Học viên phi công phải học trực tuyến tại Việt Nam do COVID-19
Thỏa thuận hợp tác mới giữa Đại học RMIT và Công ty Giáo dục và đào tạo VinAcademy (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa chào đón lứa học viên phi công đầu tiên.
Các học viên phi công đầu tiên tham dự buổi định hướng tại cơ sở Nam Sài Gòn của Đại học RMIT – Ảnh: MỘNG THUÝ
Theo kế hoạch ban đầu, các học viên sẽ đến Úc bắt đầu chương trình đào tạo trong học kỳ này. Tuy nhiên, do tình hình đóng cửa biên giới hiện nay do COVID-19, Đại học RMIT đã chuyển sang giảng dạy học kỳ đầu tiên qua hình thức trực tuyến ở Việt Nam. Những học viên đăng ký học chương trình cao đẳng hàng không ( phi công chuyên nghiệp) của Đại học RMIT từ Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác kéo dài hai năm.
Theo giáo sư Peter Coloe – chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam, trường đang hợp tác với các đối tác để thích ứng với tình hình hiện tại nhằm đảm bảo rằng học viên, sinh viên sẽ không bị thiệt thòi do tình hình bất ổn gây ra.
Việc Úc phải đóng cửa biên giới, thậm chí đóng cửa đường biên giữa các bang trong nước, khiến nhà trường rơi vào tình thế khá đặc biệt và các học viên phi công không thể đến Úc để bắt đầu khóa học. Trong khi ở Việt Nam, hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội của trường đều đang hoạt động bình thường.
“Chúng tôi đã cùng với đối tác tận dụng cơ sở của Đại học RMIT tại TP.HCM để hỗ trợ học viên trong thời gian học trực tuyến. Theo đó, học viên sẽ được thực hành với buồng lái mô phỏng của trường”, giáo sư Coloe cho biết. Dù khóa học diễn ra trực tuyến nhưng trường cho biết đã tuyển dụng một giáo viên hướng dẫn từng giảng dạy cho phi công của Vietnam Airlines để bổ sung kiến thức trong ngành cũng như hỗ trợ và cố vấn cho học viên.
Dạy thiết kế trực tuyến trở thành "bình thường mới" tại RMIT
Việc chuyển các chương trình sáng tạo như thiết kế sang dạy trực tuyến có thể vấp phải sự hoài nghi từ giáo dục đại học truyền thống, nhưng thành công gần đây của ĐH RMIT đã xoay chuyển cách nghĩ đó.
Video đang HOT
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng hai giảng viên đến từ ĐH RMIT Việt Nam: GS Julia Gaimster (Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế) và cô Chiat Teoh (giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo).
Do đại dịch COVID-19, Khoa Truyền thông và Thiết kế ĐH RMIT đã giảng dạy tất cả các môn học bằng hình thức trực tuyến trong học kỳ đầu của năm học 2020. Việc chuyển đổi này có khó khăn không?
GS Gaimster: Chúng tôi đã sớm xác định rằng có thể sẽ phải chuyển sang giảng dạy trực tuyến ngay tức thì nên đã chuẩn bị sẵn sàng. Trước khi chính thức chuyển sang dạy trực tuyến vào tháng Ba, chúng tôi đã tương tác với sinh viên thông qua một loạt các hoạt động trực tuyến như các buổi làm quen và trò chuyện thân mật giúp sinh viên có thể làm quen với nhau khi trường tạm thời đóng cửa.
GS Julia Gaimster, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế, ĐH RMIT Việt Nam cho rằng, khía cạnh xã hội quan trọng không kém các yếu tố kỹ thuật trong môi trường dạy trực tuyến.
Trong môi trường dạy và học trực tuyến, khía cạnh xã hội quan trọng không kém các yếu tố kỹ thuật. Do vậy, chúng tôi đã rất chú trọng vào khía cạnh này khi giảng dạy trực tuyến.
Chúng tôi cũng đưa ra một số hướng dẫn cho giảng viên để làm thế nào chuyển đổi hiệu quả các hoạt động trong lớp sang môi trường trực tuyến, và đảm bảo rằng giảng viên có cơ hội thực hành và nhận hỗ trợ cần thiết trước khi chính thức chuyển hoàn toàn lên trực tuyến.
Khoa đã có những điều chỉnh gì để tối ưu hóa trải nghiệm dạy và học?
Cô Teoh: Tôi có thể chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy ba môn trực tuyến cho sinh viên năm nhất ngành Cử nhân thiết kế ứng dụng sáng tạo. Các môn học này khá đa dạng, bao trùm từ những kỹ năng mang tính kỹ thuật (cách sử dụng phần mềm thiết kế Adobe), đến hiểu biết thực tiễn về ngôn ngữ thị giác (nghệ thuật sắp chữ, màu sắc và bố cục) và những kiến thức mang nặng tính lý thuyết hơn về lịch sử thiết kế.
Tôi đã nhanh chóng ứng dụng nhiều công cụ và nền tảng trực tuyến để giúp bản thân tôi và sinh viên trao đổi thông tin tốt hơn trong môi trường ảo. Ví dụ, sinh viên lớp tôi thường cần "cầm tay" chỉ cách thao tác trên các phần mềm thiết kế khác nhau nên tôi sử dụng chức năng điều khiển máy tính từ xa trong ứng dụng Microsoft Teams để truy cập máy tính của sinh viên và thao tác mẫu trực tiếp trên bài của các em.
