“Học trò của chúng ta mới là những người đang truyền cảm hứng”
Đại dịch COVID-19 đã để lại nhiều mất mát cho TP nhưng cũng từ đó đã tôi luyện cho ngành y chúng ta có những y bác sĩ, nhân viên y tế trưởng thành vượt bậc, đầy bản lĩnh.
Đại dịch COVID-19 đã để lại nhiều mất mát cho TP nhưng cũng từ đó đã tôi luyện cho ngành y chúng ta có những y bác sĩ, nhân viên y tế trưởng thành vượt bậc, đầy bản lĩnh.
“…Nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward từng nói: “ Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa và người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng “. Tôi chắc chắn rằng quý thầy cô đang ngồi trong hội trường này cũng đồng ý với tôi, ở ngoài kia, ngoài tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19, hàng ngàn y bác sĩ, nhân viên y tế, học trò của chúng ta mới chính là những người đang truyền cảm hứng thật sự.
Chính họ, những học trò của chúng ta đã và đang sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu, sẵn sàng đối mặt với lây nhiễm, hy sinh tình cảm gia đình, thậm chí hy sinh cả tính mạng để cứu chữa người nhiễm COVID-19.
Chính họ, những y bác sĩ, học trò của chúng ta hai năm qua luôn phải đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị và phải làm việc gấp đôi, gấp ba trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Có lần vào nửa đêm, một học trò, một bác sĩ giỏi đã gọi điện thoại cho tôi rồi bật khóc nức nở vì bất lực không cứu được người bệnh, trong khi số ca bệnh rồi bệnh nhân tử vong liên tục tăng quá nhanh ở thời điểm đó.
Thuốc có thể chữa được bệnh tật nhưng chỉ có những bác sĩ mới cứu được các bệnh nhân. Chính vì thế, đã có hàng ngàn y bác sĩ, nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 và sau khi cách ly, điều trị khỏi bệnh vẫn không về với gia đình, vẫn tiếp tục tình nguyện ở lại sát cánh cùng đồng đội cứu chữa cho bệnh nhân. Hình ảnh đó thật đẹp, thật đáng tôn vinh và là niềm cảm hứng, là động cơ thôi thúc chúng tôi, những thầy cô luôn phải học hỏi, nghiên cứu, cập nhật để truyền đạt kiến thức cho những học trò đầy bản lĩnh, đáng tự hào của chúng ta.
Video đang HOT
GS-TS-BS Nguyễn Công Minh phát biểu tại buổi gặp mặt, tri ân. Ảnh: PĐ
Chúng tôi cũng mong Sở Y tế cần xem công tác đào tạo sau đại học có chất lượng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên ở ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Nguồn nhân lực cao này chính là các hạt nhân ở các cơ sở y tế và sẽ đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong quản lý và chuyên môn của ngành y tế ở các tuyến cơ sở. Đây chính là nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân…
Đại dịch COVID-19 đã để lại nhiều mất mát cho TP nhưng cũng từ đó đã tôi luyện cho ngành y chúng ta có những y bác sĩ, nhân viên y tế trưởng thành vượt bậc, đầy bản lĩnh. Và hy vọng với đội ngũ thầy thuốc giỏi và bản lĩnh này, cùng với những quyết sách đúng đắn, kịp thời, số ca nhiễm và số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 sẽ giảm đến mức thấp nhất, đưa cuộc sống của người dân TP trở lại bình thường…
GS-TS-BS NGUYỄN CÔNG MINH (*)
(*) Chia sẻ của GS-TS-BS Nguyễn Công Minh tại buổi họp mặt các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn lực y tế cho TP.HCM do Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức ngày 21-2, Pháp Luật TP.HCM xin lược trích.
Người thầy với gần 60 năm nghề giáo khai mở bí mật đặc biệt dành cho học trò
Gần 60 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, nhân ngày 20-11 cả nước tri ân người thầy, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm mở ra một bí mật mà học trò cần khám phá.
Vào ngày đặc biệt tri ân các nhà giáo, thầy giáo già đã có gần 60 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người Nguyễn Tùng Lâm gửi tâm sự tới học trò của mình với một bí mật cần được khai mở.
"Có một người thầy rất vĩ đại chúng ta phải biết tri ân, các trò có biết là ai không? Chính là bản thân các trò đó. Mỗi người phải là người thầy vĩ đại của chính mình. Tại sao thầy nói với các trò điều này?
Lịch sử loài người đã từng tôn vinh nhiều người thầy vĩ đại của các dân tộc trên thế giới; Việt Nam chúng ta có Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh Danh nhân văn hóa thế giới.
Nhưng người thầy vĩ đại mà thầy muốn nhắc đến các trò hôm nay, Chính là Đức Phật Thích Ca, người sáng lập ra Đạo phật để dẫn dắt nhân loại vượt qua mọi khổ đau, tự giác ngộ thay đổi mình để đến bến bờ hạnh phúc đã từ 2.600 năm nay.
NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm gửi tới học trò những lời tâm huyết người thầy gần 60 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người.
Hôm nay thầy muốn các trò ghi nhớ hai lời dạy của Đức Phật Thích Ca với học trò của mình:
Đó là mỗi người đi học phải rèn luyện cho mình có đủ 4 năng lực: "Lắng nghe, đón nhận, quan sát, suy ngẫm" và trước khi nhập Niết bàn Đức phật còn dạy các trò "Hãy dựa vào bản thân mình, như là ngọn đèn sáng cho chính mình. Hãy dựa vào sức lực bản thân mình là chính; Hãy dựa vững vàng vào chân lý mà mình đã trải nghiệm trong cuộc sống của bản thân. Đừng có tìm dựa vào một chỗ nào khác ngoài bản thân mình".
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, không có phương pháp giáo dục nào thành công hơn phương pháp mỗi người hãy tự giáo dục mìnhmột cách thường xuyên.
Biết tự giáo dục mình tức là biết tự lãnh đạo mình. Phải biết tự lãnh đạo mình trước khi lãnh đạo người khác. Nếu biết tự chiến thắng những trở ngại trong chính bản thân mình thì có thể chiến thắng bất cứ trở lực nào trên con đường đi đến thành công của chính mình.
Thầy muốn nhắc các trò hiểu chân lý Phật dạy mà khoa học hiện đại đã chứng minh để các trò biết vai trò của việc mỗi người hãy trở thành người thầy vĩ đại của chính mình.
Có vậy chúng ta mới đáp ứng được sứ mệnh và thách thức của giáo dục thế kỷ 21 là "Thách thức lớn nhất của giáo dục là làm sao khơi mở tiềm năng của tất cả trẻ em để chúng có thể dẫn dắt cuộc sống của chính mình thay vì người khác dẫn dắt. Đây là mấu chốt của chuyển đổi giáo dục... nhiệm vụ của giáo dục là giúp đỡ mỗi đứa trẻ đưa ra những quyết định cho chính mình"- nhà Tâm lý học Stephen Covey đã nói.
Vì thế mỗi trò Đinh Tiên Hoàng hãy thử nghiệm làm người thầy của chính mình để tự dẫn dắt, tự đưa ra những quyết định của đời mình. Đây chính là yêu cầu của tất cả mỗi người học thế kỷ 21 này. Thầy mong các trò hãy nỗ lực phấn đấu thực hiện thật tốt phong cách "5 tự" của học sinh Đinh Tiên Hoàng: Biết tự học sáng tạo; biết sống tự chủ, tự tin, tự trong, tự chịu trách nhiệm về mỗi việc làm của chính mình.
Đây là cách để mỗi trò trở thành người thầy vĩ đại của chính mình. Mỗi ngày đến trường thật sự là một niềm vui được trưởng thành, được phát triển chứ không phải là những điều ép buộc của thầy cô, của cha mẹ.
Trong trường mẫu giáo, nếu trẻ xưng "tôi" với giáo viên liệu có dễ nghe ? Không nên cứng nhắc trong xưng hô ở nhà trường, làm sao để trẻ không sợ sệt và nâng cao được chất lượng học tập mới là quan trọng nhất. Dư luận vẫn chưa hết tranh cãi với bài đăng trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân, khi ông bày tỏ quan điểm rằng, yêu...