Học trò vùng xanh Hòa Bắc (Đà Nẵng) háo hức trong ngày trở lại trường
Sáng 20/10, Đinh Thị Ánh Thư, HS lớp Một được ba chở đến trường, đo thân nhiệt, khử khuẩn rồi mới vào lớp. Ngày đầu tiên được gặp cô, gặp bạn sau gần 2 tháng chỉ nhìn qua màn hình điện thoại bé xíu, Thư rất vui.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hòa Bắc, Hòa Vang, TP Đà Nẵng) trong buổi học trực tiếp đầu tiên của năm học 2021 – 2022
5K đến trường
Buổi học trực tiếp đầu tiên tại trường, cô giáo Phan Thị Thu Liễu, GV lớp 1/1 (điểm trường Phò Nam, Trường Tiểu học Hòa Bắc ( huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) hướng dẫn cho 19 học sinh trong lớp cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn đúng để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thư và các bạn được cô giáo nhắc nhở giờ ra chơi không được ôm nhau khi vui đùa, không đi chơi quá xa khỏi khu vực lớp học và đừng đứng quá sát nhau khi trò chuyện. Trước khi vào lớp, HS phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn được trang bị trước cửa lớp.
Học sinh Lớp Một, Trường Tiểu học Hòa Bắc đo thân nhiệt trước khi vào lớp ở buổi học trực tiếp đầu tiên
Cô Lê Thị Thanh Xuân – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bắc cho biết: “Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch như nhau ở tất cả các điểm trường. Mỗi điểm trường đều có một phòng y tế tạm thời, nếu có trường hợp nào thuộc diện F0 hoặc các F thì sẽ sử dụng để làm phòng cách ly tạm thời trong khi chờ cơ quan y tế đến”.
Cô giáo dẫn học sinh về lớp
Cả Trường Tiểu học Hòa Bắc và THCS Nguyễn Tri Phương đều hoàn thành công tác khử khuẩn, vệ sinh trường lớp trước khi HS đến trường 2 ngày. Các thiết bị y tế đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch như dung dịch sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu trang y tế… đều được trang bị đầy đủ.
Ngoài khu vực vệ sinh, nhiều khu vực khác trong trường học đều được trang bị xà phòng sát khuẩn và dung dịch khử khuẩn
Thầy Phạm Minh Vũ – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương cho biết: “Nhà trường có 19 HS ở lại khu nội trú. Các em đã về trường ngày 19/10 để ở lại trường học tập. Nhà trường đã cử nhân viên nội trú trực lo ăn uống cho HS. Các em cũng được lưu ý cần thực hiện tốt khâu giữ gìn vệ sinh chung cũng như vệ sinh cá nhân, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch”.
Không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh
Video đang HOT
Cô Lê Thị Thanh Xuân cho biết: “Trong tuần đầu tiên HS đến trường học trực tiếp sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, rụt rè do các em thay đổi môi trường học. Nhà trường chỉ đạo GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS sau thời gian học trực tuyến. Củng cố nề nếp, hướng dẫn HS cách cầm bút, tư thế ngồi, kiểm tra HS cách đọc, viết của HS để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế”.
Cô giáo kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, tư thế ngồi, cách cầm bút và khảo sát kiến thức HS nắm được sau thời gian học trực tuyến
Theo như cô Xuân, trong thời gian đầu, nhà trường chú trọng dạy các môn Toán – Tiếng Việt, rèn luyện các kỹ năng và giáo dục đạo đức cho HS, không dạy các môn giáo dục thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Đối với những HS chưa nhớ được chữ, chưa đọc được thì GV có kế hoạch hỗ trợ riêng. Với phương châm dạy đâu biết đó, học đâu chắc đó, HS nắm vững kiến thức, làm được bài tập rồi mới chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Lớp của cô giáo Phan Thị Thu Liễu có khoảng 70 – 80% HS đạt yêu cầu về các kỹ năng nghe – viết. “Kỹ năng đọc của HS tương đối tốt. Ngoài một HS khuyết tật học hòa nhập, qua kiểm tra, lớp tôi còn 2 em đọc chậm. Tuy nhiên, các em đánh vần và đọc trơn được. Với 2 học sinh này, giáo viên sẽ có kế hoạch dạy học riêng để rèn thêm” – cô Liễu cho biết.
Học sinh khối 9 của Trường THCS Nguyễn Tri Phương chỉ học trực tiếp tại trường 3 môn: Toán – Ngữ Văn và Anh văn. Các môn khác vẫn học trực tuyến chứ không học trực tiếp các môn. Nhà trường đã sắp xếp lại thời khóa biểu để đảm bảo hợp lý cho cả GV và HS. Mỗi buổi học trực tiếp sẽ có 4 tiết với 2 môn học, mỗi môn 2 tiết.
Khối lớp Một của Trường Tiểu học Hòa Bắc chỉ học vào buổi sáng tại trường, không tổ chức bán trú.
Lớp 1/3 của cô giáo Phạm Thị Thu ở điểm trường Nam Mỹ có 9 HS, trong đó có 5 em người dân tộc Cơ tu và dân tộc Mường. Sau một thời gian học trực tuyến, HS rất vui khi đến trường học trực tiếp.
Qua khảo sát kiến thức và kỹ năng của HS trong buổi học đầu tiên, cô Thu cho biết: “Một số em nắm được các kiến thức cô đã dạy trong thời gian học trực tuyến. Nhưng vẫn có một số em chưa nắm được, còn có sự lẫn lộn giữa các âm. Có một vài em chỉ nhớ âm chứ không đọc được tiếng và từ hoặc đọc còn chậm. Tình trạng HS viết không đúng ô ly còn nhiều”.
Từ kết quả khảo sát này, cô Thu cho biết, trong thời gian đầu dạy trực tiếp, cô sẽ phải dành nhiều thời gian để củng cố lại cho HS nắm vững các bài học trong thời gian đã học trực tuyến.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng và Phòng GD&ĐT Hòa Vang kiểm tra tình hình dạy học thực tế tại xã Hòa Bắc trong ngày đầu tiên HS khối lớp Một và lớp 9 đến trường học trực tiếp
Tiết học đầu tiên của sáng ngày 20/10, các thầy cô giáo bộ môn của Trường THCS Nguyễn Tri Phương đã dành thời gian nắm thông tin những bài học nào HS không tham gia học được, hoặc khối lượng kiến thức nào các em chưa hiểu, chưa giải quyết được bài tập…. “Trong kế hoạch, nhà trường tổ chức khảo sát lại để nắm được mức độ tiếp nhận kiến thức của HS trong thời gian học trực tuyến để có kế hoạch ôn tập, củng cố lại kiến thức” – thầy Phạm Minh Vũ cho biết.
Theo kế hoạch học sinh trở lại trường của Sở GD&ĐT Đà Nẵng: Từ ngày 18/10, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hòa Bắc và học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tri Phương; từ ngày 25/10: học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Hòa Bắc và học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; từ ngày 1/11: học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên địa bàn xã Hòa Bắc đến trường học trực tiếp. Sở sẽ có thông báo đối với việc học trực tiếp của học sinh toàn thành phố.
Đi bộ đến nhà Gươl học trực tuyến, học sinh Cơ tu mong sớm đến trường
Để đeo theo con chữ trong suốt thời gian Covid-19 hoành hành, học sinh người đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng phải đi bộ đến nhà Gươl để học trực tuyến.
Học sinh đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng học trực tuyến tại nhà Gươl - HUY ĐẠT
"Học xong chạy nhanh về để nấu cơm cho em"
Năm học mới 2021 - 2022 của các học sinh tại TP.Đà Nẵng thời gian qua được tổ chức theo hình thức học trực tuyến vì chính quyền vẫn đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Học sinh người đồng bào Cơ tu miền núi phía tây TP.Đà Nẵng ngày ngày phải vượt qua những khó khăn, thiếu thốn để đeo theo con chữ theo hình thức học trực tuyến.
Cách trung tâm TP.Đà Nẵng chừng 40 km, ngày mới của học sinh người đồng bào Cơ Tu tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương (xã Hòa Bắc, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) bắt đầu bằng việc đi bộ đến nhà Gươl thôn Tà Lang - Giàn Bí để tham gia buổi học trực tuyến.
Các học sinh đồng bào Cơ tu (xã Hòa Bắc) phải đi bộ đoạn đường 3km để đến nhà Gươl học trực tuyến - HUY ĐẠT
Một buổi sáng sớm ngày cuối tháng 9, phóng viên Báo Thanh Niên có mặt tại xã Hòa Bắc (H.Hòa Vang) ghi nhận buổi học trực tuyến của học sinh miền núi TP.Đà Nẵng. Giữa không khí trong lành của núi rừng, đường xá vắng người vì lực lượng chức năng vẫn còn kiểm soát chặt chẽ người ra vào "vùng xanh", thỉnh thoảng có tiếng xe máy của người dân đi làm rẫy.
Đồng hồ điểm 7 giờ 30 phút, em Đinh Thị Minh Phượng (học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương) và bạn cùng lớp Trương Quốc Mạnh (trú thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc) có mặt tại nhà Gươl thôn Tà Lang - Giàn Bí để bắt đầu buổi học trực tuyến.
Lớp học trực tuyến tại nhà Gươl có 3 học sinh, đây là những học sinh khó khăn, gia đình không có thiết bị điện tử để học trực tuyến - HUY ĐẠT
Dưới nhà Gươl cao ráo, sạch sẽ rộng khoảng 100 m 2 , chỉ vỏn vẹn có 2 học sinh Cơ Tu ngồi cạnh nhau rồi chăm chú nhìn qua màn hình máy tính có gắn camera. Đây là thiết bị do nhà trường lắp đặt để phục vụ cho việc học của các em.
Đến giờ giải lao, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng học sinh người đồng bào. Đinh Thị Minh Phượng cho biết mỗi ngày em cùng bạn Mạnh phải lội bộ đoạn đường hơn 3km để đến được nhà Gươl tham gia buổi học trực tuyến.
"Tụi em bắt đầu đi bộ từ 6 giờ sáng, đến nhà Gươl lúc 7 giờ 30 khởi động máy tính xong thì đến giờ học luôn. Mấy ngày đi bộ để học trực tuyến khiến tụi em cũng quen dần rồi", Phượng kể.
Mạnh và Phượng (áo trắng) nghiêm túc chép bài trong buổi học trực tuyến tại nhà Gươl - HUY ĐẠT
Đinh Thị Minh Phượng tâm sự, ba mẹ ngày ngày thức dậy từ mờ sớm, lên rẫy làm thuê, dịch bệnh kéo dài khiến gia đình Phượng vốn đã khó khăn nay càng thiếu thốn hơn. Ba mẹ chỉ có điện thoại với chức năng nghe và gọi. Thời điểm nhà trường thông báo học trực tuyến thì ba mẹ mượn được một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng nhà có 2 chị em, Phượng đành nhường chiếc điện thoại "xịn" đó cho em học trực tuyến ở nhà, còn mình thì di chuyển mỗi ngày 6 km đến nhà Gươl học cùng bạn.
"Buổi sáng thì đi bộ với các bạn em thấy không mệt, quen rồi ạ. Nhưng trưa về thì em phải chạy nhanh hơn, bỏ xa các bạn ba mẹ đi làm rẫy trưa không về nên phải chạy nhanh về nhà nấu cơm em ăn nữa", Phượng nói.
Cùng tham gia học tại nhà Gươl, em Trương Quốc Mạnh (thôn Tà Lang) cho biết, đây là buổi học trực tuyến thứ 3 của lớp 7. Thời gian qua, nhà trường thường xuyên soạn bài tập, in, phát tận tay cho học sinh để làm bài.
"Em được nhà trường tạo điều kiện học trực tuyến tại nhà Gươl của thôn sau thời gian làm bài tập tại nhà, được nghe thầy cô giảng bài qua máy tính em thấy thích thú hơn", Mạnh nói.
Muốn sớm đến trường gặp bạn bè
Không khí buổi học diễn ra khá nghiêm túc, giáo viên liên tục đặt câu hỏi, tương tác với học sinh thường xuyên. Chép xong bài tập, Mạnh tâm sự: "Tụi em học trực tuyến khá thuận lợi, chỉ có đi bộ hơi mệt. Tụi em mong rằng sớm được đến trường, đi học ở lớp để gặp bạn bè và thầy cô. Được vui chơi giờ giải lao...".
Chung cảm nghĩ đó, em Phượng cho hay, từ khi nghỉ hè đến nay em chưa được gặp lại bạn bè, giờ chỉ muốn sớm được đi học.
Em Trương Quốc Mạnh (áo cam) chép bài tập về nhà, kết thúc buổi học trực tuyến thứ 3 tại nhà Gươl thôn Tà Lang - Giàng Bí (xã Hòa Bắc, H.Hòa Vang) - HUY ĐẠT
Anh Trương Quốc Minh, phụ huynh em Mạnh, cho biết: "Dịch bệnh nên con phải đến nhà Gươl học. Mình không có điện thoại cho con nhà trường chăm lo thiết bị như vậy là rất mừng. Địa phương là "vùng xanh" rồi mong sao các cháu đi học ở trường trở lại sớm hơn".
Thầy Phạm Minh Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (xã Hòa Bắc), cho biết, trong số các học sinh ở trường thì có 65 học sinh là con em đồng bào Cơ Tu ở hai thôn gồm Tà Lang, Giàn Bí. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khó khăn, nên nhà trường đã bàn với người dân lấy nhà Gươl để các em làm chỗ ngồi học trực tuyến.
Tan học, em Đinh Thị Minh Phượng (giữa) chạy thật nhanh về để nấu cơm trưa cho em vì ba mẹ đều đã đi làm rẫy - HUY ĐẠT
"Người dân đã giao chìa khóa nhà Gươl, sửa soạn lại bàn ghế và để học sinh ngồi học. Trường đã bố trí 2 dàn máy tính tại 2 nhà Gươl của thôn Tà Lang và thôn Giàn Bí, để các em học sinh đồng bào đến học. Các trường hợp như: không có điện thoại, hoặc điện thoại cũ... thì đều có thể đến học. Hiện có 3 em đồng bào Cơ Tu thường xuyên học các nhà Gươl của thôn", thầy Vũ thông tin.
Thầy Vũ cũng cho hay còn 62 em học sinh đồng bào Cơ Tu còn lại đều được tiếp cận chương trình học trực tuyến của trường tổ chức.
Ngoài ra, có một số em học sinh người Kinh chưa có trang thiết bị, trường cũng vận động các em học sinh này đến nhà bạn để học tạm thời. Do dịch Covid-19 nên không thể tập trung hết học sinh thiếu trang thiết bị học tập trung tại nhà Gươl được.
"Trường cũng lên danh sách học sinh thiếu trang thiết bị học tập để báo cáo cấp trên hỗ trợ việc học trực tuyến. Dự kiến ngày 26.9, Huyện Hòa Vang sẽ tổ chức trao tặng hơn 30 máy tính bảng cho các em nơi đây", Thầy Vũ thông tin.
Dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Đà Nẵng lên phương án kiểm tra cuối học kỳ 2 qua internet Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết các trường chưa thể tiến hành kiểm tra cuối kỳ 2 từ ngày 10.5 theo kế hoạch mới đây, thay vào đó là xây dựng phương án kiểm tra qua internet. Học sinh Đà Nẵng tiếp tục ôn tập qua intenet - AN DY Trong công văn gửi...