Học viện Tư pháp khai giảng lớp đào tạo nghề công chứng tại Vĩnh Phúc
Ngày 15/10, Học viện Tư pháp tổ chức khai giảng lớp Đào tạo nghề công chứng khóa 25 năm 2022 học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
Đại diện học viên tặng hoa lãnh đạo Học viện Tư pháp và lãnh đạo Trung tâm GDTX nhân dịp khai giảng lớp học.
Dự lễ khai giảng có Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp, Tiến sĩ Lê Gia Thanh – Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc cùng đại diện lãnh đạo một số Khoa, Phòng của 2 đơn vị và 59 học viên tham gia khóa học.
Theo báo cáo của Học viện Tư pháp, lớp Đào tạo nghề công chứng khóa 25 năm 2022 tại Vĩnh Phúc có 59 học viên nhập học. Các học viên đã tốt nghiệp cử nhân luật, thạc sĩ luật từ các trường đại học như: Đại học Luật Hà Nội, Viện Đại học mở Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật – Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh…
Lớp đào tạo nghề công chứng khóa 25 năm 2022 tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức học tại Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Học viên sẽ học theo hệ thống tín chỉ trong thời gian 1 năm. Với chương trình này, học viên sẽ phải tích lũy tổng cộng 38 tín chỉ. Trong đó, khối kiến thức về Nghề công chứng và Công chứng viên (5 tín chỉ), khối kiến thức về Kỹ năng hành nghề của Công chứng viên (27 tín chỉ) và khối kiến thức về Thực hành nghề công chứng (6 tín chỉ). Đối với chương trình theo tín chỉ, học viên không phải thi tốt nghiệp, học viên tích lũy đủ 38 tín chỉ sẽ được xét công nhận tốt nghiệp.
Để đảm bảo chất lượng khóa học, Học viện Tư pháp sẽ lựa chọn những giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia giảng dạy. Đây là cơ hội tốt để học viên có thể khai thác, học tập các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp từ giảng viên.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu phát biểu tại lễ khai giảng
Video đang HOT
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu đã chúc mừng các học viên được tham gia khóa học lần này. Đồng thời gửi lời cám ơn Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc đã nỗ lực phối hợp để tổ chức thành công lớp học.
Sau khi giới thiệu về Học viện Tư pháp, các chương trình đào tạo, thời gian của khóa học, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu yêu cầu các học viên của phát huy tinh thần tự học ngoài giờ lên lớp, học hỏi, tiếp thu tối đa những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề được truyền đạt để khi tốt nghiệp sẽ vận dụng linh hoạt vào thực tế công tác.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu khẳng định, đội ngũ giảng viên được lựa chọn giảng dạy đều rất tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, vì vậy trong các giờ học các học viên cần tích cực trao đổi, thảo luận để thực hiện tốt chương trình đào tạo. Học viện Tư pháp cam kết luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các học viên tham gia khóa học.
Tiến sĩ Lê Gia Thanh – Giám đốc Trung tâm GDTX phát biểu tại lễ khai giảng
Phát biểu cám ơn Học viện Tư pháp đã tin tưởng mở lớp đào tạo nghề công chứng tại Vĩnh Phúc, Tiến sĩ Lê Gia Thanh – Giám đốc Trung tâm GDTX bày tỏ mong muốn trong quá trình giảng dạy, các giảng viên sẽ mang hết tâm huyết, trách nhiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên. Đồng thời, yêu cầu các học viên tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức và kỹ năng để trở thành những công chứng viên có trình độ, năng lực phục vụ cho công việc ngay sau khi tốt nghiệp khóa học.
Lãnh đạo Học viện Tư pháp và Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc chụp ảnh lưu niệm với học viên
Tiến sĩ Lê Gia Thanh cũng cam kết, Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình tổ chức lớp học. Những ý kiến góp ý của có thể truyền đạt trực tiếp tới lãnh đạo Trung tâm để kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học viên.
Vĩnh Phúc tiến hành khảo sát sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công
Kết quả khảo sát là thước đo để xác định được các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ...
Để tiếp tục duy trì, cải thiện và nâng cao thứ hạng, điểm số về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Theo đó, cuộc khảo sát được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, đối với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Đối tượng khảo sát là các cá nhân được thụ hưởng dịch vụ giáo dục công tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc cho biết việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (hay còn gọi là mẫu chỉ định), cụ thể: khảo sát được thực hiện hàng năm, mỗi năm được thực hiện tại 3 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc chọn 3 huyện, thành phố là: Vĩnh Yên, Sông Lô và Tam Đảo. Tại mỗi huyện, thành phố chọn 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Nội dung khảo sát được chia thành 7 phần chính, bao gồm: Tiếp cận dịch vụ giáo dục; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Môi trường giáo dục; Hoạt động giáo dục/ Hoạt động chăm sóc - Giáo dục trẻ; Sự phát triển và tiến bộ của người học; Đánh giá chung; Cuối cùng là kiến nghị, đề xuất.
Cuộc khảo sát được tổ chức theo hình thức trả lời bằng phiếu khảo sát, cụ thể:
Phiếu P01: Dành cho cha mẹ học sinh Mầm non
Phiếu P02: Dành cho cha mẹ học sinh Tiểu học
Phiếu P03: Dành cho cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
Phiếu P04a: Dành cho cha mẹ học sinh Trung học phổ thông
Phiếu P04b: Dành cho học sinh Trung học phổ thông Trung học phổ thông
Phiếu P05: Dành cho học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên /Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Khảo sát sẽ được tiến hành chính thức từ ngày 25/10/2022 đến ngày 10/11/2022. Hội đồng khảo sát cấp tỉnh; Tổ phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo trước ngày 20/12/2022.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc kỳ vọng thông qua cuộc khảo sát này sẽ có cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở giáo dục công lập thông qua việc tìm hiểu cảm nhận của những đối tượng trực tiếp thụ hưởng những dịch vụ này.
Đồng thời, kết quả khảo sát là cơ sở để các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục xác định được nhu cầu, nguyện vọng của người dân để có những biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và đảm bảo sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ giáo dục công của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó, phát huy vai trò giám sát của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
Vĩnh Phúc: Sáng kiến cấp tỉnh phải được thử nghiệm ở 9 đơn vị giáo dục Từ năm 2023, Sở Giáo dục Vĩnh Phúc có một số điều chỉnh mới liên quan đến yêu cầu về sáng kiến cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 1942/SGDĐT-KTQLCLGD về việc đánh giá, công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2022. Theo đó, đối với các...