Học theo chương trình mới: Để học sinh lớp 6, lớp 10 không bị ’sốc’
Để học sinh chuẩn bị học lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới không bị thay đổi đột ngột, Bộ GD-ĐT đang xây dựng tài liệu tinh giản, chỉnh sửa, bổ sung chương trình lớp 5, lớp 9 hiện hành.
Học sinh lớp 5 sẽ học lớp 6 năm sau theo chương trình – sách giáo khoa mới – ĐỘC LẬP
Chuẩn bị tâm thế từ năm học này
Bộ GD-ĐT đang triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để đáp ứng yêu cầu chương trình mới. Tài liệu này sẽ do các nhà khoa học, cán bộ, giáo viên (GV) trường phổ thông đang trực tiếp giảng dạy môn học ở cấp học tương ứng góp ý và thực hiện.
Mới đây, phát biểu tại một hội thảo về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết mục tiêu của việc xây dựng tài liệu này là nhằm giúp GV và học sinh (HS) đang dạy và học chương trình hiện hành lớp 5 và lớp 9 đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu vào lớp 6, lớp 10 thực hiện chương trình mới.
Sau khi hoàn thiện và ban hành tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình mới, cán bộ, GV sẽ được tập huấn, bồi dưỡng để tổ chức dạy học cho HS lớp 5, lớp 9.
Ông Độ cho rằng chất lượng đầu vào lớp 6, lớp 10 là chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để HS lớp 5, lớp 9 từ năm học này đến khi áp dụng chương trình mới sẽ được làm quen và đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình mới.
Từ thực tế của lớp 1 năm nay, Bộ GD-ĐT thấy rằng phải đặc biệt quan tâm chuẩn bị thật tốt chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9, đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình mới.
Tinh giản, chỉnh sửa, bổ sung chương trình hiện hành
Ông Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình hiện hành đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Tài liệu này được xây dựng theo hướng so sánh 2 chương trình ở từng môn học để có những điều chỉnh phù hợp.
Video đang HOT
Có 3 hướng điều chỉnh gồm: bổ sung những nội dung kiến thức có trong chương trình mới nhưng không có trong hiện hành; tinh giản những nội dung kiến thức có trong hiện hành nhưng không có trong chương trình mới; điều chỉnh cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt đối với những nội dung kiến thức có cả trong chương trình mới và hiện hành.
Chia sẻ rõ hơn về cách làm nói trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết những nội dung kiến thức có trong hiện hành nhưng không có trong chương trình mới sẽ được tinh giản theo 2 hướng.
Thứ nhất, nếu đó là các nội dung kiến thức HS không cần phải sử dụng để học các nội dung kiến thức khác trong chương trình môn học thì không dạy, không thực hiện. Thứ hai, nếu đó là các nội dung kiến thức HS cần sử dụng để học các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình môn học thì “hướng dẫn HS tự học” hoặc tích hợp vào bài học, chủ đề cần sử dụng để tổ chức cho HS học tập cùng với kiến thức liên quan.
Đối với các nội dung kiến thức có trong chương trình mới nhưng không có trong hiện hành, ông Thành cho biết sẽ bổ sung nội dung kiến thức mới vào chương trình môn học hiện hành. Việc này sẽ tiến hành theo hai hướng: Bổ sung, tích hợp vào các nội dung, chủ đề phù hợp để đảm bảo yêu cầu cần đạt theo chương trình mới hoặc bổ sung nội dung, chủ đề mới vào thời điểm phù hợp, đảm bảo HS có đủ điều kiện về kiến thức, kỹ năng để học thuận lợi.
Ông Thành còn cho hay đối với các nội dung kiến thức có cả trong hiện hành và chương trình mới nhưng do khác nhau về cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt, thì sẽ được điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình mới.
Học sinh được cung cấp tài liệu về nội dung kiến thức mới
Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Do chưa có sách giáo khoa của các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình mới ở các lớp học trên lớp 1, nên cần ưu tiên hướng dẫn tổ chức dạy học những nội dung kiến thức được bổ sung vào chương trình hiện hành. HS phải được cung cấp tài liệu về những nội dung kiến thức mới để chủ động học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo”.
Song song với điều chỉnh nội dung kiến thức, ông Thành nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học đối với lớp 5, lớp 9 là rất quan trọng. Điều này, giúp HS được làm quen với cách dạy và học, cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình mới.
Thẩm định trước khi ban hành
Tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình mới, sau khi hoàn thiện sẽ được trình lên Hội đồng thẩm định trước khi được Bộ GD-ĐT quyết định ban hành. Hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu; các cán bộ, giáo viên trường phổ thông đang giảng dạy môn học ở cấp học tương ứng.
Để học sinh đầu cấp không choáng vì kiểm tra
Không còn những bài kiểm tra điểm cao như ở cấp học dưới mà có khi thay vào đó là kết quả dưới trung bình, điều khiến nhiều học sinh và phụ huynh sốc.
Giáo viên tạo không khí vui vẻ trong tiết học giúp học sinh giảm áp lực - VĂN LÊ
Vì vậy, nhiều giáo viên chia sẻ cách học sinh vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu chuyển cấp.
Khóc, xin đi học thêm vì lo điểm thấp
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh (HS) đầu năm ở các lớp đầu cấp, giáo viên chủ nhiệm thường chia sẻ những khác biệt về chương trình, hình thức và phương pháp học tập ở bậc THCS.
Đặc biệt, ở học kỳ 1 của lớp 6, HS chưa quen với môi trường học tập mới sẽ có những chệch choạc và có thể là những kết quả không như ý muốn. Sẽ không còn những "cơn mưa điểm 9, 10" như trước đây... Từ đó, các giáo viên tư vấn và lưu ý phụ huynh HS hãy bình tĩnh, đồng hành và động viên để con sớm bắt nhịp với quá trình học tập mới. Nhưng thời điểm này, có không ít HS, phụ huynh đã choáng khi nhận kết quả bài kiểm tra 15 phút, giữa kỳ 1.
Chị Nguyễn Thị Thanh, phụ huynh HS tại Q.1 (TP.HCM), kể lại cảm xúc ôm con gái vào lòng và cố gắng tạo không khí nhẹ nhàng để động viên khi con đi học về, ôm lấy mẹ nức nở khi cho biết bài kiểm tra môn ngữ văn bị điểm dưới trung bình.
Còn phụ huynh Dương Thanh Hùng, ngụ tại Q.8, thì cho hay sau khi làm bài kiểm tra giữa kỳ môn vật lý, con gái tôi đề nghị ba mẹ đăng ký cho đi học thêm vì "con lo quá, con sợ bị điểm kém vì môn học này lần đầu con học, con chưa quen".
Không chỉ HS lo lắng với kết quả bài kiểm tra của mình mà chính phụ huynh cũng bị "sốc" trong thời điểm này khi biết kết quả học tập nửa đầu học kỳ 1 của con.
Chị Phan Thanh Thủy, phụ huynh HS tại Q.3, cho biết thực sự lo lắng vì khi biết con chỉ đạt điểm dưới trung bình trong khi suốt 5 năm ở bậc tiểu học, cháu luôn có kết quả cao. Đến khi trò chuyện mới biết nguyên nhân lần đầu bài kiểm tra 15 phút, con chưa canh được thời gian nên làm không kịp.
Học sao cho đúng?
Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5, TP.HCM), cho hay HS lớp 6 bị điểm thấp, ảnh hưởng tâm lý HS và cả phụ huynh là việc thường xảy ra hằng năm do có sự khác biệt giữa chương trình cũng như phương pháp dạy và học giữa các cấp. Theo thầy Huy, từ cấp THCS đòi hỏi HS phải chủ động hơn trong việc học như chuẩn bị bài, trao đổi, tiếp nhận, phản biện, mở rộng...
HS cần chuẩn bị bài trước ở nhà để khi đến lớp luôn trong tâm thế chủ động, thoải mái, vui vẻ trao đổi kiến thức cùng bạn bè, thầy cô.
Thầy giáo Lê Văn Nam, Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho hay trong cuộc đời HS, ai mà không một lần bị điểm thấp. "Chính bản thân tôi cũng không tránh được, khi bước vào lớp 10, bài kiểm tra hóa 15 phút đầu tiên của tôi được vỏn vẹn 2 điểm. Bản thân tôi cảm thấy cực kỳ sốc với kết quả này và điều đó không có thể chấp nhận được nên tôi đã cố gắng tìm tòi những phương pháp, kỹ năng giúp học tập tốt hơn", thầy Nam kể. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này, theo thầy Nam, HS hãy tạo cảm giác vui khi đến trường và xem trường như là nhà.
Kế đến, HS phải biết tự học. Lớp 10, là năm đầu cấp, nếu không biết cách tự học ở nhà thì các em gặp nhiều khó khăn khi cùng lúc phải tiếp thu lượng kiến thức lớn trong khi thời lượng dạy học của giáo viên chỉ có hạn.
Hãy nắm tay và cùng con bước đi
Với những kết quả kiểm tra không như mong muốn, học trò không có sự thoải mái nên thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), nhắn gửi phụ huynh hãy là bạn đồng hành cùng con, nhất là những năm đầu cấp vì đây là thời điểm các con sẽ sốc tâm lý, chán nản.
Phải thật tâm lý, thấu hiểu, cảm thông với những kết quả kém do khách quan mà con gặp phải. Đừng gây áp lực quá cho con, đòi hỏi con phải đạt học lực như cấp tiểu học. Hãy nhớ rằng lên bậc học cao hơn, chương trình mang tính phân hóa khá cao nên những năng khiếu cũng như yếu điểm của con dễ thể hiện ra.
Hãy khích lệ những năng khiếu mà con có, nhẹ nhàng tìm hiểu, bổ sung, khắc phục những yếu điểm của con. Đừng vội đòn roi, quát mắng càng dẫn đến việc con không có điểm tựa tinh thần để giãi bày, lúc đó các em dễ trở nên khép kín.
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THCS-THPT Tân Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cũng chia sẻ: Phụ huynh nên dạy các con học cách chấp nhận những rủi ro, thất bại đầu đời. Thay đổi mỗi cấp học sẽ phải thay đổi phương pháp học tập. Có thể giai đoạn đầu các em sẽ có điểm số chưa tốt, bố mẹ đừng thất vọng.
Tuyệt đối đừng so sánh năng lực của con với bạn bè cùng trang lứa mà vô tình làm các con lo lắng, tuyệt vọng. Hãy động viên, sẻ chia và tâm sự cùng con nhiều hơn. Phải thực sự lắng nghe con cái để biết con thực sự cần gì, điều mà bố mẹ mong muốn ở con có vượt quá khả năng của con hay không để điều chỉnh cho phù hợp. Ba mẹ, thầy cô hãy luôn sẵn sàng là những "bác sĩ tâm lý", "những người bạn lớn" đồng hành cùng con cái.
Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào? Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên... nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả. Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học là quá trình linh hoạt, có...