Học trường Tây trong và ngoài nước: “Đong đếm” lợi ích
Tìm một trường học phù hợp với con tại quê nhà là điều không hề dễ. Có cơ hội đi khắp các vùng biển đến những vùng đất xa lạ sẽ giúp trẻ nhận ra những khía cạnh mới trong cuộc sống.
Du học giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Ảnh minh họa
Không ít phụ huynh cho rằng, các trường học quốc tế sẽ làm tốt vai trò trong việc giúp trẻ hoàn thiện bản thân và trau dồi kiến thức. Từ trước tới nay, danh tiếng của các trường quốc tế thường vượt trội so với những tổ chức giáo dục công lập, nhờ quy mô lớp học nhỏ và chương trình giảng dạy đa dạng về văn hóa.
Theo học tại một ngôi trường quốc tế được coi là trải nghiệm tuyệt vời đối với học sinh ở mọi lứa tuổi. Và điều này có thể đặc biệt trở nên giá trị đối với những người đang học trung học. Bởi ở lứa tuổi đó, các em đang là những người cần xác định con người mình muốn trở thành khi bước vào đời. Đồng thời, người học cũng cần quyết định về việc sẽ theo đuổi nghề nghiệp nào và đâu là nơi họ có thể sống trong tương lai.
Thay vì theo học ở nước ngoài, không ít cha mẹ cho phép con du học tại chỗ ở các trường quốc tế trong nước. Những ngôi trường này cũng sẽ mang lại ảnh hưởng quốc tế và có thể giúp sinh viên có tầm nhìn toàn cầu. Cụ thể, người học sẽ có cơ hội khám phá các nền văn hóa đa dạng. Và nhờ đó, hàng loạt cánh cửa mới cũng sẽ mở ra với những người trẻ này. Tuy nhiên, theo học tại một trường tập trung vào toàn cầu có thể không phải là yếu tố duy nhất giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn quốc tế.
Dữ liệu trong năm 2017 cho thấy, du học là ngành kinh doanh lớn, trị giá ít nhất 43,2 tỷ USD trên toàn cầu, theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn Trường học Quốc tế (ISC). Các báo cáo tư vấn tính đến tháng 5/2017, có 8.789 trường quốc tế trên khắp thế giới, phục vụ 4,79 triệu học sinh – cả gia đình bản xứ và người nước ngoài – và 444.323 nhân viên.
Dưới đây là sự so sánh những lợi ích giữa việc theo học trường quốc tế trong và ngoài nước.
1. Ảnh hưởng văn hóa
Video đang HOT
Học tập tại một trường quốc tế sẽ luôn giúp học sinh tập trung vào toàn cầu. Các trường quốc tế thúc đẩy những chủ đề quốc tế về giáo dục, xây dựng nền tảng hiểu biết văn hóa vững chắc. Theo học một chương trình giảng dạy như Chứng chỉ IB hoặc Kỳ thi Quốc tế Cambridge có thể giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm về các nền văn hóa mới và thế giới bên ngoài lớp học. Trải nghiệm này chỉ được tối đa hóa bởi cơ hội học tập ở nước ngoài. Môi trường nước ngoài sẽ là nơi người học được trải nghiệm một nền văn hóa mới trong cuộc sống hằng ngày.
Trong khi đó, khi theo học tại một trường quốc tế tại quê hương, chắc chắn. người học sẽ chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa mà họ luôn là một phần của nó. Ngay cả khi người học dành cả ngày để luyện tập ngoại ngữ, thảo luận về các vấn đề thế giới và nghiên cứu một chương trình giảng dạy toàn cầu, họ vẫn sẽ rời khỏi khuôn viên trường mỗi ngày và quay lại môi trường nơi đã quen từ nhỏ.
Nhiều trường quốc tế thường chú trọng vào việc giảng dạy văn hóa. Vì vậy, thực tế, môi trường nước ngoài gồm nhiều quốc tịch sẽ mang lại nhận thức cao hơn về các nền văn hóa mà học sinh có thể chưa bao giờ biết tới. Sự tiếp xúc này có thể mang lại giá trị vô giá đối với một đứa trẻ trong những năm đầu. Và, đây có thể là điều mà các trường học trong nước chưa thực hiện được.
2. Bạn bè và đồng nghiệp
Một phần tuyệt vời của việc học ở trường trung học là cơ hội giao lưu và dành thời gian bên những người bạn cùng trang lứa. Khi học tại một trường quốc tế, sinh viên có cơ hội đặc biệt để gặp gỡ các học sinh đến từ các nền văn hóa khác nhau, khám phá những quan điểm và cách nhìn mới về thế giới. Một trường quốc tế tại quê hương sẽ chủ yếu có học sinh trong khu vực theo học. Điều đó có nghĩa là hầu hết học sinh tại trường cũng sẽ là người dân địa phương.
Lợi ích chính của việc học tập tại một trường quốc tế ở các quốc gia khác là sự tham gia của học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi học sinh đều được trải nghiệm điều độc đáo này cùng nhau, khi họ đến từ các hoàn cảnh khác nhau. Yếu tố này giúp “san bằng” sân chơi. Bởi, không nền văn hóa nào có ý nghĩa hơn các nền văn hóa khác vì không ai có lợi thế “sân nhà”. Trong một môi trường như vậy, mọi người đều bình đẳng. Nhờ đó, học sinh dễ hòa đồng và cùng nhau xây dựng một cộng đồng.
3. Cơ hội phát triển
Trong khi học tập tại quê hương, trẻ vẫn được hưởng sẵn tất cả các tiện nghi như ở nhà. Điều này có nghĩa là người học không cần tự lập hơn. Do đó, thời gian trên ghế nhà trường vẫn là một trải nghiệm rất giống với việc học tại một trường tiêu chuẩn trong khu vực. Và mặc dù điều đó rất phù hợp với đa số người trẻ, nhưng cơ hội để phát triển và mở rộng tầm nhìn của họ chắc chắn sẽ được mở rộng khi sống ở nước ngoài.
Trong thời gian học tập ở nước ngoài, người học có cơ hội tìm hiểu về văn hóa địa phương và tìm thấy sự tự tin trong một môi trường khác so với trước đây. Đối với học sinh trung học, điều này cũng mang lại cho họ cơ hội tìm hiểu về quá trình học đại học và cơ hội nghề nghiệp tại quốc gia mà họ đang tạm sống. Điều này có thể đặc biệt có giá trị đối với những người muốn nâng cao trình độ học vấn ở một quốc gia khác.
Nhìn chung, sống ở nước ngoài giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới hoạt động bên ngoài nền văn hóa và cộng đồng trực tiếp của họ. Điều này giúp người học có cơ hội nhìn thấy một lối sống mới và đón nhận những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Giúp con chọn trường lại thành tạo áp lực cho con
"Sát sàn sạt" chọn trường, chọn ngành cho con, phụ huynh không ngờ đang vô tình tạo áp lực lên các sĩ tử lớp 12. Trong khi, các bạn trẻ muốn giảm áp lực bằng cách chọn phương thức xét tuyển và thích các trường ĐH trải nghiệm nhiều kỹ năng sống hơn.
Quan tâm con mà con không hiểu!
Nhiều phụ huynh cho rằng cùng con chọn trường, chọn ngành, thậm chí quyết định luôn hộ con là sự quan tâm, chia sẻ nhưng không ngờ điều này vô tình gây áp lực lớn cho các sĩ tử. Khi con cái không đón nhận, các bậc cha mẹ than thở "quan tâm con mà con không hiểu".
"Ngày nào trước bữa cơm mẹ cũng hỏi đã chọn được trường nào chưa, đọc thông tin ngành mẹ gửi chưa. Mình đang học bài mẹ cũng chìa cái điện thoại mở sẵn trang thông tin tuyển sinh ra bắt đọc. Trước khi đi ngủ, mẹ lại hỏi lần nữa. Mẹ khiến mình sợ hai từ "chọn trường" ghê gớm." Thanh Minh (lớp 12, THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội) chia sẻ.
Phụ huynh bồn chồn, lo lắng đợi con ngoài trường thi trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi mùa tuyển sinh
Thanh Minh không muốn mẹ chọn trường thay mình vì suy nghĩ, quan điểm của hai mẹ con về nghề nghiệp khác nhau. Trong khi, mẹ muốn Minh "làm bàn giấy" thì nữ sinh này lại thích môi trường học tập trải nghiệm, nhiều khám phá, ra trường có thể làm công việc liên quan đến ngành mỹ thuật sáng tạo.
"Mình sợ, nếu nghe theo mẹ, mình sẽ không đủ yêu thích để học hết ĐH. Còn "cãi" lại mẹ, mình chưa dám vì đang chưa đưa ra được quyết định chọn trường nào phù hợp với sở thích lại thuyết phục được mẹ." nữ sinh băn khoăn.
Chủ động để con trải nghiệm quyết định đầu đời
Chưa từng thay con quyết định điều gì liên quan đến học tập, có những lần con trai khiến anh Thanh Tùng bất ngờ, có lần khiến anh buồn vì không được như mong đợi nhưng anh cho rằng tất cả đều là trải nghiệm, bài học quý.
Đến khi con đứng trước lựa chọn học trường nào, ngành gì, anh cũng để con chủ động tìm hiểu và chia sẻ với bố trong vai trò người lắng nghe, đưa ra ý kiến đóng góp. "Con thích trường ĐH FPT vì có nhiều hoạt động trải nghiệm. Trường xét tuyển học bạ hoặc điểm thi THPT, đỡ áp lực bố ạ. Nếu giỏi thì thi học bổng, không thì thôi." Anh Tùng thuật lại lời con trai khi được hỏi "thích trường gì".
Chưa biết ĐH trải nghiệm là thế nào nhưng anh Tùng không vội phản đối. Vừa động viên con tiếp tục học ôn, vừa gợi ý "khi nào trường có hoạt động tham quan gì thì rủ bố đi với nhé" để anh có cơ hội trực tiếp tìm hiểu môi trường học mà con trai mơ ước. Quả thật, con trai anh mời bố cùng đến tham dự sự kiện "Một ngày làm sinh viên" do ĐH FPT tổ chức.
Để con chủ động lựa chọn, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin, chia sẻ với con trong vai trò người lắng nghe, đưa ra ý kiến đóng góp.
"Trường ở khá xa nhà tôi nhưng có chuyến xe buýt đi qua cũng tiện. Đến trường, được chứng kiến một ngày làm sinh viên, con được học CNTT trong phòng lab hiện đại, tập Vovinam, tập nhạc cụ dân tộc, lóng ngóng lắm nhưng cháu tỏ ra thích thú. Tôi cũng đi tham quan ký túc xá, nhà ăn... tiện nghi khang trang và đầy đủ." Anh Tùng chia sẻ ấn tượng ban đầu về ĐH FPT.
Tìm hiểu sâu hơn về ĐH FPT, anh Tùng được biết chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn quốc tế. Nhưng hoạt động trải nghiệm cũng là điều được nhấn mạnh mang lại lợi ích cho sinh viên. Các hoạt động trải nghiệm ở ĐH FPT xoay quanh các nhóm cốt lõi phù hợp với xu thế thế giới và Việt Nam.
Qua đó, sinh viên tự trang bị kỹ năng sống hữu ích, thích ứng linh hoạt với nhiều hoàn cảnh. 100% sinh viên ĐH FPT có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp thực tế trước khi tốt nghiệp là điều anh Tùng ấn tượng. Cũng đang quản lý công ty gia đình, anh hiểu, những kinh nghiệm, kỹ năng này chính là điều các doanh nghiệp hiện nay đang cần ở nhân sự trẻ.
Để con chủ động trong quyết định đầu đời, đồng hành cùng con tìm hiểu về ĐH trải nghiệm - môi trường được lòng nhiều gen Z vì có phương thức xét tuyển giảm áp lực và nhiều hoạt động sinh viên, tiện ích tích hợp là cách nhiều phụ huynh giúp con vượt qua mùa tuyển sinh nóng bỏng đang cận kề.
Tỷ phú Bill Gates: Lập quy tắc, con đủ 13 tuổi mới được sử dụng điện thoại Dù tuyên bố ly hôn mới đây của vợ chồng tỷ phú Bill Gates gây "ồn ào" khắp thế giới nhưng họ đã nuôi dạy 3 người con trưởng thành với phương pháp giáo dục khác biệt. Bill Gates là doanh nhân, nhà từ thiện, tỷ phú nổi tiếng người Mỹ. Ông chính là người đồng sáng lập, chủ tịch tập đoàn phần...