Học trò lại quay cuồng vì học thi
Thay đổi chương trình, giảm áp lực thi cử để chúng ta khỏi phải nhìn cảnh học sinh ăn-học; ngủ-học; học và học suốt ngày đêm như hiện nay.
Không chỉ đơn giản học lấy kiến thức, nhiều học sinh trong số đó còn chịu áp lực nặng nề về điểm số.
Kỳ thi này chưa qua, kỳ thi khác đã tới (Ảnh minh họa: Quý Trung/TTXVN)
Bởi thế, những học sinh này hằng ngày luôn miệt mài học tập và luôn căng thẳng vì sợ làm bài không đạt được con điểm như mong muốn.
Kì thi này chưa qua, kỳ thi khác đã tới
Thời gian này, các trường học đang vào giai đoạn thi kiểm tra giữa kỳ 2, riêng học sinh khối 9 và khối 12 còn phải trải qua kỳ thi thử theo đề của thi của Sở và Bộ Giáo dục.
Để có kết quả tốt cho kỳ thi kiểm tra giữa kỳ 2, học sinh phải ôn tập trước đó vài ba tuần.
Ôn miệt mài ngày đêm, ôn ở tiết học chính khóa, tiết phụ đạo ở trường, tiếp tục ôn ở lớp học thêm của cô thầy hoặc ở các trung tâm văn hóa.
Các trường kết thúc thi kiểm tra giữa kỳ vào tuần 27.
Học sinh chưa kịp nghỉ xả hơi lại tiếp tục lao vào ôn tập để hoàn thành bài thi 1 tiết, bài thi thử tốt nghiệp và đặc biệt là thi cuối học kỳ diễn ra vào tuần 33, 34.
Riêng học sinh khối 9 và khối 12 kỳ thi cuối kỳ diễn ra sớm hơn để các em bắt đầu lao vào
Video đang HOT
ôn vào lớp 10, ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Chuẩn bị cho những kỳ thi căng thẳng này, ngày nào cũng thế, nhiều em rời nhà lúc 6 giờ sáng và trở về nhà khoảng 10 giờ đêm.
Mệt mỏi, rã rời, chẳng thiết ăn uống, em nằm vật ngủ thiếp đi và tỉnh dậy vào lúc 3,4 giờ sáng lại lao vào học tiếp.
Có em chỉ ăn qua loa vài miếng cho đỡ đói lại ngồi học cho đến khuya và ngả lưng xuống giường cũng là lúc gà gáy canh đầu.
Nhiều học sinh ngại tư duy chọn giải pháp học thêm
Học sinh học thêm miệt mài không còn thời gian nghỉ ngơi một phần là do nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết, nhiều nội dung không thiết thực, các em vừa khó học, vừa dễ quên.
Phần khác, nhiều học sinh lười tư duy, lười suy nghĩ nên chọn giải pháp đi học thêm để thầy cô giải đề, hướng dẫn cách làm bài sẵn chỉ cần về nhà học thuộc hoặc khi thi quay tài liệu là xong.
Lịch học thêm mỗi môn sẽ học 2 buổi, có môn học sinh lại chọn học tới 2 giáo viên.
Nếu thi 3 môn đã học ít nhất 6 buổi/tuần, thi 4 môn học tới 8 buổi/ tuần thậm chí học 10 buổi/tuần. Hỏi còn thời gian nào nghỉ ngơi nữa?
Học thêm nhiều, đương nhiên sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của các em.
Đây cũng là lý do mà các lớp học thêm của 2 bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông luôn quá tải mặc dù nhiều giáo viên không hề gây áp lực và còn từ chối nhận dạy thêm.
Vậy nên, để giảm áp lực học hành cho học sinh không chỉ chấm dứt dạy thêm là được.
Điều quan trọng nhất chính là giảm tải chương trình, thay đổi cách kiểm tra đánh giá học một đằng thi một nẻo như hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã từng chia sẻ với báo chí:
“Chương trình giáo dục phổ thông mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình.
Được chọn những nội dung học tập phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải, mà ngược lại, sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn”.
Hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực để chúng ta khỏi phải nhìn cảnh học sinh ăn-học; ngủ-học; học và học suốt ngày đêm như hiện nay.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Nhờ câu đố "một cốc nước" của người thầy mà bao người đã giải tỏa được áp lực cuộc sống
Nhân tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm còn đang dư thời gian, người thầy lập tức rót một cốc nước đầy, song giơ lên trước mặt các bạn học sinh và vui vẻ hỏi: "Đố các em, cốc nước này nặng bao nhiêu?".
Dù là ai trong cuộc đời này đều có những khó khăn và áp lực riêng: người giàu thì sợ mất tiền, người nghèo thì sợ khổ, phụ nữ đẹp thì sợ lấy nhầm chồng, phụ nữ kém xinh thì sợ ế, cả dân công sở cũng sợ stress vì công việc nặng nề,... Ai cũng như ai, thế mà tại sao có người nhanh chóng gạt qua những áp lực nó để tiếp tục sống những tháng ngày bình an, trong khi người khác lại cứ mãi buồn khổ khôn nguôi?
Để giúp trả lời câu hỏi trên, xin mạn phép kể cho các bạn nghe về bài giảng cực kỳ giản dị nhưng không kém phần sâu sắc của một người thầy. Nói là bài giảng, nhưng thực chất nó chỉ là câu đố, đúng hơn là một câu đó có sức mạnh phi thường giúp các học sinh vượt qua được áp lực thi cử.
Có một người thầy nọ nhận thấy các học sinh cấp 3 của mình đang gặp rất nhiều áp lực ở kỳ thi cuối cấp và đại học sắp tới. Thầy không biết phải làm thế nào, khuyên nhủ thì đã làm mà không có tác dụng. Thế là sau nhiều đêm suy nghĩ, thầy quyết định thay những lời động viên sáo rỗng bằng một bài giảng cụ thể.
Một hôm, nhân tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm còn đang dư thời gian, thầy lập tức rót một cốc nước đầy, song giơ lên trước mặt các bạn học sinh và vui vẻ hỏi: "Đố các em, cốc nước này nặng bao nhiêu?".
Trước câu hỏi bất ngờ của thầy, hàng loạt học sinh ngơ ngác. Tuy nhiên, vài phút sau cũng có em trả lời: "Thưa thầy, theo em nhắm chừng thì nặng khoảng 500 gram ạ!". Các em lập tức phản bác lại: "Không, nó nặng 800 gram cơ", "sai hết rồi, là 1000 gram",... Cứ thể, cả lớp trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Được một hồi lâu, người thầy mỉm cười đặt cốc nước xuống. Thầy ôn tồn nói:
"Các em không đúng mà cũng không sai vì thầy đâu có biết cốc nước này nặng bao nhiêu, thầy mỏi tay quá nên bỏ xuống thôi. Thật ra, cốc nước này nặng bao nhiêu không quan trọng, cái quan trọng là dù nặng hay nhẹ, các em cầm lâu đều cảm thấy mỏi tay.
Giữ nó vài phút thì chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng giữ nó trong 1 giờ các em sẽ thấy rất đau, thậm chí còn run lên và tê cứng. Thế là từ cốc nước nhẹ chúng ta cũng cảm thấy thật nặng nề và khó chịu.
Những áp lực thi cử của các em cũng vậy, nếu cứ giữ nó trong đầu thì ít ngày sau đầu óc các em sẽ nặng nề vô cùng, mà nặng nề sẽ không thông suốt, không thông suốt thì làm sao các em làm bài thi tốt đây?
Nên nhớ, mọi chuyện khó khăn áp lực trong cuộc sống đều giống như cốc nước này vậy, các em có quyền lựa chọn đặt nó xuống để mình cơ thể tâm trí mình nhẹ nhàng hoặc giữ nó khư khư để mệt mỏi khó chịu".
Sau lời chia sẻ của thầy, các học sinh thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy như được truyền thêm một khối năng lượng tích cực để vượt qua các kỳ thi đang chờ đợi phía trước.
Quả thật, áp lực trong cuộc sống tuy vô hình nhưng hệ quả của nó là hữu hình, bởi cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán chường mà nó gây ra là có thật. Tuy nhiên, chẳng có cái dại nào bằng việc chịu đựng nó cả, chúng ta có giải quyết được gì đâu khi giữ nó trong đầu, áp lực đâu có giúp dân công sở làm việc tốt hơn, người tự ti về nhan sắc trở nên đẹp hơn,...
Thôi thì qua bài học đằng sau câu đố về cốc nước trên, hy vọng rằng mỗi người sẽ tự thấu hiểu và nạp cho mình thật nhiều năng lượng tích cực để tự tin buông bỏ những phiền muộn trong cuộc đời, nhé!
Theo Helino
Cách đơn giản để biết ở trường trẻ có hạnh phúc không Sẽ thật tuyệt vời nếu con bạn có thể nói với bạn rằng "con cảm thấy hạnh phúc/không hạnh phúc khi đến trường". Và nếu trẻ không tự nguyện chia sẻ về những gì xảy ra sau mỗi ngày đi học, bạn nên tìm hiểu xem con có hạnh phúc khi ở trường không. Cha mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu...