Hội chợ online: Xu hướng mới trong mùa dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thay vì hủy bỏ, nhiều chương trình hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại đã được thực hiện trên các nền tảng online và nhận được sự ủng hộ tích cực của người bán – người mua.
Dạo quanh một vòng trên hội chợ nông sản được tổ chức online, chị Lê Thị Thuận (phố Âu Cơ, Hà Nội) “hoa mắt” vì đa dạng mặt hàng, sản phẩm của các nhà cung cấp đến từ mọi vùng miền khắp cả nước. Chị cho biết, dù được tổ chức trực tuyến, nhưng số lượng gian hàng, chủng loại hàng hóa đa dạng không kém gì so với những hội chợ chị trực tiếp tham dự. Từ các món ẩm thực truyền thống, đặc sản vùng miền, nông sản, thủy hải sản, rau trái đến hàng gia dụng, thời trang…
Ở góc độ người tiêu dùng, người tham gia hội chợ có thể tiết kiệm được kha khá những khoản phụ phí như tiền gửi xe, tiền xăng, không phải di chuyển cả quãng đường từ nhà đến nơi tổ chức hội chợ… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đây là một lựa chọn tốt với người tiêu dùng. Họ có thể ngồi nhà, dạo hội chợ bất cứ lúc nào để tham quan các gian hàng của những nhà cung cấp khác nhau, có sự tập trung, so sánh nhiều chủng loại hàng hóa với mức giá và khuyến mãi áp dụng tại hội chợ.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thay vì hủy bỏ, nhiều chương trình hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại đã được thực hiện trên các nền tảng online.
Đặc biệt, với những người kỹ tính trong việc mua sắm, dạo hội chợ online có ưu điểm là được tự do “săm soi” ở khắp các gian hàng, nâng lên đặt xuống, đọc kỹ nhãn mác, thông tin sản phẩm. Ở hội chợ online cũng không giới hạn thời gian. Bạn có thể đứng ở một gian hàng bao lâu, nên mình thoải mái cân nhắc, lựa chọn cho vào giỏ hay bỏ ra… mà không lo người bán khó chịu. Hàng hóa sau khi chọn vào giỏ sẽ được ship tận nơi.
Tham gia đăng ký gian hàng trái cây và rau xanh tại hội chợ nông sản, chị Trần Yến Nga (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) giải thích thêm: Hội chợ online cũng được tổ chức vào một khoảng thời gian cố định như những hội chợ hay triển lãm thông thường khác. Khi đăng ký gian hàng, tùy theo từng quy mô, người bán được miễn phí gian hàng hoặc thuê gian hàng.
Điểm tiện lợi là người bán không cần phải vận chuyển hàng hóa, thuê nhân lực bán hàng… như tại các hội chợ truyền thống. Tuy nhiên, với gian hàng online, việc tiếp thị, giới thiệu, giao lưu trực tiếp với người mua không có. Do đó, phải đầu tư xây dựng gian hàng ảo trên chợ online thật hấp dẫn, bắt mắt, đội ngũ tư vấn online phải trực thường xuyên để trả lời khách hàng. Có như vậy mới thu hút được khách hàng nhấp chuột và mua sắm.
Nhiều mặt hàng, trong đó có nông sản được ưa chuộng tại các hội chợ online.
Thêm nhiều hoạt động xúc tiến thương mại
Do không thể tổ chức các hội chợ, triển lãm trực tiếp để xúc tiến thương mại, nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được Bộ Công Thương triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
Video đang HOT
Bà Bùi Thị Thanh An – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), chia sẻ: Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 hoạt động xúc tiến thương mại bị tắc lại, do đó Cục Xúc tiến thương mại đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến thương mại. Tính từ đầu tháng 4 đến nay, Cục đã triển khai 20 cuộc hội thảo, giao thương – hội chợ trực tuyến với các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Hà Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản…
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), cho biết: “Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế phải đóng cửa do dịch Covid-19 thì hoạt động triển lãm và giao thương trực tuyến là giải pháp khả thi thay thế hoạt động hội chợ truyền thống. Hội chợ “ảo” giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí, nhân lực và thời gian”.
Covid-19 lây lan, đếm tiền mỏi tay nhờ những sản phẩm chẳng giống ai
Đây là loạt sản phẩm độc nhất vô nhị được tạo ra từ cảm hứng mùa dịch.
Dịch COVID-19 gây ảnh hướng đến mọi mặt cuộc sống, đặc biệt là với ngành dịch vụ. Thế nhưng, với những ý tưởng độc đáo từ chính dịch bệnh này, nhiều nhà hàng trên thế giới đã tìm cách biến quãng thời gian khó khăn trở thành cơ hội, đồng thời lan toả những thông điệp ý nghĩa tới cộng đồng.
