Học viện Khoa học xã hội hủy kết quả của người học dùng bằng ĐH Đông Đô
Lãnh đạo của Học viện Khoa học xã hội cho biết sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, học viện đã quyết định thu lại bằng, hủy hết các kết quả liên quan đối với người học sử dụng văn bằng của Trường ĐH Đông Đô.
Trường ĐH Đông Đô – Ảnh: NAM TRẦN
Sau khi rà soát Học viện Khoa học xã hội thống kê được 12 trường hợp đang làm tiến sĩ, thạc sĩ tại học viện có sử dụng văn bằng 2 của Trường ĐH Đông Đô.
Lãnh đạo của học viện cho biết đã cung cấp hồ sơ của các học viên cho cơ quan điều tra, báo cho học viên biết. Sau khi có văn bản chính thức của cơ quan điều tra, hội đồng kỷ luật của học viện đã xem xét và có quyết định với từng trường hợp cụ thể, có xử lý và báo cáo.
Được biết hôm nay (30-12), lãnh đạo học viện đã làm việc với 11 người đang làm tiến sĩ và 1 người làm thạc sĩ tại học viện có sử dụng văn bằng 2 của Trường ĐH Đông Đô. Tất cả những người học này sẽ bị hủy kết quả.
Liên quan đến Trường ĐH Đông Đô đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh khi chưa được phép, rất nhiều người học sử dụng văn bằng này để đi làm tiến sĩ, thạc sĩ tại các trường đại học khác đã bị các trường hủy kết quả học tập.
Mới đây Bộ Công an đề nghị các cá nhân đã được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng không đúng quy định liên hệ với cơ quan an ninh điều tra để trình báo, làm việc và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra.
'Văn bằng 2 tiếng Anh không nên có giá trị suốt đời'
TS Lê Viết Khuyến đề xuất nên đặt ra thời hạn của văn bằng 2 tiếng Anh, không nên có giá trị suốt đời. Nếu không, tấm bằng sẽ không đánh giá được năng lực người học qua thời gian.
Nhiều ý kiến băn khoăn khi cùng đánh giá trình độ ngoại ngữ, nhưng bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh lại có giá trị suốt đời trong khi các chứng chỉ như TOEIC, IELTS chỉ có thời hạn nhất định. Hết thời hạn, người học phải thi lại để chứng minh khả năng tiếng Anh.
Video đang HOT
Chính điều này dẫn đến sự nở rộ các chương trình đạo tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh ở các trường đại học và nạn "học giả bằng thật" như ở ĐH Đông Đô.
Văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh của ĐH Đông Đô cấp cho học viên. Ảnh: N.H.
Khối lượng kiến thức chênh lệch nên giá trị khác nhau
Bà Bùi Thị Thanh Trúc, Trưởng khoa Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) cho biết bằng cử nhân chính quy hay văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh chỉ được cấp cho người học khi họ hoàn thành một khối lượng kiến thức nhất định theo khung chương trình chuẩn quốc gia đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Bất kể ngôn ngữ nào, người học không chỉ luyện thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn học nhiều khối kiến thức đại cương, chuyên ngành, kiến thức bổ trợ và các khối kiến thức khác về văn minh, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị. Do đó, như bao nhiêu bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 của những ngành khác, văn bằng ngành Ngôn ngữ Anh có giá trị suốt đời.
Trong khi các chứng IELTS, TOEFL, TOEIC chỉ tập trung vào một mảng kiến thức chuyên biệt trong tiếng Anh. Chứng chỉ TOEIC đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh khi làm việc trong môi trường quốc tế, TOEFL dành cho những người có nguyện vọng học chuyên sâu, du học. Họ chỉ tập trung rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho thành thạo. Tùy theo năng lực, các chứng chỉ sẽ đánh giá khả năng, trình độ của người học theo bậc, số điểm nhất định.
"Việc học những kỹ năng này chỉ là một phần trong khối lượng kiến thức mà chương trình cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh yêu cầu. Nói cách khác, giỏi tiếng Anh chỉ là một phần yêu cầu để có được bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh. Chính vì khối lượng kiến thức khác nhau nên giá trị sử dụng của bằng cử nhân và chứng chỉ tiếng Anh khác nhau", Trưởng khoa Ngoại ngữ của HUFLIT nói.
Nhiều ý kiến lo lắng năng lực, kỹ năng của những người có bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh sẽ bị mai một qua thời gian nhưng giá trị tấm bằng vẫn còn. Trong khi các chứng chỉ TOEIC, IELTS có thời hạn nhất định sẽ đánh giá đúng, thực chất khả năng của người học ở mỗi thời điểm.
Bà Trúc thừa nhận qua thời gian không được sử dụng, trau dồi, những kỹ năng về ngôn ngữ dễ bị mai một, lãng quên. Tuy nhiên, bà cho rằng, để xác định năng lực của người học, người làm ở bất kể thời điểm nào, các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động luôn có cách.
"Đơn vị sử dụng lao động hoàn toàn có thể đưa ra bài kiểm tra, yêu cầu nhân viên chứng minh khả năng của mình. Cơ quan Nhà nước cũng hoàn toàn có thể kiểm tra như vậy, yêu cầu công chức, viên chức cập nhật kiến thức. Vấn đề là các đơn vị đó có muốn kiểm tra hay không chứ không thể đổ lỗi cho tấm bằng", bà Trúc nêu.
Học văn bằng 2 dễ hơn cử nhân chính quy tập trung?
Một thực tế không thể phủ nhận, văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh đang là một trong những yêu cầu tối thiểu để người học tham gia các chương trình, bậc học cao hơn hoặc bổ nhiệm, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức.
