Học viện Báo chí sửa quy chế gây tranh cãi
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên vừa được Ban giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền và Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên bổ sung, sửa đổi.
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được ban hành kèm theo Quyết định số 3513, ngày 20/12/2012 có hiệu lực từ tháng 12 năm 2012. Tuy nhiên, ngay khi được chính thức áp dụng vào học kỳ I năm học 2013-2014, quy chế này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Trong khi một số đồng ý quy định sẽ thúc đẩy việc rèn luyện của sinh viên thì ngay sau khi được đưa lên website của HV Báo chí – Tuyên truyền, hơn 94% ý kiến “phản đối, rắc rối và quá nhiều điểm bất hợp lý”, số ủng hộ chỉ 3%.
Nhiều sinh viên không đồng ý quy định tính điểm rèn luyện mới của HV Báo chí – Tuyên truyền.
Video đang HOT
Ngoài việc khó đạt điểm số để xếp loại từ khá trở lên, nhiều sinh viên cũng phân tích những điểm không hợp lý của quy chế này.
Một cựu sinh viên tính toán ví dụ, tại điều 6 một sinh viên không thể vừa thuê phòng ở ký túc xá, vừa thuê phòng ngoại trú bên ngoài. Do đó, không thể được trọn vẹn 2 điểm ngoại trú 3 điểm ký túc xá được.
Tương tự, tại điều 9, sinh viên không thể vừa làm lớp trưởng, vừa làm lớp phó, vừa làm bí thư chi đoàn để được 7 4 điểm trong mục cộng điểm này.
Theo chỉ đạo của PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc HV, quy chế bổ sung, sửa đổi phải đảm bảo quyền lợi của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện; khuyến khích sinh viên nỗ lực phấn đấu để bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt đẹp và khiến cho sinh viên tích cực tham gia các phong trào hoạt động ngoại khóa, hoạt động chính trị – xã hội…
Các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cần điều chỉnh để cụ thể và dễ thực hiện hơn. Việc bổ sung, sửa đổi quy chế phải đảm bảo dân chủ, khách quan và khẩn trương để ban hành trong tháng 3/2014 và được áp dụng để đánh giá lại kết quả rèn luyện đối với sinh viên từ học kỳ I năm học 2013-2014.
Theo VNE
Thí sinh có thể được thi đại học 2 lần/năm
Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT ngày 12-3 cho thấy có tới 17 điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 được bổ sung vào quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Đáng chú ý là việc trao tự chủ tuyển sinh cho các trường và việc sẽ thay thế điểm sàn bằng các tiêu chí khác.
Thí sinh có thể tham gia tuyển sinh riêng với 64 trường đang chờ thông qua đề án
Đề xuất phương án thay thế điểm sàn
Trao đổi với phóng viên ANTĐ chiều 12-3, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ thay thế điểm sàn vốn là tiêu chí đơn nhất để quyết định đầu vào bằng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường. "Chúng tôi đang trình lãnh đạo Bộ GD-ĐT các phương án thay thế, sau đó sẽ lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia để sớm đưa ra phương án tốt nhất cho các thí sinh trong kỳ tuyển sinh sắp tới" - ông Trần Văn Nghĩa khẳng định. Phương án thay thế này vừa đảm bảo linh hoạt hơn chất lượng đầu vào và đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phân luồng đối với các loại hình đào tạo.
Với thay đổi này, Bộ đã chính thức đưa vào Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 việc ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh của trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, thống kê điểm, quy định về khung điểm ưu tiên, các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để quyết định phương án điểm trúng tuyển. Bộ sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường CĐ, ĐH xét tuyển cho từng khối, ngành đào tạo dựa vào căn cứ kết quả thi. Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường in 3 giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng cho thí sinh. Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp 1 lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp người dự thi để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Trường tuyển sinh tối đa 2 lần/năm
Đây là điểm mới của quy chế tuyển sinh năm nay khi Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ. Theo đó, hằng năm, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy tổ chức 1-2 lần. Thời gian tuyển sinh sẽ do Bộ GD-ĐT quy định cụ thể.
Bộ GD-ĐT quy định rõ, các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định sau đây: xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh có nội dung quy định và đáp ứng các yêu cầu do Bộ GD-ĐT quy định; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi (nếu có), xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh. Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng là không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Các trường ĐH, CĐ phải phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi (nếu có) diễn ra an toàn, nghiêm túc. Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát.
Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Theo ông Trần Văn Nghĩa, hiện tại đã có 64 trường ĐH, CĐ gửi đề án tự chủ tuyển sinh về Bộ. Ngay khi ban hành Thông tư sửa đổi quy chế tuyển sinh, Bộ sẽ công bố các đề án phù hợp với quy chế để các trường triển khai thực hiện.
Theo ANTD
Giáo viên không phải làm sổ sách, hồ sơ ngoài quy định Sau loạt bài trên Tuổi Trẻ về "gánh nặng" hồ sơ, sổ sách, giáo án, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường không sử dụng những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của điều lệ hoặc quy chế do Bộ GD-ĐT ban hành. Các trường có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ...