Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học mới 2021-2022
Sáng 12/10/2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2021-2022 chào mừng hơn 2.600 tân sinh viên Khóa 41 tựu trường.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ.
Tham dự Lễ Khai giảng, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn có PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Đình Hòe, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS.TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các đơn vị trong Học viện và đại diện sinh viên Việt Nam và sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào các lớp Khóa K41.
Tham dự Lễ Khai giảng trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams có toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, đại diện sinh viên các Khóa 38, 39, 40 cùng hơn 2.600 tân sinh viên Khóa 41.
Phát biểu khai giảng năm học mới, PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh, để thực hiện tốt các mục tiêu trong năm học 2021-2022, Học viện sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường khối đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường, tạo tiền đề để tiến hành đổi mới một cách năng động, sáng tạo và có hiệu quả.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo và bồi dưỡng, gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, coi trọng giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên; chú trọng trọng đổi mới về phương pháp giảng dạy, coi đây là một trong những khâu đột phá của Nhà trường.
Thứ ba, quyết tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo trên cơ sở ứng dụng hệ thống quản lý thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin làm nền tảng cho quản lý dạy và học; đồng thời, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về đào tạo và bồi dưỡng; thực hiện kiểm định chặt chẽ chất lượng đầu ra theo các chuẩn đã cam kết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đảm bảo chất lượng các đề tài, phát triển đội ngũ các nhà khoa học, thu hút nhiều nguồn lực để tăng cường tiềm lực khoa học. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế phục vụ thiết thực nhiệm vụ đào tạo chương trình quốc tế, nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức của Nhà trường, nhất là kiện toàn Hội đồng trường. Xây dựng và trình Học viện Chính trị quốc gia Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện, Quy chế tổ chức của Hội đồng trường. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu quả; chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ đi đôi với đổi mới phương thức quản lý hành chính.
Video đang HOT
Thứ sáu, tiếp cận các nguồn đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và các hoạt động của nhà trường; ưu tiên hiện đại hóa phòng học, cơ sở thực hành, thư viện phục vụ học tập của sinh viên.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tặng lẵng hoa chúc mừng Lễ Khai giảng năm học mới 2021-2022. Ảnh: AJC.
Phát biểu tại buổi Lễ, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao những thành tích mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nỗ lực đạt được trong năm học vừa qua.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế và vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao GS.TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần bám sát và thực hiện thật tốt chủ đề năm học này của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là: “Trọng tâm – Trách nhiệm – Kỷ cương – Nêu gương – Sáng tạo”.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chúc mừng thầy và trò Học viện Báo chí và Tuyên truyền bước vào năm học mới với tinh thần mới, quyết tâm cao, phấn khởi, lạc quan, chủ động nắm bắt cơ hội, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực chào mừng Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1962-2022).
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh trống Khai giảng năm học mới 2021-2022 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: AJC.
Đại diện cho hơn 2.600 tân sinh viên tân sinh viên Việt Nam và Lào K41 đã có bài phát biểu và tặng bó hoa tươi thắm đến lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo Học viện cùng các thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường.
Làm sao "chặn" người lạ phá rối trong lớp học trực tuyến ?
Nhiều lớp học trực tuyến bị người lạ phá rối liên tục xảy ra thời gian qua không chỉ gây bất bình với sinh viên mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường học tập.
Theo các chuyên gia, để có môi trường học tập trực tuyến an toàn, cần có nhiều yếu tố từ kỹ thuật đến kỹ năng cho người tham dự lớp học.
Lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM bị kẻ lạ phá rối
Kiểm soát lớp học bằng... email trường cấp
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hình thức học trực tuyến đã trở nên phổ biến với sinh viên (SV) các trường ĐH. Bên cạnh hệ thống quản lý học tập của trường, đa số các lớp học trực tuyến đều diễn ra trên các phần mềm như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams...
Để tham dự các lớp học này, SV bắt buộc thực hiện các bước đăng nhập lớp học theo quy định của giảng viên tùy theo từng nền tảng. Tuy nhiên, tình trạng lớp học trực tuyến bị người lạ phá rối đã liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân là do chính SV chia sẻ hoặc để rò rỉ thông tin về cách thức tham gia lớp học. Tình trạng này thường xảy ra trong các lớp học mà giảng viên ít chú ý đến việc quản lý lớp học.
PGS-TS Phạm Trần Vũ, Trưởng khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết nhà trường đang triển khai dạy học trực tuyến trên nền tảng Google Meet. Khi tham gia lớp học này, SV bắt buộc sử dụng địa chỉ email (thư điện tử) do trường cấp. Trường chỉ cấp địa chỉ email này cho SV chính thức đã nhập học, sau khi SV tốt nghiệp sẽ thu hồi lại. Do vậy, việc người lạ không phải SV của trường tham gia lớp học này là không thể, trừ khi được chính giảng viên mời vào.
"Kinh nghiệm cá nhân khi sử dụng một số phần mềm trực tuyến cho thấy không nên sử dụng chế độ đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu vì dễ dàng chia sẻ nên tính bảo vệ không cao", PGS-TS Vũ nói.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Đinh Tiên Minh, Trưởng bộ môn marketing, Khoa Kinh doanh quốc tế - marketing Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết đang áp dụng hình thức đăng nhập bằng thư điện tử trường cấp cho SV ở lớp học trực tuyến.
