Học theo dự án tại Trại hè tiếng Anh của ILA
Mỗi tuần trẻ sẽ học một chủ đề để hoàn thiện 6 kỹ năng quan trọng: Tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác, giao tiếp, kiến thức công nghệ…
Năm nay, Trại hè 2019 “Summer over the Moon – Hè vui trên những tinh cầu” của ILA ra mắt với nhiều điểm mới dành cho học viên 4 đến 16 tuổi.
Chuỗi hoạt động chia thành hai cấp độ chính với bốn chương trình học, tập trung phát triển toàn diện về tư duy, thể chất, kỹ năng và nhân cách cho trẻ. Jumpstart & Super Juniors 1 (dành cho trẻ từ 4 – 7 tuổi), Super Juniors 2 và 3 (trẻ từ 7 – 9 tuổi), Super Juniors 4 (9 – 11 tuổi) và Smart Teens dành cho lứa tuổi từ 11 đến 16.
Chương trình được phát triển bởi các chuyên gia giáo dục với nhiều năm kinh nghiệm tại ILA, kết hợp cùng các đối tác uy tín như Lego Education, Global Art, STEAM Park và SSA.
Cấp độ 4 – 11 tuổi
Thông qua hệ thống môn học lập trình robot, mỹ thuật thiết kế – Scratch, hội họa và làm bánh, làm quà tặng những người yêu thương, trẻ sẽ được trải nghiệm các hoạt động toàn diện để phát triển ngôn ngữ, thể chất, tính cách và tâm huyết, từ đó kích thích sự khám phá và tư duy sáng tạo
Đặc biệt, đây là năm đầu tiên ILA áp dụng chương trình dạy Toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm xây dựng tư duy logic, giải quyết vấn đề và niềm đam mê toán cho trẻ với phương pháp giảng dạy tiên tiến và sáng tạo.
Trẻ được trải nghiệm các hoạt động toàn diện để phát triển ngôn ngữ, kỹ năng, thể chất và nhân cách thông qua hệ thống môn học hoàn chỉnh.
Cấp độ 11 – 16 tuổi
Theo bà Mona Nainie, Phó giám đốc Nghiên cứu học tập của ILA, ở giai đoạn này, trẻ không chỉ có nhu cầu được học hỏi và khám phá thế giới xung quanh mà còn muốn khẳng định bản thân, thể hiện suy nghĩ và cá tính. Hiểu tâm lý đó, chương trình Smart Teens được phát triển để tối ưu những kỹ năng cần thiết cho teens đồng thời là mảnh đất để mỗi học viên ghi dấu ấn riêng.
Học viên sẽ theo học dưới hình thức dự án, mỗi tuần là một chủ đề khác nhau để hoàn thiện 6 kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Các chủ đề gồm: Robot, Lập kế hoạch kinh doanh , Kỹ năng lãnh đạo CEO, Gây quỹ từ thiện, Lập trình Scratch và Travel Blogger.
Các kỹ năng thiết yếu cho tuổi teen được phát triển tối ưu thông qua Trại hè 2019 của ILA.
Video đang HOT
Khi thực hiện dự án, học viên sử dụng tiếng Anh 100% để trình bày ý tưởng, bảo vệ quan điểm từ đó phát triển kỹ năng diễn đạt và giao tiếp. Mặt khác, chương trình học thiết kế theo dự án gói gọn trong từng tuần, nên học viên có thể đăng ký tham gia theo tuần.
Trại hè ILA 2019 không dừng lại ở một khóa học tiếng Anh đơn thuần mà còn giúp trẻ phát triển tối đa các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21.
Với dự án cuối cùng – thử thách Adventure Teenagers, học viên có cơ hội trở thành một “travel blogger” – du lịch và trải nghiệm tại một điểm đến nổi tiếng. Tại đây, trẻ sẽ có dịp tiếp xúc với tri thức bản xứ, phát triển kỹ năng quan sát, biết cách chụp và chỉnh sửa hình ảnh, quay video. Hơn hết, các em sẽ được thể hiện và chia sẻ góc nhìn, quan điểm của bản thân về thành phố mình đã đi qua.
“Đây là hoạt động củng cố kỹ năng và bản lĩnh của từng cá nhân cũng như của cả tập thể để chinh phục thử thách, ước mơ”, đại diện ILA cho biết.
Mỗi bạn teen sẽ trở thành một “travel blogger” khám phá những vùng đất mới, ghi lại cảm nhận và chia sẻ thông qua hình thức sáng tạo và hiện đại.
Thế Đan
Theo VNE
Sáu cái bóng học sinh phải thoát để vươn cao
Các môn học, quá khứ, ghi chép - ghi nhớ hay thầy cô là những cái bóng khiến học sinh không thể vươn lên giữa rừng tháp cao xứ người.
TS Nguyễn Chí Hiếu, với hơn 10 năm dạy học, đã chia sẻ về những thách thức học sinh Việt Nam phải đối mặt.
Trong chuyến đi kết nối và trao đổi với các tổ chức, nhà lãnh đạo giáo dục trong khuôn khổ chương trình Eisenhower Fellowships diễn ra tại Mỹ, tôi được ngồi nói chuyện với Jerome, cha đẻ của The Millennium Project đang diễn ra trên 67 nước. Ông nói rất nhiều về 5 lĩnh vực sẽ thay đổi thế giới vào năm 2050, bao gồm: khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật, quản lý chính phủ, doanh nghiệp và lao động, giáo dục.
Ở lĩnh vực nào, tôi cũng hiểu thêm được nhiều điều, đặc biệt ở mảng giáo dục. Và tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sáu cái bóng quá lớn đang dè bẹp sự phát triển của học sinh, cũng là sáu điều mà Jerome nói cần "thay đổi, cách mạng và giải phóng" cho học sinh để chúng sẵn sàng sống trong tương lai - năm 2050 - khi mà nhiều người lớn trong chúng ta chưa chắc còn để thấy.
Cái bóng số 1: Các môn học
Khi Việt Nam còn đang đắm chìm trong rừng môn học chính phụ ở trường và cả ở trung tâm học thêm thì ở nhiều môi trường giáo dục tiên tiến, người ta nhấn mạnh học sinh cần được chú trọng phát triển những điểm sau từ lớp 1 đến lớp 12: tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giá trị và đạo đức, nghệ thuật, triết học, khởi nghiệp, thấu hiểu bản thân, các quan hệ giữa con người với con người, và sự hòa hợp xã hội.
TS Nguyễn Chí Hiếu. Ảnh: Dương Tâm
Cái bóng số 2: Quá khứ
Học sinh suốt ngày phải học thuộc những sự kiện về quá khứ, những thứ đã diễn ra và không thể thay đổi, nhưng lại thiếu đi cái nhìn sắc nét, góc cạnh để chiết xuất tư duy và năng lực phân tích.
Và quan trọng hơn hết, học sinh được dạy về quá khứ, nhưng lại không được dạy để nhìn về và phân tích tương lai nên chẳng biết làm thế nào để chuẩn bị đón nhận và ứng phó với cái tương lai mà mai kia chúng phải sống và cần làm chủ.
Cái bóng số 3: Kiểm tra, thi cử
Học sinh Việt Nam phải thi cử triền miên, và cách dạy - học ngày nay dù ở trường hay ở nhà, cũng toàn tập trung kỹ năng giải đề, làm bài tập lặp đi lặp lại, luyện hết đề này qua đề khác, chạy theo những mục tiêu như phát âm tiếng Anh thật chuẩn, làm toán phải thật nhanh, làm ngữ pháp tiếng Anh vèo vèo.
Để rồi dẫu có điểm số cao, giải thưởng nhiều, huy chương lấp lánh, nhưng cái mà không ít học sinh thiếu đi chính là năng lực học tập trọn đời - khả năng tự học.
Còn ở vài môi trường giáo dục và trường học khác, ở bậc phổ thông, có thể học sinh không có nhiều điểm số, giải thưởng, huy chương nhưng năng lực học tập trọn đời thì quá tốt. Và đó chính là tiền đề, nền tảng để học sinh có đủ lực để đi thật xa ở các bậc học cao hơn cũng như trong công việc sau này.
Cái bóng số 4: Dạy nghề
Ở Việt Nam, không ít nơi và không ít phụ huynh cứ tư duy là phải dạy cho học sinh theo kiểu cho chúng một cái nghề, mà quên mất rằng có thể cái nghề đó chưa chắc đã còn tồn tại tầm 5-10 năm nữa, chứ đừng nói đến năm 2050.
Còn ở nhiều nước khác, người ta tư duy không phải dạy nghề mà là dạy kỹ năng. Và kỹ năng ở đây là vô số thứ khác ngoài kỹ năng nghề.
Một ví dụ cho dễ hiểu là đến giờ vẫn còn có rất nhiều người, dù là đi học nước ngoài về, vẫn cứ hỏi tôi một câu mà cả chục năm qua tôi bị hỏi đi hỏi lại, nhiều khi cũng ngán ngẩm: "Sao học kinh tế mà không đi làm tài chính ngân hàng, lại chuyển qua làm giáo dục"?
Tôi chỉ biết trả lời: Học kinh tế chục năm em quên gần hết kiến thức và mô hình, lập trình này kia rồi, nhưng được cái không quên cách tư duy logic, lập luận, giao tiếp, kỹ năng tự tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo để em đủ dùng dù là đào tạo giáo viên, viết chương trình, viết sách hay đi dạy.
Dạy nghề nó khác với dạy kỹ năng là ở chỗ đó.
Cái bóng số 5: Ghi chép và ghi nhớ
Hai cái cụm từ này đúng là quan trọng vì học sinh nào cũng phải có và phải được tập, nhưng cũng giống như trong ẩm thực, đồ ăn có ngon cách mấy thì cũng phải ăn vừa phải thôi, ăn nhiều quá là bội thực và mất cân bằng.
Khi nhiều thứ ở nhà, học ở trường hay ra ngoài trung tâm, Toán, Lý, Hóa hay Văn, Anh, Sử, Địa, tập trung nhiều quá về ghi nhớ và ghi chép thì học sinh học mãi cũng oải, giảm ngay năng lực tò mò và tìm hiểu mà con người sinh ra đã có, cái mà ở nhiều nước như Mỹ, người ta đang làm mọi cách để thúc đẩy: Dạy và học theo nhu cầu - chuyên ngành gọi là inquiry-based learning.
Nói cho dễ hiểu, học sinh thích tìm hiểu và nghiên cứu những gì thì giáo viên và nhà trường cần làm hết sức để đẩy nó đi thật xa, để chính học sinh nhận thức và vỡ ra nhiều thứ mà có khi cả thầy cô còn chưa chắc ngộ ra được.
Cái bóng số 6: Thầy cô
Ở Việt Nam, chắc thầy cô là thầy cô, còn ở một số môi trường giáo dục khác, người ta muốn định nghĩa lại và đào tạo lại thầy cô theo nghĩa là huấn luyện viên. Tức là thầy cô cần có năng lực định hướng, hướng dẫn và tạo động lực cho học sinh; chứ không chỉ là dạy kiến thức, giao phiếu bài tập, đọc sửa đáp án, chấm chữa bài và cho chúng ghi chép mệt nghỉ.
Sáu cái bóng này ở Việt Nam, vì nhiều lý do mà trở nên quá lớn và học sinh cũng quá mệt mỏi. Nhiều ngôi sao cấp 1 lên đến cấp 2 thường gặp phải một trong hai viễn cảnh mà nhiều lúc tôi thấy đau và xót khi chứng kiến.
Một là vẻ mặt đờ đẫn, bơ phờ và mất hết động lực học tập, chứ đừng nói chi là niềm vui từ những thứ bình dị trong cuộc sống và thế giới xung quanh. Hai là vẫn lao vào học thêm, thi cử, giành nhiều giải thưởng, huy chương nhưng gặp chúng, trao đổi với chúng, tôi cứ thấy cái ruột bị rỗng rỗng bên trong.
Ở xứ người, họ cũng có những vấn đề y như ở Việt Nam, trường học cũng khó khăn, thầy cô cũng đeo mang nhiều thứ, nhưng được cái là khi đã ý thức được thì họ sẽ làm.
Hiện ở Việt Nam, nhiều phụ huynh và thầy cô cũng đã cởi mở, chịu làm, chịu thay đổi để giúp học sinh thoát khỏi sáu cái bóng này và nhiều cái bóng khác mà chúng đang phải vật vã đeo mang. Mai kia ra biển lớn, chúng thật sự không còn là cái bóng giữa rừng tháp cao xứ người, mà chính chúng sẽ tự tin vươn cao để che bóng cho bao người khác.
Và Việt Nam thực sự cần nhiều hơn nữa những phụ huynh và thầy cô như vậy.
TS Nguyễn Chí Hiếu
Theo Vnexpress
Hà Tĩnh: Không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp 3 Đã lên lớp 3, nhưng một học sinh ở Hà Tĩnh vẫn không đọc được, không biết ghép vần để viết, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 không biết làm. Theo phản ánh của giáo viên đang dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Sơn, nhiều học sinh ở trường này đang có hiện tượng "ngồi nhầm lớp", khi lên lớp...