanh Hải lý giải: Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành sức khoẻ năm nay bằng với năm 2020; trong khi số thí sinh có điểm thi theo tổ hợp xét tuyển B00 trên 28 năm 2021 không nhiều như năm trước. Do vậy, điểm trúng tuyển một số ngành ở lĩnh vực này có thể bằng hoặc thấp hơn năm 2020 từ 0,5 - 1 điểm. Tuy nhiên, với một số ngành có điểm chuẩn thấp (năm 2020), dự kiến năm nay sẽ tăng nhẹ.
Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm tăng vọt. Ảnh: gdtd.vn
Điểm chuẩn vào sư phạm có thể tăng nhẹ
Với các ngành sư phạm nói chung, điểm chuẩn năm nay có thể tăng từ 1 - 2 điểm so với năm ngoái. Lý giải nhận định này, TS Võ Thanh Hải phân tích: Theo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, số thí sinh có điểm theo các tổ hợp xét tuyển truyền thống (3 môn) đạt từ 18 điểm trở lên nhiều hơn so với năm ngoái.
Hơn nữa, từ năm học 2021 - 2022, sinh viên sư phạm được hỗ trợ nhiều hơn từ chính sách của Nhà nước như: Miễn học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, đào tạo theo đặt hàng của địa phương... Do đó, số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm tăng so với các năm trước. "Đây là lý do điểm chuẩn vào ngành sư phạm được dự báo sẽ tăng hơn so với năm 2020" - TS Võ Thanh Hải trao đổi.
Không đưa ra con số cụ thể, nhưng PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định: Từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào mà Bộ GD&ĐT đã công bố đối với ngành sư phạm cho thấy, "điểm sàn" ngành này cao hơn so với năm ngoái. Cùng với đó, số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm tăng cao. Do đó, năm nay điểm chuẩn vào ngành này có thể sẽ tăng ở mức nhất định.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn cho biết: Năm 2021, tổng chỉ tiêu xét tuyển của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là 5.700. Trong đó chỉ tiêu sư phạm là 4.263 sinh viên, còn lại gần 1.500 chỉ tiêu cho các ngành ngoài sư phạm. Năm nay, do có thêm chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với sinh viên sư phạm nên số lượng đăng ký vào sư phạm tăng cao. Ở thời điểm này, chưa thể nói chính xác điểm chuẩn là bao nhiêu.
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Trong đó, số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều ở các môn như: Tiếng Anh, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học... Điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm trúng tuyển) của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm của các môn thi THPT là thành phần của tổ hợp xét tuyển), chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo.
Điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, việc xét tuyển sẽ có thuận lợi hơn do dải điểm rộng.
Ngoài một số môn thi cao hơn 2020, việc các trường ĐH đã dành lượng tương đối chỉ tiêu cho các phương thức khác như: Xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế... nên tỉ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ có giảm nhất định. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào ĐH năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.
Bộ GD&ĐT cho biết, kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (tính đến 17 giờ ngày 5/9), có hơn 358 nghìn thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, chiếm tỉ lệ 45,09% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. Năm nay, tổng chỉ tiêu nhóm ngành khoa học GD-ĐT giáo viên là hơn 50.000, nhưng số lượng đăng ký nguyện vọng 1 là trên 68.000.
Đổi nguyện vọng tác động mạnh đến điểm chuẩn Điểm chuẩn nhiều khối ngành dự kiến sẽ tăng khi có đến 84.500 nguyện vọng tăng thêm sau khi kết thúc thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học Ngày 9-9, Báo Người Lao Động tổ chức chương trình tọa đàm - tư vấn trực tuyến với chủ đề "Dự báo điểm chuẩn và chuẩn bị nhập học" với...