Tiến sĩ Minh thông tin: "Trường dạy học trực tuyến trên Microsoft Teams, giảng viên tạo lớp học trên email và những SV có tên trong danh sách mới được tham gia lớp học. SV chỉ được sử dụng địa chỉ email trường cấp, không được dùng địa chỉ thư cá nhân khi tham gia lớp học. Do vậy, chỉ khi chính SV cung cấp đường link và thông tin thư điện tử của mình cho người khác thì người khác mới vào được".
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Minh, việc người học cung cấp địa chỉ thư điện tử này rất khó xảy ra vì ngoài mục đích tham gia lớp học, hộp thư này còn gắn với toàn bộ quá trình học tập tại trường với các thông tin cá nhân quan trọng của người học.
Các nhóm học bằng Zalo cũng bị kẻ lạ phá rối - CHỤP MÀN HÌNH
"Chìa khóa" trong tay giảng viên
Bên cạnh quản lý thông tin đăng nhập, theo nhiều ý kiến, vai trò của giảng viên trong việc quản lý lớp học quyết định việc học diễn ra như thế nào.
Cần một lớp bảo vệ vòng ngoài để gia tăng độ an toàn
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Đại, nghiên cứu viên liên kết, Phòng Thí nghiệm liên ĐH về giáo dục và truyền thông (ĐH Strasbourg, Pháp), cho rằng các ứng dụng lớp học ảo hay hội thảo truyền hình trực tuyến chỉ là một công cụ quản lý một phòng học.
"Mật khẩu kết nối giống như chìa khóa mở cửa phòng học, càng nhân bản nhiều và cung cấp rộng rãi càng gia tăng rủi ro bị tiết lộ ra bên ngoài, do cả vô tình hay cố ý. Chưa kể những trường hợp tấn công mạng có chủ đích để lấy cắp mật khẩu với các ý định xấu", ông Đại nói.
Do đó, theo ông Đại, dù ứng dụng có tên gì đi nữa thì rất cần một lớp bảo vệ vòng ngoài để gia tăng độ an toàn. Cụ thể, các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) đều có chức năng tích hợp các phòng học ảo hay hội thảo truyền hình một cách trực tiếp hay gián tiếp. Khi giáo viên tạo phòng học hay cung cấp đường dẫn ngay trong LMS, thì người học không cần phải chia sẻ các đường dẫn ấy bên ngoài nữa. Tất cả chỉ cần sử dụng mã định danh cá nhân trên LMS để truy cập hệ thống, rồi đến đúng không gian dành riêng cho mỗi khóa học, vào bên trong phòng học mà giáo viên đã tạo sẵn.
"Như thế sẽ không chỉ có lợi ích ở việc tăng độ an toàn mà còn giảm bớt các thủ tục điểm danh thủ công vì mọi dấu vết vào ra phòng học đã được ghi lại đầy đủ trên LMS. Thầy cô chỉ cần tập trung vào chuyên môn, còn danh sách điểm danh bất cứ lúc nào cũng có thể bấm nút xuất ra đầy đủ và nhanh chóng", chuyên gia này phân tích.
Thạc sĩ Thái Doãn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng chính giảng viên là người quản lý lớp học, sẽ quyết định các diễn biến của lớp học trực tuyến. Ở tất cả các phần mềm đều có những chức năng cho phép người quản lý lớp học quyền kiểm soát, phân quyền cho các thành viên và những hoạt động diễn ra. Chẳng hạn, giảng viên có quyền mời vào hoặc mời ra khỏi lớp học, kiểm soát quyền được phát biểu, chia sẻ màn hình, chia sẻ link tới người khác. Ngay cả khi phát hiện người lạ, âm thanh, hình ảnh không phù hợp, giảng viên đều có thể kịp thời xử lý để lớp học không bị quấy rối.
"Một giảng viên không nắm các thao tác kỹ thuật trên phần mềm sẽ khó để kiểm soát tốt lớp học. Do vậy, bên cạnh ý thức người học thì giảng viên cũng cần trang bị những kỹ năng công nghệ và kỹ năng xử lý tình huống cần thiết trên các lớp học ảo. Trong trường hợp giảng viên chưa thực sự thành thục, các trường cần có bộ phận kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ các lớp học khi cần thiết", ông Thanh nêu ý kiến.
Tiến sĩ Đinh Tiên Minh cũng cho rằng giảng viên được quyền chủ động trong việc quản lý lớp học này. Đứng trước những tình huống phát sinh, nếu giảng viên không kịp thời và khéo léo xử lý có thể dẫn tới những điều ngoài ý muốn. "Do vậy, ngoài phương pháp sư phạm cần có thì ở lớp học trực tuyến, thầy cô còn cần hiểu tâm lý SV, kiểm soát được cảm xúc bản thân và thành thạo nền tảng công nghệ để xử lý các sự cố phát sinh trong lớp học", tiến sĩ Minh bày tỏ. .
Trường học Hà Nội tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời Để chuẩn bị cho hoạt động hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2021, Ban giám hiệu và giáo viên Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có rất nhiều cách thức. Học sinh Trường THCS Trưng Vương hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời bằng các hoạt động trao đổi, chia sẻ kiến thức và phương...