Hội cuối cấp gian nan hành trình học online, thầy cô nhắn nhủ bí kíp quan trọng nhất
Tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp đã khiến học sinh TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước phải chuyển sang học online. Với những học sinh cuối cấp, việc thay đổi hình thức học tập ít nhiều gây ra những bất cập.
Nhớ “hội chị em”, lo lắng chuyện thi cử nhưng “pin” luôn ở mức 100%
Sau ngày học online đầu tiên, bạn La Ngọc Hân (lớp 12, THPT Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ: “Mình thấy “trống vắng” vì không có bạn bè xung quanh, chỉ được nhìn nhau qua màn hình. Có lúc mình quen miệng hỏi tiết sau tiết gì mà không ai trả lời, một lúc sau mới nhớ là đang học online, tắt mic mà”.
Năm cuối cấp với kỳ thi Tốt nghiệp THPT chỉ còn cách vài tháng, việc “chạy đua với thời gian” để ôn luyện rất quan trọng với Hân và bạn bè. “Học trên lớp thì mình có thể hỏi ngay khi có thắc mắc, còn bây giờ, mình chỉ có thể hỏi lại qua tin nhắn thôi để tránh phiền mọi người, mà tin nhắn thì hay bị “lạc trôi” lắm”, Hân nói.
Ngọc Hân cùng bạn bè (Ảnh: NVCC)
Để ôn luyện hiệu quả hơn, Ngọc Hân và bạn bè còn lập nhóm Facebook và Messenger để trao đổi, chia sẻ tài liệu và nhắc nhở nhau cùng cố gắng. “Khi xung quanh mình ai cũng học tập, trao đổi kiến thức thì mình cũng có động lực học hơn. Tụi mình còn dọa dẫm, đốc thúc nhau học để thi tốt nữa nên đỡ bị nhụt chí”, Ngọc Hân chia sẻ.
Lo lắng nỗ lực đổ bể, ảnh hưởng sức khỏe
Khi nhận được thông báo học online, bạn Trần Thiên Phát (học sinh lớp 9, THCS Lý Phong, TP.HCM) đã tự giác sắp xếp thời khóa biểu để học và ôn tập tại nhà. Năm cuối cấp với kỳ thi tuyển sinh 10 – được đánh giá “cam go” không thua kỳ thi đại học của các anh chị khối 12, Thiên Phát và phụ huynh lo lắng: “Ba môn Văn, Toán, Anh là quan trọng nhất khi thi tuyển sinh nhưng khi dạy online, các thầy cô khó có thể truyền đạt hết kiến thức. Chưa kể việc tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử và ngồi lì một chỗ khiến mình cảm thấy mỏi mắt, không thoải mái, về lâu dài cũng hại sức khỏe”.
Video đang HOT
Thiên Phát trong một giờ thí nghiệm Hoá (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh kỳ thi tuyển sinh, Thiên Phát còn phải nỗ lực gấp đôi bạn bè cho kỳ thi học sinh giỏi thành phố vào tháng 3 sắp tới. Lựa chọn bộ môn Hóa, Phát không tránh khỏi những khó khăn khi ôn tập tại nhà như thiếu dụng cụ thực hành hay không thể đến lớp học bồi dưỡng để trau dồi thêm. Hơn hết, bạn rất lo lắng nếu tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến hủy thi, công sức mấy tháng qua sẽ “đổ sông đổ biển”.
Tuy còn nhiều bất an, Thiên Phát vẫn tự nhủ phải luôn bình tĩnh: “Mình có nguyện vọng thi vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nên phải cố gắng rất nhiều. Hiện tại mình luôn xin phép thầy cô ghi lại buổi học để nghe đi nghe lại nhiều lần cho hiểu bài, mình còn cố tận dụng khoảng thời gian dư dả khi được học tại nhà, như thời gian di chuyển chẳng hạn, để thu thập tài liệu từ các thầy cô, anh chị và các hội nhóm trên mạng để tự ôn thi tuyển sinh và học sinh giỏi bên cạnh học chính khóa trực tuyến”.
Thầy cô: Giờ là lúc teen phải rèn tính chủ động!
“Từ trước Tết, thầy và đồng nghiệp đã lên kế hoạch dạy online nên khi nhận được thông báo từ nhà trường thì thầy đã chuẩn bị kĩ các thiết bị, phương tiện và cả tâm lý nữa” – thầy Châu Huy (Giáo viên Vật Lý – PTNK ĐHQG TP.HCM) chia sẻ.
Thầy Châu Huy, giáo viên Vật Lý tại trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM (Ảnh: NVCC)
Với những kinh nghiệm đã có từ năm cũ cộng thêm việc chuẩn bị chu đáo, thầy Châu Huy tuy vẫn chưa thể khẳng định nhiều về hiệu quả của việc học trực tuyến nhưng thầy nhận thấy trước mắt, học sinh có xem lại bài cũ, có nghiêm túc tham dự buổi học và tương tác với giáo viên.
Buổi học Vật lí của thầy Huy và học trò. (Ảnh: NVCC)
Thầy cũng tâm sự rằng vấn đề thầy quan tâm nhất hiện tại là trang thiết bị của học trò và đường truyền Internet. Nhiều bạn dùng điện thoại thông minh để học online vì không có laptop, việc này khá bất tiện vì điện thoại thông minh không tận dụng được tối đa tính năng của các ứng dụng hỗ trợ học trực tuyến.
Còn lại thầy khá lạc quan: “Việc học online sẽ rèn cho các bạn tính chủ động và tự giác rất tốt. Nếu các bạn nghiêm túc, biết tự tìm tòi, học hỏi thêm ở nhiều nguồn, có thể là các giáo viên dạy trực tuyến, các hội nhóm ôn thi… thì sẽ mở mang được nhiều hơn và việc thi Tốt nghiệp THPT cũng không bị ảnh hưởng nhiều”.
Trải nghiệm học online: Vui cũng có mà "khó đỡ" cũng nhiều lắm nha!
Không thể trực tiếp đến trường, teen tại nhiều tỉnh thành trở lại học tập bằng hình thức trực tuyến. Một tuần đã trôi qua, cùng "nghía" thử xem teen đã xoay sở thế nào với chương trình học online lần thứ hai này.
Google tung tính năng mới giúp "mùa học online" của học sinh trở nên dễ dàng hơn
Hai năm liên tiếp đều phải học trực tuyến sau kì nghỉ Tết, thế nhưng Mai Phương(lớp 10, Hà Nội) lại có khá nhiều trải nghiệm khác nhau với hình thức học tập này. Năm ngoái lớp 9, việc học tập online diễn ra khá "căng thẳng" khi cả lớp của cô bạn phải liên tục bật camera, phát biểu tương tác với thầy cô để đảm bảo kiến thức cho kì thi tuyển sinh 10.
Giờ khi lên cấp 3, Phương cảm thấy thoải mái hơn vì hình thức học tập mới mẻ, thời gian học tương đối thoải mái. Tuy nhiên, đây cũng là điều khá thách thức với cô bạn, vì phải tự lập ra thời gian biểu cũng như nâng cao tinh thần tự học của bản thân.
Học online là cơ hội để thử thách khả năng tự học của chính mình. Ảnh minh hoạ từ Internet
Còn đối với nhóm bạn Minh Đức, Trọng Đoàn, Ngọc Huyền, Phương Hoa (lớp 12, TP.HCM), học trực tuyến lại chứa đựng rất nhiều kỉ niệm. Vì phải chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, nên cả nhóm không chỉ học tập trên trường, mà còn phải học online ở lớp học thêm. Chính vì vậy, mỗi nơi học lại sử dụng nền tảng học tập khác nhau, khiến cả nhóm có ngay cơ hội để so sánh giữa nền tảng này với nền tảng khác.
Ngọc Huyền chia sẻ, năm nay có thêm không ít các ứng dụng học tập online khác do người Việt tự sáng tạo, nên trường học của cô bạn cũng đề cao các sản phẩm "made in Vietnam" hơn.
Học ở đâu, thì cả nhóm cũng thấy có nhiều kỉ niệm hết. Ảnh: NVCC
Trọng Đoàn và Minh Đức lại có nhiều kỉ niệm hơn liên quan đến lúc làm bài tập. Vì dù học khác trường, nhưng cả Đức và Đoàn đều được học chung trên một ứng dụng. Tuy nền tảng này không quá "gắt" khi học bài, nhưng lại rất "nghiêm túc" khi làm bài kiểm tra, khiến cả hai đã nhiều phen "hú tim" vì sợ gõ đáp án chậm, hay mạng gặp trục trặc khiến ứng dụng bị đứng...
Còn Phương Hoa thì nhớ mãi lần cả lớp học livestream , cả thầy và trò đều đang rất hào hứng với bài giảng, bỗng ứng dụng bị lỗi khiến thầy cô bị "out" ra ngoài, và không cách nào vào lại phòng học được. Hay có lần thầy cô đang giảng bài, mà giữa chừng bị ngắt quãng vì video quảng cáo chiếu đột xuất, khiến cả lớp bạn thì hết hồn, bạn thì cười vì nội dung hài hước.
Dù vậy, teen cũng đồng loạt nhấn mạnh, học online năm nay đều được các thầy cô đầu tư hơn rất nhiều. Không chỉ tìm hiểu thêm nhiều các phần mềm, trang web học tập, mà hình thức giảng dạy cũng "xịn" hơn rất nhiều, khi có nhiều tiết, thầy cô còn cho teen vừa học vừa chơi qua các game như "Ai là triệu phú", "Kahoot"... để tạo không khí hào hứng, tiếp thêm động lực học trực tuyến cho teen.
Lời khuyên cho teen
Nhắn nhủ với teen về điều này, cô V.T.K.T (giáo viên cấp 3 tại TP.HCM) chia sẻ, học online dù có "nhẹ nhàng" hơn học tập trung trên lớp, nhưng teen cũng không nên chủ quan trong việc làm bài tập, vì có thể, đây sẽ là điểm chính thức của teen khi vào học.
Đặc biệt, do năm nay có sự thay đổi về số cột điểm, các bài kiểm tra thường xuyên sẽ ít hơn, nên sẽ khó cho teen có cơ hội "gỡ" điểm lắm đó! Ngoài ra, vì thời gian học online sẽ tương đối thoải mái nên teen cũng có thể nhân thời gian này để tự bổ sung thêm kiến thức mình bị "hổng", để có được nền tảng kiến thức tốt hơn lúc quay lại trường học.
Tuyển sinh vào lớp 10 năng khiếu và dân tộc nội trú ở Hà Nội có gì mới? Dự kiến thời gian tuyển sinh thi năng khiếu từ 1/6/2021 đến 30/6/2021; thu hồ sơ và xét tuyển văn hóa từ 17/6/2021 đến 12/7/2021. Trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022 của thành phố Hà Nội có nêu rõ công tác tuyển sinh đối với trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao...