Học trò mồ côi: Sẩy cha… còn thầy!

Theo dõi VGT trên

Hàng chục học trò mồ côi tại huyện nghèo không bị gián đoạn con đường đến trường nhờ tình yêu thương, trách nhiệm của thầy cô giáo và cả tấm lòng của những người bố, người mẹ chưa từng gặp mặt.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 1

Hàng chục học trò mồ côi tại huyện nghèo không bị gián đoạn con đường đến trường nhờ tình yêu thương, trách nhiệm của thầy cô giáo và cả tấm lòng của những người bố, người mẹ chưa từng gặp mặt.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 2

Cha mẹ đột ngột qua đời sau một vụ tai nạn giao thông khi em Lương Thị Huyền (SN 2004, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, Nghệ An) mới 11 tuổi, còn cậu em trai Lương Tuấn Hưng mới được 8 tuổi. Cú sốc tinh thần khiến chị em Huyền chới với, ngơ ngác trong căn nhà nhỏ dột nát tứ bề.

Bỏ hết nương bãi, ruộng vườn, bà Phan Thị Lý cùng chồng chuyển về nhà con trai cả để hương khói cho con trai, con dâu cũng như chăm lo hai đứa cháu côi cút, tội nghiệp. Vừa làm bà, làm mẹ, vừa là bác sĩ tâm lý giúp hai cháu vượt qua cú sốc tinh thần, cũng như bươn chải để duy trì ngày 3 bữa, trả nợ thay cho các con.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 3

Nhớ về khoảng thời gian ấy, với bà Lý không khác gì cơn ác mộng: “Thời đó, ban đêm ông nhà tôi phải ra ngoài bãi bồi để canh mấy sào màu, thành ra chỉ có 3 bà cháu ngủ ở nhà. Cứ tầm 4h sáng, tôi dậy ra đồng hái rau để sáng mang đi bán. Bà dậy đi trước thì hai cháu cũng dậy, đưa nhau ra thềm ngồi đứa nọ canh đứa kia ngủ để đợi bà về. Có hôm mờ sáng, hái đủ rau về thì hai cháu đã ngủ chòng queo ngay trước thềm, muỗi đốt đỏ cả mặt. Thương cháu đến đứt ruột đứt gan nhưng đêm sau bà vẫn phải đi, bởi không đi thì lấy đâu tiền mua rau gạo, mắm muối, tiền đâu để mua sách vở, giấy bút cho cháu đến trường?”.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 4

Lên 2 tuổi, cậu bé Lưu Đình Vi Vương (SN 2011, trú xã Mậu Đức, Con Cuông) mồ côi bố. Vương sống với mẹ và người anh trai chậm phát triển trí tuệ. Chị Xuân quần quật làm đủ nghề để nuôi nấng hai đứa con nhưng vẫn túng thiếu quanh năm. Hồi đầu năm, trong một lần đi phụ hồ, chị Xuân bị gãy tay, mất khả năng lao động, chỉ làm được những việc nhẹ. Người anh trai phải nghỉ học, còn con đường đến trường của Lưu Đình Vi Vương cũng trở nên gập ghềnh hơn…

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 5

“Đèn học, giày dép, quần áo, cả thùng mì tôm kia là cô Oanh mua cho hôm qua đấy. Cô Oanh bảo quà của mẹ Kim Yến”, chị Vi Thị Xuân (thôn Thống Nhất, xã Mậu Đức) xúc động khoe với chúng tôi. “Mẹ” Kim Yến là ai, chị chưa từng gặp mặt, chưa từng trò chuyện. Chị chỉ biết rằng, thông qua cô giáo chủ nhiệm của con, “mẹ” Kim Yến hỗ trợ cho Vi Vương 3,6 triệu đồng/năm. Với một người mẹ nghèo khó chưa từng mua được cho con manh áo mới mỗi khi bắt đầu năm học thì khoản hỗ trợ đó ý nghĩa biết nhường nào.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 6

Hai chiếc áo sơ mi mới tinh vẫn còn nguyên trong túi bóng. Vi Vương bảo từ hồi nhỏ tới giờ con chưa được mặc đồ mới, nên bây giờ phải cất dành, hôm nào thật đặc biệt mới mặc. “Con cứ mặc đi nhé, Tết cô lại mua cho áo mới. Con thích mua gì nào? Áo ấm à? Ừ, cô sẽ báo lại với mẹ Kim Yến và thầy Trung để mua cho con nhưng con phải gắng học, không được tự ý bỏ buổi học nào nhé”, cô Nguyễn Thị Oanh, chủ nhiệm của Vi Vương động viên cậu học trò nghèo.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 7

Ở cơ sở hai của Trường tiểu học Mậu Đức, cô Lương Thị Xuyến đi xe máy vào tận nhà để giục cậu học trò Lang Văn Hướng tới trường. Hướng mồ côi cả bố lẫn mẹ sau một biến cố gia đình, hiện ở với ông bà nội. Ông đã già, bà lại bị tai biến, bản thân Hướng cũng không được nhanh nhẹn, thành thử 10 tuổi rồi mới chỉ học đến lớp 2.

“Đang ngồi học đấy nhưng có thể đứng dậy bỏ ra khỏi lớp bất kỳ lúc nào, thậm chí có hôm không tự chủ được “bĩnh” ra cả quần. Nhiều hôm không thấy Hướng đến trường, cô phải đi kiếm nhưng từ bữa có quần áo mới, giày dép, mũ của mẹ Hồng Nhung tặng, Hướng chăm đi học lắm, viết chữ cũng nắn nót đẹp hơn. Bảo đi học để còn nhận quà là Hướng thích lắm”, cô Lương Thị Xuyến chia sẻ.

Yêu thương nâng bước học trò mồ côi đến trường (Thực hiện: Hoàng Lam)

Năm học nào cũng vậy, dù khó khăn, thiếu thốn nhưng bà Phan Thị Lý đều cố gắng mua hoặc mượn sách cũ cho hai cháu đi học. Năm nay, dịch Covid-19 nên bà chắt góp mua cho Lương Thị Huyền chiếc điện thoại thông minh để phục vụ việc học trực tuyến. Khoản chi ngoài dự tính khiến 4 ông bà cháu chật vật hơn.

Sáng 28/9, thầy Trần Doãn Xuân – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Con Cuông và cô giáo chủ nhiệm tới nhà em Lương Thị Huyền, trao món quà được mua từ khoản tiền hỗ trợ của mẹ Trần Kim Yến. Trước đó, cậu em trai Lương Tuấn Hưng cũng được đón nhận tình cảm của mẹ Trần Bích Chi thông qua cô giáo chủ nhiệm.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 8

“Quý lắm, xúc động lắm, bà thấy mừng thay cho hai cháu. Hai cháu mồ côi bố mẹ, thiệt thòi nhiều lắm, nay được các mẹ, các thầy cô giáo giúp đỡ, bà cảm ơn lắm”, bà Lý xúc động. Bà cũng mong muốn được gặp hai người mẹ đỡ đầu của các cháu để trực tiếp nói lời cảm ơn. Món quà ấy không chỉ là bộ quần áo, là dụng cụ học tập để các cháu đầy đủ đến trường mà còn là món quà tinh thần vô giá, là tình cảm ấm áp, chân thành hai đứa trẻ mồ côi được đón nhận từ những người mẹ chưa một lần gặp mặt…

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 9

Vi Vương, chị em Huyền hay Hướng là những đứa trẻ mồ côi tại huyện Con Cuông may mắn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các mạnh thường quân, các tấm lòng yêu trẻ thông qua sự kết nối của các nhà trường và phòng giáo dục.

“Hiện toàn huyện có 27 em học sinh là con mồ côi cả bố lẫn mẹ hoặc mồ côi bố, mồ côi mẹ, hoàn cảnh nghèo khó. Với các em đang hưởng chế độ bán trú là 1,8 triệu đồng/năm, những em còn lại được hỗ trợ 3,6 triệu đồng”, ông Phan Trọng Trung – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông – phụ trách hoạt động hỗ trợ học trò mồ côi trên địa bàn, chia sẻ.

Theo ông Trung, khoản hỗ trợ này là món quà của ông bà, bố mẹ đỡ đầu là những cán bộ hưu trí, các mạnh thường quân đang sinh sống ở Hà Nội và một số tỉnh thành. Các cháu được bố mẹ, ông bà đỡ đầu đều đã được rà soát, thẩm định thông tin về hoàn cảnh.

“Các giáo viên chủ nhiệm và nhà trường sẽ chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất học sinh là con mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lên phòng giáo dục. Chúng tôi sẽ gửi hồ sơ này tới các ông bà, bố mẹ để xem xét, nhận đỡ đầu. Quá trình rà soát phải đảm bảo khách quan, chính xác, việc triển khai hỗ trợ cũng yêu cầu phải rõ ràng, minh bạch để không làm mất đi ý nghĩa nhân văn của hoạt động này”, ông Phan Trọng Trung cho biết.

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 10

Thông qua đầu mối là thầy Trung, các mẹ đỡ đầu sẽ chuyển số tiền hỗ trợ vào tài khoản chung do thầy Trung trực tiếp quản lý. Các khoản hỗ trợ được chia thành 2 hoặc 3 lần “giải ngân” tùy theo mức hỗ trợ, vào dịp đầu năm mới, Tết Nguyên đán và 30/4.

Các khoản hỗ trợ theo đợt được giao cho cô giáo chủ nhiệm dẫn các em đi mua quần áo, đồ dùng thiết yếu để phục vụ cho việc học tập và một số nhu yếu phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Riêng sách vở của các em không được sử dụng khoản hỗ trợ này để mua. Nếu các em không đủ sách vở đi học, các nhà trường phải có chương trình hỗ trợ riêng hoặc cho mượn.

Giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường và bản thân thầy Trung sẽ thường xuyên cập nhật tiến độ thực hiện hỗ trợ và duy trì tương tác với các mẹ đỡ đầu thông qua các ứng dụng xã hội để báo cáo hiệu quả của chương trình đối với các em học sinh.

Thông qua sự kết nối của thầy cô giáo và các bố mẹ trong nhóm thiện nguyện, chị Hoàng Hồng Nhung (trú Hà Nội) nhận đỡ đầu 4 học sinh mồ côi tại huyện Con Cuông. “Thực sự khi tiếp nhận thông tin về hoàn cảnh của các con tôi thấy thương lắm. Nó thôi thúc tôi phải làm gì đó để giúp các con vơi bớt khó khăn trước mắt và bù đắp những thiệt thòi về tình cảm. Dịch Covid-19 khiến tôi không thể vào tận nơi nhưng may mắn có thầy cô giáo hỗ trợ, truyền tải tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ của mình tới các con. Sự tận tâm, trách nhiệm của các thầy cô khiến tôi rất yên tâm”, chị Nhung chia sẻ.

Cũng như các bố, mẹ đỡ đầu khác, chị Nhung mong muốn dịch bệnh sớm kết thúc để vào gặp gỡ, bồi đắp tình cảm, giúp các con cảm nhận rõ hơn tình cảm gia đình thân thuộc. Dù chưa được gặp các con nhưng ngoài khoản hỗ trợ hàng năm, chị Nhung luôn dành nhiều quan tâm, động viên các con bằng những món quà nhỏ vào dịp sinh nhật hay ngày lễ đặc biệt nào đó. Món quà có thể là một cuốn sách hay, một chiếc áo mới…

Học trò mồ côi: Sẩy cha... còn thầy! - Hình 11

Nuôi nghị lực từ căn gác trọ áp mái

Cách đây 3 năm, Lê Thị Hiền nhận tin trúng tuyển vào lớp chuyên Văn, Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) trong niềm vui ngỡ ngàng.

Nuôi nghị lực từ căn gác trọ áp mái - Hình 1

Góc học tập 3 năm cấp 3 của Lê Thị Hiền.

Nhưng nữ sinh nghèo không ngờ, đó là một bước ngoặt, không chỉ đưa em đến ngôi trường mới, thay đổi cuộc sống, mà còn đạt được thành quả "trong mơ cũng không dám tin". Đặc biệt, trong căn phòng áp mái đó, đã nuôi lớn nghị lực, quyết tâm của nữ sinh rời quê vào thành phố. Đứng dậy từ thất bại, Lê Thị Hiền (Trường THPT chuyên ĐH Vinh) đã giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Văn, và đạt điểm cao Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Em nghỉ học cho chị vào trường chuyên

Lê Thị Hiền sinh ra, lớn lên tại xã Quỳnh Vinh (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Bố mẹ ly dị từ khi cô bé chưa nhận thức được nỗi đau đổ vỡ hôn nhân của người lớn và sự thiệt thòi, thiếu hụt gia đình trọn vẹn của mình và em trai. Năm Hiền chuẩn bị vào lớp 1, cũng là lúc mẹ em để lại 2 đứa con cách nhau 1 tuổi ở lại quê rồi vào TP Vinh làm thuê kiếm sống.

Hiền cùng em trai sống trong sự yêu thương, cưu mang của ông bà ngoại, vợ chồng cậu mợ. Hai đứa trẻ lớn lên, bảo ban nhau học tập, để mẹ yên tâm làm việc ở thành phố. Còn người bố không một lần qua lại, dù sinh sống cách đó không xa.

Hoàn cảnh éo le, vất vả, nhưng cô bé vẫn luôn lạc quan, sớm tự lập, tháo vát. Trong nhà, Hiền là chị cả của lũ trẻ gồm em trai và con của cậu mợ. Buổi đi học, buổi ở nhà trông em, dạy các em học bài và phụ quét dọn, nấu cơm cho ông bà. Vậy mà năm nào Hiền cũng đạt học sinh tiên tiến, học đều các môn.

Chị Hồ Thị Vân (SN 1977) - mẹ Hiền nhớ lại: "Tôi vào TP Vinh cách đây 13 năm, nấu ăn cho quán cơm bình dân của chị gái. Khách chủ yếu là người lao động, nên thu nhập của quán chỉ ở mức vừa phải, sau khi trừ chi phí, thuê mặt bằng. Tiền lương chị gái trả mỗi tháng tôi cũng không gửi về cho ông bà được bao nhiêu. Hai đứa con vì vậy cũng vất vả. Nhưng mỗi lần về nhà, hỏi chuyện thầy cô giáo của Hiền, ai cũng khen con bé khiến tôi cũng yên tâm phần nào".

Năm lớp 9, Lê Thị Hiền đạt giải Nhì thi HSG huyện và tiếp tục được chọn đi thi tỉnh nhưng thất bại. Cô bé không nản lòng, tiếp tục thi và đậu vào chuyên Văn, Trường THPT chuyên Đại học Vinh. Lúc này, Hiền xin được vào thành phố đi học, giúp mẹ làm ở quán cơm, để được ở cùng mẹ như nỗi mong mỏi, nhớ thương suốt năm tháng tuổi thơ.

Em trai thấy Hiền vào Vinh, cũng nhất quyết theo cùng, không muốn ở quê nữa. Nhưng chi phí học tập ở thành phố của cả 2 chị em là gánh nặng quá sức với tiền công nấu ăn ở quán cơm bụi ít ỏi của mẹ. "Thằng bé đòi vào Vinh, nói "chị Hiền học giỏi, đỗ vào trường chuyên rồi, em không đi học nữa, mà đi làm kiếm thêm tiền giúp mẹ nuôi chị". Tôi khuyên mãi mà thằng bé vẫn kiên quyết. Cũng thấy tiếc cho con lắm, nhưng hoàn cảnh khó khăn quá, đành phải chấp nhận vậy", chị Hồ Thị Vân nghẹn giọng kể.

Vậy là từ đó, 3 mẹ con đoàn tụ ở thành phố Vinh. Quán cơm bình dân ban ngày mở cửa, ban đêm là nơi sinh sống của mấy mẹ con, bác cháu. Một gian buồng quây tạm bằng tôn phía cuối ki-ốt là chỗ ngủ cho tất cả những người trong gia đình tại quán. Bên trên, là gian gác xép dành cho Hiền cùng mẹ và em trai, cùng trải qua mùa hè hầm hập nóng và mùa đông lạnh buốt. Góc học tập suốt 3 năm của Hiền cũng ở trên đó, với chiếc bàn xếp bằng gỗ và giá sách nhỏ, cũ kỹ, gắn trên tường. Mỗi năm, sách vở cũ lại được Hiền cho vào thùng các-tông, để dành chỗ sách vở mới.

Nuôi nghị lực từ căn gác trọ áp mái - Hình 2

Hiền và mẹ chia sẻ về cuộc sống ở trọ, làm thuê, đi học ở TP Vinh.

Lội ngược dòng sau lần vấp ngã

"Khi vào Trường THPT chuyên ĐH Vinh, so với các bạn, em không được thầy cô chú ý ngay từ đầu. Bởi em thi trượt HSG tỉnh lớp 9, điểm đầu vào chỉ nằm tốp giữa của lớp, trong khi nhiều bạn từng đạt giải cao và được tuyển thẳng. Nên em cũng không dám đặt mục tiêu cao, mà chỉ có gắng học tập để không bị đuối", Lê Thị Hiền nhớ lại.

Dù không có thành tích đầu vào nổi trội, nhưng cô Nguyễn Khánh Ly - giáo viên Ngữ văn, cũng là chủ nhiệm lớp - đã phát hiện tố chất và khả năng văn chương của Hiền qua các bài viết và khích lệ em phát triển. Lớp 11, Hiền được chọn là 1 trong 5 thành viên đội tuyển dự thi HSG quốc gia. Với em, đó là niềm vinh dự lớn, mà khi đặt chân vào trường em chưa từng nghĩ tới. Em cũng đã đặt rất nhiều hi vọng ở kỳ thi này. Nhưng Lê Thị Hiền là thành viên duy nhất của đội tuyển thi trượt!

Thất bại này là cú sốc lớn, khiến nữ sinh nghèo suy sụp suốt thời gian dài. Em nghĩ đến người mẹ vất vả làm thuê hàng chục năm, nghĩ đến em trai đã từ bỏ việc học hành, và công sức bồi dưỡng của thầy cô... "Em thấy có lỗi với sự kỳ vọng của thầy cô, không chút tự tin nào vào bản thân nữa và đã quyết định từ bỏ, không theo đội tuyển nữa", Hiền nhớ lại.

Một lý do khiến Hiền lo lắng, là năm lớp 12 rất quan trọng để ôn thi đại học. Dành quá nhiều thời gian công sức cho môn thi HSG quốc gia, sẽ khiến em không đầu tư cho các môn học khác. Nếu tiếp tục thất bại, liệu em có kịp để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Nhưng một lần nữa, cô giáo chủ nhiệm lại động viên, giúp Hiền bước qua cái bóng mặc cảm, tự ti. "Cô nói em hãy cố gắng hết sức mình một lần nữa. Cô vẫn luôn tin tưởng vào em! Sự quan tâm, kiên trì của cô giáo đối với mình khiến em lấy lại quyết tâm.

Em cảm thấy mình đã có quá nhiều may mắn, khi bước chân vào một ngôi trường ở thành phố và được gặp một cô giáo chủ nhiệm, bồi dưỡng tuyệt với như vậy. Vì thế, năm lớp 12, em tiếp tục vào đội tuyển với suy nghĩ "chỉ còn một cơ hội cuối cùng" để làm lại và "chuộc lỗi" với thầy cô, với niềm tin của mọi người", Lê Thị Hiền chia sẻ.

Vấp ngã ở kỳ thi HSG quốc gia năm lớp 11 cũng đã giúp Lê Thị Hiền rút kinh nghiệm thi cử, tìm ra điểm hạn chế của bản thân. Hiền và cô cùng trò chuyện, phân tích về bài thi không đạt. "Những ý cần có trong bài em đều đáp ứng tương đối đầy đủ. Nhưng em không biết chọn lọc, đưa ra dẫn chứng đắt giá. Điều này khiến cho cả bài làm của em mờ nhạt, không có điểm sáng, tạo dấu ấn đối với ban giám khảo. Một lý do khác là không biết "căn" thời gian phù hợp cho từng câu hỏi. Dẫn tới bài làm thiếu cân đối", Hiền cho biết.

Lần thứ 2 vào đội tuyển, với nền tảng kiến thức sẵn có, Hiền đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo, thay đổi phương pháp tư duy, khả năng lập luận. Trước khi bước vào kỳ thi, em đã tự tin hơn rất nhiều về cả kiến thức lẫn kỹ năng của mình. "Thời gian làm bài 180 phút với 2 câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Khi đọc đề, em suy nghĩ, hình thành dàn ý của bài. Sau đó, em đã đặt bút viết một mạch với sự thăng hoa cảm xúc. Hoàn thành bài thi, dù có một số thiếu sót, nhưng em hi vọng và tin rằng lần này mình sẽ đoạt giải", Hiền nói.

Kết quả lại là một sự bất ngờ lớn, nhưng lần này không phải là nước mắt, mà là vỡ òa hạnh phúc. Lê Thị Hiền đã giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, cũng là thành tích cao nhất của đội tuyển Trường THPT chuyên ĐH Vinh. "Khi cô giáo gọi điện thông báo, thậm chí em còn quên luôn cả số báo danh của mình. Em nói cô đợi em tìm lại thẻ dự thi, đối chiếu lần nữa, rồi mới tin là sự thật", nữ sinh xúc động kể lại.

Nuôi nghị lực từ căn gác trọ áp mái - Hình 3

Thường ngày, Hiền vừa học, vừa phụ mẹ phục vụ quán cơm.

Ước mơ làm giáo viên

Sau hành trình dài theo đuổi, đứng dậy từ thất bại, Lê Thị Hiền đã đạt được mục tiêu của mình. Với giải Nhì HSG quốc gia môn Văn, Hiền cũng được tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhưng em vẫn tiếp tục ôn thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc vì "nếu chỉ đủ điểm đậu tốt nghiệp thì xấu hổ". Có lợi thế môn Văn, nên Hiền tập trung thời gian học thêm 2 môn Toán, Tiếng Anh. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mọi chi phí ôn thi của em, đều được nhà trường hỗ trợ và cô giáo dạy miễn phí.

Những ngày ôn thi nước rút, dịch bệnh bùng phát, quán cơm đóng cửa, chỉ được bán mang về. Hiền vừa học, vừa phụ mẹ đi chợ mua thực phẩm, nấu nướng, đi ship cơm cho khách ở khắp TP Vinh. Nữ sinh cho hay: "Ngày nào cũng vậy, sau 8 rưỡi tối em mới có thể ngồi vào bàn học. Nhưng chỉ đến 10 rưỡi là đi ngủ, vì cả ngày làm việc mệt quá. Em cố gắng trong thời gian đó tập trung hết sức, không bị phân tán. Mỗi ngày em học 1 môn, cố gắng luyện đề để rèn kỹ năng làm bài, nhất là môn trắc nghiệm".

Hiền cho biết: "Em chọn sư phạm, một phần đỡ lo lắng học phí, nhưng lý do lớn hơn là từ những tình cảm, sự quan tâm của các thầy cô giáo đối với em suốt 12 năm học. Em nghĩ nếu em theo nghề sư phạm, được trở thành giáo viên, và giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn như thầy cô đã từng giúp mình, là điều hạnh phúc. Còn lựa chọn ngành tiểu học, vì em thích dạy học cho trẻ em".

Nữ sinh cũng đã lập kế hoạch cho cuộc sống sinh viên. Thời điểm này, mỗi ngày mở quán, Hiền và mẹ sẽ "bỏ lợn" 100 nghìn đồng để làm lộ phí đi nhập học. "Khi ra Hà Nội, em sẽ xin ở ký túc xá để đỡ chi phí, và đi làm thêm để trang trải cuộc sống sinh viên. Vất vả một chút cũng không sao, vì ở nhà, mẹ và em trai cực nhọc và thiệt thòi hơn", Hiền tâm sự.

Cô Nguyễn Khánh Ly - Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A9 - Trường THPT chuyên ĐH Vinh cho biết: "Em Lê Thị Hiền là một học sinh có năng lực, thông minh, chăm chỉ, biết nỗ lực trong học tập và cuộc sống. Hoàn cảnh gia đình éo le, thiếu thốn, nhưng em vẫn lạc quan và biết nỗ lực trong học tập, cuộc sống. Vì vậy, những thành quả em có được sau 2 kỳ thi quan trọng vừa rồi, là hoàn toàn xứng đáng. Sắp tới, Hiền cũng là một trong những học sinh được kết nạp Đảng của Trường THPT chuyên ĐH Vinh".

Ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Lê Thị Hiền cũng đạt thành tích cao với 3 môn khối D đạt 27,2 điểm (Ngữ văn 9,5 điểm; Toán 8,2 điểm và Tiếng Anh 9,5 điểm). Hiền cho biết, em đăng ký nguyện vọng vào ngành Sư phạm Tiểu học - Tiếng Anh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Diễn viên Ngọc Lan sau giải nghệ: Nỗ lực giảm 8kg, không có thời gian yêu đương
21:41:41 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng người nước ngoài mua bán trái phép hoá đơn

Pháp luật

06:42:15 08/11/2024
Thông tin về vụ án trên, ngày 7/11, Công an tỉnh Hải Dương cho biết,Cơ quan CSĐT Công an huyện Cẩm Giàng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Zhong Dong Liang về tội "Mua bán trái phép ...

Dũng "kính" của phim Độc đạo khoe ảnh bên vợ đẹp, con xinh

Hậu trường phim

06:41:28 08/11/2024
Trước khi kết thúc vai Dũng kính trong phim Độc đạo Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt cùng vợ con để làm kỷ niệm.

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ

Sao việt

06:35:02 08/11/2024
Xuất hiện tại buổi họp báo giới thiệu chương trình đại nhạc hội Người tình và Quê hương của Như Quỳnh, Hà Thanh Xuân thu hút nhiều sự chú ý.

Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"

Tv show

06:29:37 08/11/2024
Thời gian đó, cả TP.HCM dậy sóng vì tôi, vì nhân vật tôi đóng. Họ nói tôi đóng vai phản diện nhưng người ta thích quá , NSND Kim Xuân nói.

Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine

Thế giới

06:10:11 08/11/2024
Theo ông Lavrov, mặc dù mối quan hệ của giữa Liên bang Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhưng Washington vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn quan hệ.

Nhà còn ít bột mì, đem nấu thế này được ngay món ăn sáng vừa ngon lại chất lượng

Ẩm thực

05:58:23 08/11/2024
Chỉ vài phút là bạn đã có bữa sáng thơm nức mũi, nóng hổi này để thưởng thức rồi. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

7 chi tiết ẩn ít ai biết của bom tấn The Substance: Chiếc đầm cuối phim hé lộ kết cục của nữ chính

Phim âu mỹ

05:56:32 08/11/2024
Trứng phục sinh hay những chi tiết ẩn ý được cài cắm vào siêu phẩm kinh dị The Substance đang khiến netizen rần rần.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

Sức khỏe

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sự nghiệp thăng hoa của nữ ca sĩ đắt show nhất hiện nay, từng bước tiến đến danh xưng "Diva thế hệ mới" nhạc Việt

Nhạc việt

22:48:09 07/11/2024
Trải qua 14 năm, Uyên Linh chưa lần nào khiến người hâm mộ quên đi cái tên này khi cô vẫn đang ngày ngày tìm kiếm và mang đến những trải nghiệm âm nhạc mới mẻ cho khán giả.