Hội chứng vung tiền cho đường cao tốc, cầu vượt nội đô
Trong khoảng một năm qua, giao thôngHà Nội được đầu tư mạnh mẽ, với nhiều công trình hoành tráng, nhưng không hẳn đã hợp lý.
Chỉ tính từ cuối năm 2012 tới nay, Hà Nội đã có thêm nhiều dự án giao thông lớn được đưa vào sử dụng, đầu tiên và lớn nhất phải kể tới đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm), được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 10/2012, đoạn đường dài gần 9km, với tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỉ đồng, từ vốn vay ODA của Nhật Bản.
Tuyến đường chỉ cho ô tô lưu tông với tốc độ thiết kế là từ 80 – 100km/h. Được xếp là sự kiện giao thông nổi bật nhất năm 2012.
Khi đi qua tuyến đường này, nhiều người đặt câu hỏi, sao giữa nội đô lại phải làm tuyến đường cao tốc với chi phí lớn tới vậy, tính ra, số tiền bỏ ra cho mỗi km tuyến đường này là hơn 611 tỷ đồng, trong khi chỉ cho ô tô hoạt động. Và tại sao giữa nội đô, xe lại phải chạy tới 100km/h, khi chỉ đi đoạn đường có 9km?
Nếu xét về hiệu quả đầu tư, liệu đấy có phải là đầu tư khôn ngoan. Khi ví dụ cách đây hơn chục năm Hà Nội bỏ hàng ngàn tỷ đồng đầu tư hai cầu vượt bê tông vĩnh cửu tại Ngã tư Sở và Ngã tư Vọng, để giờ quy hoạch xây dựng tuyến đường Vành đai 2 mở rộng lại vướng chính ở hai cầu này, đập thì lãng phí mà lại thì thế thiết kế đường mới cũng dở.
Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội. Ảnh VOV.
Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội cũng thiết kể bê tông vĩnh cửu, nếu quan sát kỹ người dân Thủ đô dễ nhận thấy một điều, mặt đường trên cao rộng bao nhiêu thì phần đất phía dưới gầm cũng bỏ ra bấy nhiếu và chỉ để trồng cỏ.
Video đang HOT
Vậy tại sao các nhà quy hoạch, thiết kế giao thông không làm đường ngay dưới mặt đất, đúng bằng phần đất trồng cỏ hiện nay, tuy tốc độ lưu thông không được như đường trên cao, phải giải quyết nguy cơ ùn tắc tại một số nút giao (có thể làm cầu vượt hoặc hầm chui), nhưng cái được là chúng ta tiết kiệm được nhiều chi phí, khi nước ta còn nghèo, và đường sá còn nhiều nơi xuống cấp, hư hỏng.
Thậm chí khu vực nông thôn, miền núi vẫn phải đi đường đất. Nói đâu xa, ngay như Hà Nội cũng nhiều nơi đường nhỏ, xấu, úng ngập, hư hỏng… cần phải nâng cấp nhưng không có tiền, chúng ta lại đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho 9km, chỉ dành riêng cho mỗi ô tô.
Đường đã đầu tư rồi, bê tông đã thành khối, có nói cũng không sửa được nữa. Nhưng người dân có quyền đặt câu hỏi, tại sao đường đẹp, đường tốt chỉ mỗi ô tô được đi, trong khi tiền thuế thì tất cả mọi người dân đều phải đóng góp? Nếu nói cấm xe máy để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn, nghe thì có lý, nhưng chưa hợp tình. Để hạn chế tai nạn trên tuyến đường này ngành giao thông có thể hạn chế tốc độ của ô tô, thay vì trên 80km/h, thì chỉ cho đi 50-60km/h. Tuyến đường này không có giao cắt, nên phương tiện lưu thông thuận tiện, không ùn tắc, với tốc độ giảm xuống đó, thì cũng chỉ mất cỡ chục phút cho 9km kể trên. Như vậy vừa công bằng, vừa giảm tải cho lưu lượng cho các tuyến đường phía dưới, và những người đi xe máy lưu thông Nam – Bắc thành phố cũng không mất quá nhiều thời gian để đi lòng vòng, dừng đèn đỏ tại các nút giao. Vì để có tuyến đường trên cáo đó, có cả tiền của người đi xe máy đóng góp.
Người viết cũng như Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, không dám nói rằng người đi ô tô là giàu, nhưng người có ô tô đi chắc chắn đỡ nghèo hơn những người không đi ô tô. Còn nhiều người thì vẫn nói thẳng rằng, đường chỉ cho ô tô đi là đường chỉ dành cho người giàu. Chẳng nhẽ đất nước càng phát triển, thì khoảng cách giàu – nghèo, sự phân biệt nghèo – giảu cũng càng trở nên rõ ràng như vậy?
Không dừng lại ở đó, Bộ GTVT đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hà Nội nghiên cứu xây dựng tiếp một đoạn cầu cạn cao tốc kéo dài từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long (thuộc đường Vành đai 3 Hà Nội) dài 4,2 km, với vốn đầu tư gần 6.200 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2015. Tính ra, một km sẽ tốn 1.500 tỷ đồng.
Không chỉ có đường Vành đai 3, Bộ GTVT và Hà Nội cũng đang bàn tính xây dựng đường Vành đai 2 tương lai cũng sẽ có đường trên cao. Dù đầu tư dưới bất kể hình thức nào thì rốt cuộc vẫn là tiền thuế của nhân dân. Đấy là chưa kể xét về mặt kiến trúc, đường trên cao chưa bao giờ được xem là đẹp, và xu hướng thế giới cũng không còn ưu tiên cho đường trên cao nữa.
Câu chuyện thứ hai là cầu vượt thép để giải quyết ùn tắc tại các nút giao, sau nhiều năm luẩn quẩn với chuyện ùn tắc giao thông, lời hứa giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn truyền từ đời Bộ trưởng này sang đời Bộ trưởng khác, cuối cùng giải pháp được đúc kết lại là xây cầu vượt kết cấu thép. Cầu vượt thép như chiếc phao cứu sinh xuất hiện khi con tàu đắp, cầu vượt thép mọc lên như nấm sau mưa.
Chỉ trong vòng 1 năm qua, Hà Nội đã thần tốc hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 cầu vượt thép, và ít tháng tới sẽ có thêm 2 cầu nữa đưa vào sử dụng, với tổng số vốn cho 7 cầu này lên hơn 1.527 tỷ đồng. Hiệu quả giảm ùn tắc là có, và ai cũng thấy, nhưng không nhất thiết chỗ nào tắc là ta làm cầu.
Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: Minh Tú
Cái sự “số sắng” xây cầu vượt thép của Hà Nội thậm chí kiến lãnh đạo thành phố này quên cả quy hoạch trước đó. Đấy là “sự cố” cầu vượt thép Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng, khi mới đưa vào sử dụng chưa được 1 năm, Sở GTVT Hà Nội đã phải lên phương án chi thêm 10 tỷ đồng để gia cố cây cầu này phục vụ tuyến buýt nhanh BRT số 1 của Hà Nội.
Chả là khi xây cầu người ta vội quá quên khuấy mất rằng cách đây vài năm đã có quy hoạch tuyến buýt nhanh chạy qua đường này, nên chỉ làm cầu cho xe ô tô con dưới 9 chỗ, tải dưới 3 tấn đi qua, chứ không thiết kế cho xe buýt đi qua. Giờ muốn xe buýt đi qua cầu được phải bỏ thêm tiền để gia cố, còn tiền đó lấy đâu thì chưa rõ.
Không thua kém Hà Nội, tuy bắt đầu xây chậm hơn chủ yếu đợi xem hiệu quả từ cầu vượt thép Hà Nội thế nào, như tới nay TP. HCM cũng đã có 3 cầu vượt thép đưa vào sử dụng, và 3 cầu thép khác đang được khẩn trương xây dựng, với tổng số vốn cũng gần ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Thậm chí, TP. HCM còn nhìn xa trông rộng hơn, khi quy hoạch khoảng 15 giao thường xuyên ùn tắc cần xây dựng cầu vượt, với tổng số vốn dự kiến khoảng 6.522 tỷ đồng.
“Hội chứng” cầu vượt thép đẩy lên đỉnh điểm khi Hà Nội quyết định xây một cây cầu thép vắt qua Di tích Đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội), với số vốn gần 800 tỷ đồng. Dự án này lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của giới sử học, và dự luận, thậm chí Văn phòng Chính phủ còn phải lên tiếng “nhắc nhở” Hà Nội không được vi phạm Luật Di sản.
Trong khi, nếu Hà Nội không đặt vấn đề xây cầu vượt qua nút giao này thì sự việc sẽ không bị đẩy lên tới mức “ nóng ran” như vậy. Thậm chí, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, nút giao này không nhất thiết phải làm cầu vượt. Số tiền đầu tư cầu vượt có thể dùng đến bù giải tỏa một số hộ dân xung quanh lấy đất mở rộng nút giao, tạo điều kiện tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt đèn tín hiệu hoặc vòng xoay, sẽ hài hòa lợi ích giữa giao thông và bảo tồn di tích.
Trên đây chỉ là hai ví dụ trong vô vàn những bất cập trong xây dựng cơ bản hiện nay, khi mà suy nghĩ xây dựng công trình “hoành tráng”, nhưng không hợp lý đang ngày càng phổ biến, chưa hồi kết.
Theo vietbao
Thông xe đường trên cao đầu tiên của Hà Nội
Sáng nay 21.10, tại Hà Nội, Bộ GTVT đã chính thức thông xe toàn tuyến dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 2) sau 2 năm thi công.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 6.2010 với tổng chiều dài khoảng 8.912 m bao gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt.
Dự án được xây dựng theo cấp đường cao tốc đô thị, tốc độ thiết kế 100 km/giờ, mặt cắt ngang 4 làn xe.
Tổng mức đầu tư là 5.547 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chia thành 3 gói thầu chính.
Đáng chú ý, gói thầu số 1 đoạn Mai Dịch - Trung Hòa thông xe ngày 21.10.2012, vượt tiến độ 8 tháng gói thầu số 3 đoạn Thanh Xuân - Bắc hồ Linh Đàm thông xe ngày 30.6.2012 rút ngắn 5 tháng. Và đặc biệt, gói thầu số 2 đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân thông xe hôm nay 21.10.2012, rút ngắn tiến độ tới 15 tháng.
Đây cũng là đoạn đường từng được hai tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long Phan Quốc Hiếu và Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 Vũ Hải Thanh đưa ra đặt "cược" ghế tổng giám đốc với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, nếu không đảm bảo tiến độ sẽ xin từ chức.
Theo TNO
'Các nhà khoa học đừng dọa dân về Đàn Xã Tắc' Đáp lại ý kiến "làm cầu vượt sẽ đè lên Đàn Xã Tắc, là giết đàn nhanh chóng nhất", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội phát biểu: "Việc xây dựng cầu vượt là cần thiết, các nhà khoa học đừng dọa dân, gây hoang mang dư luận". Sáng 8/5, tại buổi tọa đàm về bảo tồn Đàn Xã Tắc, TS sử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025