"Đây là lựa chọn của người học. Thay vì học một chứng chỉ có giá trị trong 2 năm, họ chọn học văn bằng có giá trị lâu dài, khỏi phải thi đi thi lại", bà Trúc nói.
Trưởng khoa Ngoại ngữ ĐH HUFLIT thừa nhận vì nhiều yếu tố khác nhau, mọi người luôn cảm thấy việc học văn bằng 2 nhẹ nhàng, dễ dàng hơn học chương trình cử nhân chính quy.
Đối với người học văn bằng 2, họ được giảm khối lượng kiến thức đại cương do đã được học từ văn bằng 1. Nên số tín chỉ, khối lượng kiến thức còn lại trong chương trình đào tạo ít hơn so với chương trình chính quy tập trung. Hơn nữa, văn bằng 2 hướng đến đối tượng là người đã đi làm, thời gian đào tạo khoảng 18-24 tháng. Người học được linh động học vào buổi tối, cuối tuần.
"Khi đã đi làm, điều kiện trau dồi kiến thức sẽ khác sinh viên đi học chính quy. Đến lúc này, yếu tố người học rất quan trọng. Nếu họ đầu tư thời gian thì kết quả thu được năng lực cũng tương đương như sinh viên học chính quy. Nhưng do tác động từ công việc đang làm, thời gian, tuổi tác ảnh hưởng đến sự tập trung, đầu tư cho việc học nên chất lượng sinh viên văn bằng 2 thường thấp hơn chương trình chính quy tập trung", giảng viên ĐH HUFLIT đánh giá.
Nhưng không phải tất cả đều như vậy, bà Trúc cho biết vẫn có những sinh viên học lớp văn bằng 2 nhưng năng lực xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi, thực sự có kiến thức, kỹ năng.
Bà Trúc đánh giá việc nhiều người đổ xô đi học văn bằng 2 và bằng nhiều cách có được tấm bằng, trong đó có trường hợp gian dối, không thực học như đã xảy ra ĐH Đông Đô là khó tránh khỏi trong thực tế nếu cơ quan quản lý không có biện pháp kiểm soát.
Yêu cầu bằng cấp gây "học giả, bằng thật"
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), nhận định nguyên nhân của việc "học giả bằng thật" như hiện nay xuất phát từ yêu cầu bằng cấp của các cơ quan tuyển dụng. Khi Nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, người lao động buộc phải có thêm bằng cấp, chứng chỉ mới để đáp ứng yêu cầu việc làm.
Từ đó, học văn bằng 2, văn bằng 3 dần trở thành xu hướng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian vừa học vừa làm, dẫn đến tình trạng "mua bằng" nở rộ ở nhiều trường đại học.
Về việc sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh để "bắc cầu" làm mục đích khác, TS Khuyến đề xuất các cơ quan cần đặt ra tiêu chí riêng.
"Ví dụ, những người muốn học lên bậc cao hơn, cần có đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hoặc phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứ không phải "chạy" bằng 2 tiếng Anh để làm điều kiện đầu vào", nguyên phó vụ trưởng đề xuất.
Ông Khuyến cho rằng văn bằng 2 tiếng Anh ở các trường đại học cũng nên đặt thời hạn 2 năm giống các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Sau 2 năm, kiến thức có thể mai một, thiếu tính cập nhật, người học cần học và lấy bằng mới để đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan làm việc hoặc cơ sở đào tạo.
Ông T., giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, cũng nhận thấy việc đặt thời hạn nhất định cho bằng tiếng Anh có lợi ích nhất định. Điều này khiến người học phải liên tục trau dồi, cập nhật kiến thức mới. Ví dụ, các chứng chỉ tiếng Anh ở nước ngoài như IELTS, TOEIC chỉ có thời hạn trong 2 năm. Nếu chứng chỉ hết hạn, học viên phải lấy chứng chỉ mới.
Nhưng thời hạn 2 năm, theo ông T., cũng có những bất cập như tốn kém thời gian và tiền bạc để học và thi.
"Không nên để chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn, thay vào đó có thể đặt thời hạn 10 năm thi lại một lần, như thế sẽ phù hợp hơn", Ông T. đề xuất.
Ngoài ra, ông T. cho rằng cơ quan Nhà nước cần xem xét và thống nhất khung chương trình chung cho việc đào tạo và cấp bằng cử nhân tiếng Anh. Tiếng Anh là ngành đặc thù, nếu đặt ra tiêu chuẩn quốc gia cho những trường đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh, việc kiểm soát chất lượng đào tạo và xử lý sai phạm sẽ thuận tiện hơn.
Tự chủ đại học: Không thể buông lỏng giám sát Từ những sai phạm trong đào tạo văn bằng 2 tại Trường ĐH Đông Đô vừa bị phanh phui, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ GDĐT ở đâu khi để Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh và đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh trái quy định? Ảnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xem phim "Sex Education", tôi bật khóc nhận ra tại sao đời mình luôn thua thiệt
Góc tâm tình
22:41:33 14/05/2025
Lee Do Hyun xuất ngũ, sẵn sàng tái ngộ Lim Ji Yeon
Sao châu á
22:39:06 14/05/2025
Những bóng hồng làm nhà sản xuất phim của điện ảnh Việt
Hậu trường phim
22:36:49 14/05/2025
Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?
Sao việt
22:33:48 14/05/2025
Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm
Tv show
22:29:31 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ
Tin nổi bật
22:18:07 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga
Thế giới
22:16:15 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động
Sức khỏe
21:53:13 14/05/2025