Tại Việt Nam, một tiệm bánh đã sáng tạo ra những chiếc hamburger độc đáo với tạo hình mô phỏng hình dạng của virus Corona chủng mới.
Những chiếc bánh được làm theo quy trình thông thường, nhưng chi tiết khác biệt chính là những chiếc gai cùng vỏ bánh màu xanh được làm từ nước ép rau ngót.
Chiếc hamburger này đã thu hút được sự chú ý ở cả Việt Nam lẫn quốc tế. Các hãng truyền thông nổi tiếng thế giới đã giới thiệu ý tưởng này như một sáng tạo thú vị và đầy lạc quan của người Việt.
Ngoài bán bánh thành phẩm, cửa hàng này còn bán nguyên liệu sẵn để khách có thể tự làm và sáng tạo ở nhà. Giá cho mỗi chiếc hamburger mang hình virus corona là 85.000 đồng.
Một thợ làm bánh tại Pháp cũng "bắt kịp xu hướng" khi thiết kế những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona chủng mới.
Những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona chủng mới được phủ một lớp vỏ bằng chocolate sữa cùng những hạt hạnh nhân màu đỏ.
Chủ nhân của ý tưởng này là một thợ làm bánh có tên Jean-Francois Pré - chủ 1 tiệm bánh tại Landivisiau, Pháp. Pré chia sẻ với báo chí Pháp rằng, ý tưởng sáng tạo này được ông nghĩ ra khi lo lắng về sự bùng phát của dịch Covid.
Những chiếc bánh chocolate hình virus corona chủng mới được Pré xem như cách xua tan bầu không khí căng thẳng trong mùa dịch.
Một tiệm bánh ngọt ở Ấn Độ đã làm dậy sóng dư luận khi tung ra thị trường các sản phẩm mới có hình virus corona. Trên tường của tiệm bánh dán đầy các khẩu hiệu chống lại mầm bệnh chết người với nội dung: "Chúng ta sẽ chén virus corona".
Tại Đức, khi nhìn thấy sự thiếu hụt hàng hoá ở siêu thị, một cửa hàng đã nghĩ ra ý tưởng hài hước nhằm cổ vũ tinh thần cho mọi người: tạo ra những chiếc bánh có hình... cuộn giấy vệ sinh. Mỗi ngày, cửa hàng bán được hơn 200 chiếc bánh và đảm bảo công việc của những người thợ làm bánh trong thời gian dịch COVID-19.
Một quán bar tại nước Nga đã sáng chế ra một loại cocktail đặc biệt mang tên virus Corona. Loại nước uống này được phục vụ với 2 ống tiêm y tế, 1 ống màu xanh lá cây tượng trưng cho virus Sars-CoV-2, ống màu đỏ tượng trưng cho thuốc giải.
Cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh trong đại dịch COVID-19 đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều ý tưởng sáng tạo. Doanh nghiệp gia đình Sabine Perzy có trụ sở tại Vienna, Áo đã sản xuất hàng loạt quả cầu tuyết với mô hình cuộn giấy vệ sinh nhỏ đặt ở bên trong. Những mô hình cuộn giấy vệ sinh này được sản xuất bằng 5 máy in 3D với số lượng 20 cuộn/ngày.
Các đầu bếp làm bánh ngọt cũng luôn bắt kịp mọi xu hướng với bánh kem virus corona và bánh kem khẩu trang.
Hình ảnh nồi lẩu corona cũng được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người vô cùng thích thú. Nồi lẩu đơn giản chỉ có ít nấm kim châm trộn chung với thịt băm viên, nhưng lại "thích mắt" hơn hẳn vì mang hình dạng của loại virus nguy hiểm nhất thế giới hiện tại rồi.
Một chủ tiệm bánh ngọt tại Đức đã sử dụng kỹ năng điêu luyện để tạo hình bánh kẹo theo hình dáng của... virus corona, nước khử trùng và khẩu trang. Không chỉ để kích thích vị giác và trí tò mò của khách hàng, đây còn là một phần nỗ lực của tiệm bánh nhằm duy trì công việc kinh doanh giữa mùa dịch đầy khó khăn.
Ra đường mùa dịch đừng quên mang theo những loại nước rửa tay khô nhỏ gọn, chất lượng mà giá chưa đến 100.000 đồng này! Ngoài dùng khẩu trang y tế, sử dụng nước rửa tay khô là cách tốt nhất để phòng chống virus Corona. Nước rửa tay khô giúp diệt khuẩn tốt, bảo vệ chị em và những người thân trong gia đình khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước rửa tay khô diệt khuẩn...