Các buổi hướng dẫn theo nhóm nhỏ cũng rất hữu ích trong việc kết nối với sinh viên. Tôi duy trì khoảng năm sinh viên cho mỗi buổi hướng dẫn để có thể tập trung vào từng em và tạo điều kiện cho các em tham gia thảo luận nhiều hơn.
Thay đổi lớn nhất với cán bộ giảng viên và sinh viên theo học tại khoa từ giai đoạn giảng dạy trực tuyến hoàn toàn là gì?
Cô Teoh: Tôi rất mừng rằng các em sinh viên đã nâng cao được khả năng quản lý thời gian và tự học. Chẳng hạn, tôi thường đăng video bài giảng trước mỗi buổi học và yêu cầu sinh viên xem qua bài giảng trước để có thể thảo luận hiệu quả trong giờ học. Các em đã thực thi và thích ứng rất tốt. Một số em thoạt đầu khá rụt rè nhưng sau đó đã dần nhận ra ích lợi của việc thảo luận nhóm và tham gia tích cực hơn.
GS Gaimster: Tôi thật sự ấn tượng với cách đội ngũ giảng viên đã chuyển sang phương thức dạy mới một cách trơn tru như thế nào cũng như công sức họ bỏ ra thêm để chuẩn bị tài liệu và hoạt động tương tác với sinh viên. Sinh viên đánh giá cao sự nhiệt tình của thầy cô, và đuợc lợi từ việc thầy cô hợp tác, chia sẻ về cách làm hiệu quả cũng như mẹo đứng lớp với nhau.
Từ học kỳ 2 năm nay, khoa Truyền thông và Thiết kế sẽ dạy một số môn học trên nền tảng trực tuyến song song với dạy trực tiếp tại các cơ sở của trường. Chất lượng và cách đánh giá sinh viên của cùng một môn học liệu có khác nhau khi dạy trực tuyến so với dạy trực tiếp không?
GS Gaimster: Chất lượng của các môn học trực tuyến được đảm bảo nghiêm ngặt như khi học trực tiếp. Sinh viên học nội dung giống nhau và sẽ phải đạt được các kết quả học tập như nhau. Chúng tôi thiết kế trải nghiệm học tập một cách kỹ lưỡng để luôn đảm bảo chất lượng dù phương thức giảng dạy là gì đi nữa.
Tất nhiên, chúng tôi phải điều chỉnh một số điểm để các loại hình hoạt động dành cho sinh viên phù hợp với môi trường học tập của các em. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, kết quả học và chất lượng bài tập của sinh viên đều tốt như nhau dù các em học trực tuyến hay trực tiếp.
Cô Chiat Teoh, Giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo, ĐH RMIT, gợi ý sử dụng các buổi hướng dẫn nhóm để kết nối với sinh viên.
Khi được chọn giữa học trực tuyến và học trực tiếp, vì sao sinh viên nên cân nhắc chọn phương thức trực tuyến?
GS Gaimster: Sinh viên có thể chọn học trực tuyến vì nhiều lý do như khả năng quản lý thời gian linh hoạt hơn, cơ hội cân đối việc học tập với những việc khác cần làm trong cuộc sống, hoặc đôi khi các em thấy cách học này phù hợp với phong cách học của mình hơn. Khi học trực tuyến, sinh viên không phải đến trường và có thể sắp xếp thời gian học một cách linh hoạt. Không phải mọi sinh viên đều sống gần trường nên lựa chọn này có thể cực kỳ hữu ích và giúp mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cho nhiều người hơn. Đối với một số sinh viên, việc có thể xem lại tài liệu học nhiều lần cũng là một ưu điểm lớn của học trực tuyến.
Bà nhìn nhận thế nào về tương lai của việc kết hợp học trực tiếp và trực tuyến?
Cô Teoh: Sẽ rất tốt nếu mọi sinh viên đều có thể trải nghiệm học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp trong thời gian học. Với sự gia tăng của xu hướng làm việc từ xa, tôi cho rằng mọi người sẽ kết hợp làm việc tại chỗ và trực tuyến trong tình trạng "bình thường mới". Vì vậy, tốt nhất sinh viên nên bắt đầu làm quen với xu hướng này càng sớm càng tốt. Thông qua học tập kết hợp, các em có thể học được cách truyền tải nội dung một cách rõ ràng và thuyết phục trong môi trường ảo. Nhờ vậy mà trong tương lai, các em sẽ có thể chốt được hợp đồng với khách hàng đang ở nửa kia địa cầu.
GS Gaimster: Thực tế, sinh viên đều đã tham gia vào việc học tập kết hợp rồi - có thể các em chưa nhận ra mà thôi. Sinh viên nào cũng lên mạng để nghiên cứu, trò chuyện với các sinh viên khác và tìm tài liệu, v.v. Ngay trong lớp học trực tiếp, tôi cũng thường thấy sinh viên truy cập các đường dẫn để tham khảo tài liệu do giảng viên gợi ý, hoặc tự tìm kiếm thông tin và tài liệu bổ sung cho những gì đang học trong lớp. Việc chính thức hóa quá trình này dưới khái niệm "học tập kết hợp" là việc nên làm bởi phương thức này tương đồng với nhiều môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Mở rộng tầm ảnh hưởng của các trường đại học quốc tế Theo những chuyên gia tham dự một diễn đàn trực tuyến do ĐH RMIT tổ chức gần đây, vai trò của các trường đại học quốc tế sẽ bao hàm việc phát triển lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai. Những gián đoạn mà ngành giáo dục gặp phải do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi...