Học trực tuyến: ‘Đăng nhập vào được lớp học thì cô giáo chào tạm biệt rồi’
Một số phụ huynh phản ánh với giáo viên, chị và con đăng nhập mãi mới vào được lớp học thì đã nghe cô chào tạm biệt cả lớp.
Mấy ngày nay, ngày nào lớp học trực tuyến của tôi cũng có khoảng 13 học sinh theo học. Trong khi dạy, tôi thấy cũng khá nhiều phụ huynh đăng nhập nhưng chỉ được một lúc là thoát ra. Có những em chỉ thấy dòng tên hiện lên nhưng không thấy người và cũng chẳng nghe tiếng.
Khi được hỏi, phụ huynh cho biết, nhà có một cái điện thoại nên bố đi công chuyện là bé không có gì để học. Nhà có hai anh em thì chỉ một người được học. Có em đang học nhưng cuộc gọi đến lại phải đợi để ba mẹ nói chuyện xong rồi mới vào học tiếp. Thương nhất là cô bé K.T, mẹ cô bé nói rằng: “Em đăng nhập mãi mới vào được lớp thì đã nghe cô chào tạm biệt mất rồi”.
Giờ học bắt đầu từ 15h mỗi ngày, nhưng phụ thuộc thiết bị học của ba, mẹ và do mạng quá chậm nên nhiều học sinh dù muốn cũng không thể tham gia học.
“Chán quá cô ơi! Vào được một lúc thì lại thoát ra không vào lại được nữa”; “Từ hôm học đến giờ, con em chưa được chữ nào cả. Ngồi cả buổi mà màn hình cứ đen thui, cô giảng trò không nghe gì hết” , là chia sẻ của nhiều người sau buổi dạy online.
Một số đồng nghiệp cũng chia sẻ với nhau về sự cố nghẽn mạng khi dạy. ” Khi sáng chị cũng dạy 2 tiết mà học trò cứ vào rồi ra, phụ huynh thì gọi điện hỏi đủ thứ …” . Có cô chán nản nói rằng: “Cô ra… trò vào …out liên tục. Hơn nửa lớp ở ngoài không học được”.
Trẻ học online. (Ảnh minh họa)
Giáo viên đang nỗ lực hết mình
Video đang HOT
Hiện Hà Nội, TP.HCM tổ chức dạy online, nhiều tỉnh thành khác cũng có kế hoạch dạy online vào ngày 13/9 và 20/9 (nếu dịch bệnh chưa được đẩy lùi). Tuy nhiên các giáo viên đã triển khai ôn tập online cho học sinh từ tuần vừa qua với mong muốn các em làm quen với việc học và thao tác máy.
Có thầy cô giáo ngày dạy online, tối tranh thủ đăng ký học thêm các lớp dạy thiết kế bài giảng, vào các phần mềm trực tuyến (hoặc học hỏi thêm nhiều đồng nghiệp) để học nâng cao kỹ thuật giúp cho những bài dạy sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn.
Nếu 1/3 học sinh học thì 2/3 em khác thế nào?
Cái khó để dạy online cho học sinh tiểu học lúc này không phải từ giáo viên mà từ rất nhiều nguyên nhân như tôi phân tích ở trên. Thầy cô giáo nào chẳng muốn các em học chăm, học tốt. Bởi thế, nếu cứ bắt buộc dạy online, điều làm chúng tôi băn khoăn nhất lúc này chính là không thể huy động 100% học sinh tham gia học tập.
Và như thế, 2/3 học sinh không thể học sẽ thế nào khi các em trở lại trường? Một vài em còn có thể phụ đạo, hơn nửa lớp giáo viên sẽ phụ đạo lúc nào? Dạy lại chương trình sao?
Nếu thế có nhất thiết buộc phải triển khai năm học ngày lúc này? Nếu chúng ta vẫn phải chạy chương trình tiếp thì 2/3 học sinh chưa được học online ấy buộc phải đi học thêm. Sợ rằng lúc đó, áp lực thời gian, tiền bạc lại dồn lên vai các em và gia đình.
Giải pháp nào cho học sinh tiểu học?
Giáo viên vẫn tổ chức dạy online nhưng là dạy ôn tập cho học sinh để các em không quên kiến thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thiết kế lại thời lượng chương trình khoảng 25 tuần và giao cho giáo viên chủ động tinh giản nội dung kiến thức để chỉ tập trung dạy những kiến thức trọng tâm.
Giảm thời lượng một số môn học như Thể dục (2 tiết/lớp/tuần) còn 1 tiết. Gộp Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công (3 tiết/tuần) chỉ còn 2 tiết để tăng thêm cho các môn Toán, tiếng Việt và ngoại ngữ.
Được thế, dù đến trường trễ nhưng các em vẫn sẽ nắm được bài, đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục.
Phụ huynh than trời con lớp 1 học online 4 - 5 tiết/ngày, ngược với quy định
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1 lo lắng khi nhìn lịch học 4 đến 5 tiết/ngày, ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ cho phép dạy online tối đa 3 tiết/ngày.
Nhìn vào thời khoá biểu học chính khoá của cậu con trai lớp 1 (trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) chị Nguyễn Hoài Thương "than trời" vì các tiết học dày đặc. Con chị bắt đầu học trực tuyến các nội dung mới năm học 2021 - 2022 từ ngày 13/9. Lịch học được sắp xếp vào buổi tối trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 5, học từ 19h, nghỉ thứ 6 và học bù vào sáng thứ 7 để phụ huynh dễ dàng kèm con học.
Chị Thương lo lắng khi thời khoá biểu của con được xếp với cường độ học cao, dày đặc, ba ngày 4 tiết và hai ngày 5 tiết. Chị cho rằng điều này sẽ khiến trẻ căng thẳng và áp lực ngay những tiết đầu tiên năm học mới.
Vị phụ huynh băn khoăn khi thời khoá biểu của trường đi ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội. Theo quy định của Sở, từ ngày 13 đến 30/9, khi học sinh lớp 1 chưa thể tới lớp do dịch COVID-19 thì các trường bắt đầu dạy học trực tuyến theo chương trình, thời lượng tối đa 3 tiết/ngày với hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Các trường sắp xếp thời khóa biểu khoa học, không gây áp lực với học sinh, trong đó ưu tiên dạy học môn tiếng Việt và môn Toán.
Lịch học khối lớp 1 của trường Tiểu học Phương Liệt.
Năm học 2021 - 2022, con gái lớn của chị Lê Thị Tâm (Long Biên, Hà Nội) vào lớp 7 và con gái nhỏ vào lớp 1. Với bé lớp 7, do có kinh nghiệm từ ba lần học online trước nên con có thể tự đăng nhập và sử dụng thiết bị học dễ dàng. Còn với cô con gái lớp 1, lần đầu học online, còn nhiều bỡ ngỡ.
Điều chị lo lắng hơn là thời khoá biểu của con dày đặc cả tuần 4 tiết, trong đó thứ 5 và 6 học sáng từ 8h, còn lại thứ 2, 3, 4 học tối từ 19h. Với lịch học các môn sát nhau và liên tục như vậy, chị lo sức khoẻ của con khó đảm bảo, áp lực và chán học.
" Trong thời khoá biểu của con có ngày thứ 5, 6 học vào buổi sáng, nhưng tôi và chồng đều phải đi làm từ 7h30. Nếu để hai con ở nhà tự trông nhau học trực tuyến thì không yên tâm vì còn nhiều vấn đề phát sinh về đường truyền mạng, đăng nhập ra vào lớp học, hướng dẫn con học. Còn nếu đưa đến cơ quan để tiện kèm cặp, hướng dẫn thì cũng không phải là cách giải quyết tốt cho việc học của con" , chị Tâm đau đầu tính toán.
Chị cho rằng, trong lúc học sinh chưa thể đến lớp do dịch bệnh, nhà trường chỉ nên ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt, Toán, còn lại các môn như Đạo Đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Thể dục nên lùi lại. Nhà trường sắp xếp thời khoá biểu với nhiều môn học như vậy khiến các con thấy mệt mỏi, ảnh hưởng sức khoẻ.
Đồng thời, chị cũng mong muốn nhà trường sắp xếp thời gian học vào tất cả các buổi tối trong tuần để phụ huynh thuận tiện hơn trong viên kèm con học mỗi ngày, do ban ngày gia đình đều vẫn phải đi làm.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ)
Giống như chị Thương và Tâm, chị Phan Thu Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ khi nhìn vào thời khoá biểu của cậu con trai đang theo học lớp 1 tại một trường tư thục. Nhà trường sắp xếp lịch học cho khối lớp 1 từ thứ 2 đến thứ 6, tất cả các ngày đều 5 tiết học. Ngoài hai môn Tiếng Việt, Toán, con chị sẽ phải học thêm các môn Việt Nam học, Khoa học học, tiếng Anh, Âm nhạc, Tin học, Thể chất.
Chị Phương và nhiều phụ huynh trong lớp không đồng tình với lịch học dày đặc như vậy. Việc học online quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực, cảm hứng của con đặc biệt là chất lượng học khó đảm bảo. Đồng thời, lịch học trên cũng đi ngược với tinh thần quán triệt chung của Sở GD&ĐT Hà Nội dạy quá 3 tiết/ngày.
Từng phản ánh lo lắng trên với giáo viên chủ nhiệm lớp và đề nghị giảm số tiết học để đảm bảo, nhưng câu trả lời mà phụ huynh nhận lại chỉ là kế hoạch chung của hệ thống.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, trong quá trình dạy học, các trường không thể bê nguyên chương trình trực tiếp ở lớp vào dạy trực tuyến, mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn.
Trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3 - 4 hoạt động để học sinh tương tác. Không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục hai giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại. Các trường nên ưu tiên dạy hoạt động trải nghiệm, kỹ năng, nề nếp.
Vị chuyên gia khuyến cáo giáo viên khi chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến cần dựa trên ý tưởng sư phạm và công cụ trực tuyến phù hợp. Không tổ chức các hoạt động đòi hỏi học sinh chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến.
Nhiều địa phương miền Tây sẽ dạy học trực tuyến Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên nhiều địa phương ở miền Tây khai giảng năm học mới và dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Gần đến ngày khai giảng năm học mới, thầy cô, ban giám hiệu trường THPT Trung An ở huyện vùng sâu Cờ Đỏ, TP Cần Thơ tất bật liên hệ học sinh,...