Học trực tuyến: Cả lớp hốt hoảng vì tiếng chó sủa vọng qua mic
Cả lớp hốt hoảng vì tiếng chó sủa, phụ huynh mời thầy ăn bánh xèo, tiếng rán cá xèo xèo vọng vào mic… là những tình huống khiến cả thầy lẫn trò “không nhịn được cười” khi học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19.
Giảng viên dạy trực tuyến mùa dịch Covid-19 – MỸ QUYÊN
Đủ loại âm thanh, hình ảnh lúc học trực tuyến
Giảng viên Nguyễn Minh Trí, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, kể lại: “Mỗi lần tôi dạy học trực tuyến đều có những tình huống khiến tôi cười hoài, cười không kịp thở. Có lúc, sinh viên đang trả lời câu hỏi của thầy bỗng rộ lên tiếng chó sủa khiến cả lớp giật mình hoảng hốt. Rồi có khi nữ sinh viên đang ăn vặt nhưng quên tắt mic nên cả lớp cứ nghe tiếng nhai chóp chép”.
Mới đây, thầy Trí còn được phụ huynh mời ăn bánh xèo trong lúc đang dạy online. “Tôi chợt nghe thấy tiếng phụ huynh hỏi: “Ăn bánh xèo không con?”. Nữ sinh liền đáp “con đang học mẹ ơi”. Thế là, phụ huynh quay sang hỏi “ăn bánh xèo không thầy ơi” khiến cả lớp cười muốn xỉu”, thầy Trí kể lại.
Trong một tình huống “đối phó”, thầy Trí đề nghị trả lời câu hỏi thì cả lớp im ru và các em viện cớ mạng internet chậm nên nên không nghe và không nói được. “Lúc đó, tôi độc thoại đúng kiểu tiếng tôi vang rừng núi, sao không ai trả lời. Tuy nhiên, khi tôi điểm danh, học hô to “có có” như thắng trận”, thầy Trí nói.
Sinh viên chưa chải đầu, mắt nhắm mắt mở
Trong một số lớp học trực tuyến, giảng viên chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười khác như sinh viên chưa chải đầu, mắt nhắm mắt mở, quần áo xộc xệch trên giường ngủ bề bộn….
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn, giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho hay: “Có một số sinh viên vừa ngủ dậy, chưa kịp chải đầu, vừa ngáp ngủ vừa dụi mắt, quần áo thì xộc xệch, chăn màn thì lung tung nhưng quên tắt camera khiến cả cô và trò đều bật cười”.
Còn lớp học online của thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Anh, giảng viên môn phương pháp dạy học ngữ văn Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, được nghe thấy nhiều tiếng động lạ.
“Khi tôi gọi sinh viên trả lời câu hỏi thì nghe tiếng em bé khóc ré lên, thì ra bạn đó đang trông trẻ. Một số sinh viên quên tắt mic, thế là cả lớp nghe tiếng xe máy rè rè, tiếng rán cá xèo xèo trên bếp và cả tiếng chó sủa. Khi xuất hiện trước camera, một số sinh viên chưa chải đầu, mắt nhắm mắt mở”, cô Mai Anh kể lại.
Video đang HOT
Trong một số tình huống lạ lùng khác, sinh viên lọt thỏm trong một căn phòng tối tăm, thậm chí có em vừa cuốc ruộng, làm vườn hay sửa nhà vừa… học trực tuyến nên xin phép giảng viên không bật camera, theo cô Mai Anh.
“Vào giờ học trực tuyến, cô đề nghị phát biểu thì sinh viên im hơi lặng tiếng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc giờ học, các em thi nhau nhắn tin, gọi điện và đưa ra đủ loại lý do vì sao không phát biểu như: đang đi vệ sinh, đi uống nước, đi trên đường hoặc mic hư”, thạc sĩ Mai Anh chia sẻ.
Để tiết học trực tuyến vui mà vẫn hiệu quả
Hầu hết, các giảng viên đều xem những tình huống kể trên là dễ thương và cho rằng không nên quá khắt khe với các em trong mùa dịch Covid-19.
“Tuy nhiên, tôi vẫn nhắc nhở các em cần chuẩn bị nghiêm túc cho mỗi buổi học, chọn không gian yên tĩnh để tránh mất tập trung. Tôi thường kiểm tra bài bằng hỏi lại nội dung đã học buổi trước. Em nào học nghiêm túc sẽ trả lời được ngay. Nếu tình trạng “lơ mơ” không chịu chú ý học kéo dài thì tôi sẽ trừ vào điểm ý thức thái độ”, thạc sĩ Mai Anh chia sẻ.
Giảng viên Nguyễn Minh Trí cũng lưu ý sinh viên nên chủ động xem bài trước để tránh bỡ ngỡ và có thể trao đổi với thầy với bạn bè, tránh để thời gian chết và tránh để giảng viên “độc thoại”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn đồng thời khuyên sinh viên chuẩn bị máy tính và kiểm tra mạng internet trước và nên mạnh dạn tương tác với giảng viên cùng bạn bè.
Để tạo thêm cảm hứng và ý thức học tập cho sinh viên trong giờ học trực tuyến, tiến sĩ Hoàn đã phân chia lớp thành những nhóm để thảo luận theo chủ đề trong “phòng họp riêng”.
“Sau đó, tôi sẽ bất ngờ vào từng phòng để đánh giá hoạt động thảo luận. Sinh viên không biết khi nào giảng viên sẽ “đột nhập” vào phòng họp trực tuyến nên lúc nào cũng phải trong tư thế chủ động và thảo luận tích cực. Tôi rất vui vì phương pháp này giúp đánh giá được đúng được thái độ, kỹ năng và kiến thức của sinh viên khi học trực tuyến”, tiến sĩ Hoàn chia sẻ.
Thị trường học trực tuyến Make in Vietnam nóng trở lại
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để thầy cô giáo và học sinh, sinh viên có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
Sinh viên, học sinh quay trở lại với học trực tuyến
Tính đến trưa nay (6/5), đã có 18 tỉnh, thành thay đổi lịch học cho học sinh để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nam đã cho học sinh nghỉ học từ 3/5. Nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hưng Yên,... cũng đã cho học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới.
Trong bối cảnh này, hàng loạt trường học trên cả nước đã phát đi thông báo khẩn tới sinh viên, giảng viên, học sinh về việc chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến nhiều trường đại học bắt đầu chuyển sang hình thức học online.
Chia sẻ với VietNamNet , Nguyễn Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội) - sinh viên năm 2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, cả trường đại học này đã chuyển sang hình thức học online từ ngày 4/5.
"Do không phải lần đầu tiên triển khai học online, phần lớn các bạn sinh viên đều đã quen thuộc và hào hứng với phương pháp học này", Khánh chia sẻ.
Khác với thời điểm đầu năm 2020, học trực tuyến giờ đây đã không còn xa lạ với các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và cả các vị phụ huynh như thời gian trước. Hình thức dạy và học mới này giờ đây đã trở nên phổ biến và đang ngày càng cho thấy những thành quả bất ngờ.
Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: "Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác".
Học sinh trường THCS Phan Thiết (Tuyên Quang) trong một buổi thi thử tiếng Anh dưới hình thức trực tuyến bằng hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online do Viettel phát triển.
Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Trước đó, Giáo sư Fernando Reimers - trường Đại học Harvard (Mỹ) từng cho biết, khi thực hiện nghiên cứu của OECD về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch, nhóm đã chọn Việt Nam làm ví dụ điển hình để các nước khác học hỏi kinh nghiệm. Đâu cũng chính là minh chứng sống động cho sự thành công của Việt Nam trong việc tổ chức các lớp học online.
Các nền tảng học online Việt sẵn sàng trước đại dịch Covid-19
Không như nhiều quốc gia vốn phụ thuộc vào các ứng dụng hội họp trực tuyến như Zoom hay Teams của Microsoft, khoảng vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã rất tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của người dân Việt Nam.
Nổi bật trong số này là sự ra đời của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu, hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online và mạng xã hội học tập ViettelStudy,... Trong số đó, giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel hiện đã có trên 13 triệu người dùng với hơn 25.700 cơ sở giáo dục.
Thống kê về lượng người dùng của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu tính theo tỉnh thành.
Theo ghi nhận của các nhà cung cấp giải pháp giáo dục lớn tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel, từ đầu tuần trở lại đây số lượng người quay trở lại với hình thức học trực tuyến có tăng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa quay trở lại.
Đại diện VNPT cho biết, số lượng người sử dụng mạng giáo dục VNEdu của đơn vị này hiện tập trung nhiều nhất tại các tỉnh thành phía nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cà Mau. Riêng người dùng của 4 địa phương này đã chiếm tới 63% trong tổng số khoảng 2 triệu người dùng mà VNEdu đang sở hữu.
Phần lớn người dùng của VNEdu ở độ tuổi từ 18-44. Trong đó, 33,5% có độ tuổi từ 25-34, 27,5% có độ tuổi từ 18-24 và 15,5% có độ tuổi từ 35-44. Ở góc độ nhân khẩu học, 54% người dùng mạng xã hội học tập này là nam và 46% là nữ, đại diện VNPT chia sẻ.
Dịch Covid-19 quay trở lại kéo theo khả năng thị trường học trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển nóng trong thời gian tới.
Với giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, số lượng tài khoản trên hệ thống của đơn vị này đã tăng thêm hơn 3,6 triệu account.
Giải pháp học trực tuyến elearning cũng ghi nhận mức truy cập ấn tượng với 230,7 triệu pageview. Lượng truy cập hệ thống đạt 13 triệu người dùng, với tổng cộng 3,5 triệu bài học, bài thi và 520.000 học liệu.
Chia sẻ với VietNamNet , cả VNPT, FPT và Viettel đều khẳng định, hệ thống của các đơn vị này hoàn toàn sẵn sàng trước việc tăng trưởng nóng của thị trường học trực tuyến Việt Nam. Điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang nhăm nhe một lần nữa quay trở lại.
Địa phương đầu tiên cho phép thi trực tuyến với học sinh cấp 1, 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai chỉ đạo các trường có thể tổ chức thi hết học kỳ II theo hình thức trực tuyến với học sinh cấp 1, 2 nếu các em không thể đến trường để thi trực tiếp vì dịch bệnh. Học sinh học trực tuyến phòng dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào...