Học sử trong bảo tàng
“Em đã đến Bảo tàng TPHCM vài lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên được tham gia sinh hoạt theo hình thức sôi nổi như vậy. Em thấy cách làm này giúp tụi em học nhanh và nhớ kiến thức lịch sử rất lâu, không khô như những bài học thông thường”.
Một tràng pháo tay vang dội cả hội trường khi bạn Hoàng Trọng, học sinh lớp 11A7 Trường THPT Bùi Thị Xuân đưa ra đáp án: “Thưa ban giám khảo, kết quả ô chữ của đội A là thống nhất đất nước”! Kết thúc phần thi Nhận diện lịch sử, phần thắng tạm nghiêng về đội A khiến cuộc thi càng hào hứng. Càng về trưa, hội trường của Bảo tàng TPHCM như nóng lên hẳn bởi không khí tranh tài giữa hai đội ngày càng trở nên sôi nổi và quyết liệt…
Trao thưởng cho các bạn trong cuộc thi Em yêu lịch sử.
Thực hành… môn sử
Sau khi tham quan Bảo tàng TPHCM, xem những hình ảnh sống động và tư liệu phong phú, hơn 100 học sinh của Trường THPT Bùi Thị Xuân bắt đầu có dịp kiểm tra lại những kiến thức lịch sử đã học, đã xem qua phần thi Em yêu lịch sử. Với 3 phần thi Ai nhanh ai đúng, Nhận diện lịch sử và Trò chơi ô chữ, thông qua các hình ảnh gợi ý và câu hỏi trắc nghiệm, các bạn học sinh có phần dễ hiểu và tiếp thu kiến thức lịch sử khá nhanh. Trong chốc lát, những sự kiện, cột mốc lịch sử về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30-4 được trả lời gãy gọn. Hướng dẫn viên của bảo tàng có nhiệm vụ bổ sung thông tin và diễn tiến sự việc liên quan để các bạn dễ xâu chuỗi, dễ nhớ.
Đây là chương trình do Bảo tàng TPHCM thực hiện, lần đầu tiên thử nghiệm và 3 đơn vị Sở GD-ĐT TPHCM, Thành đoàn TNCS TPHCM, Sở VH-TT-DL TPHCM cùng phối hợp tổ chức. Ngoài đa dạng hóa các hoạt động giáo dục của bảo tàng, chương trình còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung kiến thức lịch sử cho học sinh phổ thông.
“Em đã đến Bảo tàng TPHCM vài lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên được tham gia sinh hoạt theo hình thức sôi nổi như vậy. Em thấy cách làm này giúp tụi em học nhanh và nhớ kiến thức lịch sử rất lâu, không khô như những bài học thông thường. Riêng với em, đây là giờ học “thực hành” môn lịch sử, ngoài ghế nhà trường nhưng là một cách giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả”, cả hai bạn Thanh Hà, học sinh lớp 11A10 và Lê Hoàng Trọng lớp 11A7 cùng bày tỏ.
Video đang HOT
Cần nhân rộng mô hình
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng TPHCM, cho biết, thông qua Câu lạc bộ Em yêu lịch sử, chương trình không nằm ngoài mục tiêu đưa bảo tàng đến gần hơn với trường học, nhằm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Và càng ý nghĩa hơn khi chủ đề tháng 4 là tìm hiểu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, làm nên chiến thắng ngày 30-4 lịch sử.
“Trong tháng 4, Bảo tàng TPHCM đã tổ chức 2 đợt sinh hoạt tìm hiểu lịch sử với sự tham gia của hàng trăm học sinh 2 trường THPT Trần Đại Nghĩa và THPT Bùi Thị Xuân”, ông Tuấn nói thêm.
Cô Phạm Thị Thanh Thảo, giáo viên môn lịch sử Trường THPT Bùi Thị Xuân, bày tỏ, ngoài kiến thức sách vở, hôm nay các em học sinh được tham gia một buổi sinh hoạt mà theo tôi là rất thiết thực và ý nghĩa. “Theo tôi, chương trình và cách tổ chức này khá mới, rất bổ ích cho các em học sinh hiện nay”, cô Thanh Thảo khẳng định.
Theo Minh An
SGGP
Điện ảnh Việt cuối tháng 9: thảm họa và tài năng cùng xuất hiện
Không hẹn mà gặp, điện ảnh Việt những ngày cuối tháng 9 bất ngờ đón nhận 2 sản phẩm nhận được sự phản hồi khác nhau hoàn toàn từ khán giả.
Đầu tiên là tác phẩm Trái Tim Xanh vừa đoạt giải nhất của một cuộc thi về phim ngắn. Khác hẳn với những bộ phim đoạt giải thuộc thể loại này, Trái Tim Xanh bất ngờ "bước ra" khỏi cuộc thi và có một cuộc sống riêng của nó. Trong những ngày cuối tháng 9, Trái Tim Xanh đã làm nên một cơn sốt nhẹ với cộng đồng mạng khi là một trong những video clip được rất nhiều bạn trẻ chia sẻ với nhau.
Cảnh phim Trái Tim Xanh
Với nội dung thuộc dạng như "những tâm hồn cao thượng", Trái Tim Xanh kể về một cậu bé mê đọc sách hồn thiên, trong sáng và có một trái tim biết đồng cảm với thế giới xung quanh. Điều khiến bộ phim thu hút được rất đông lượng truy cập của khán giả chính là cách kể chuyện của phim cực kỳ sống động và không hề gượng ép.
Phim ngắn Trái Tim Xanh
Nhân vật cậu bé trong phim cũng nhận được giải thưởng nam diễn viên xuất sắc nhất khi đã thể hiện được nhân vật cậu bé cực kỳ tự nhiên và thuyết phục. Rất nhiều lời khen tặng của cộng đồng mạng đã dành choTrái Tim Xanh, đặc biệt là dành cho Đặng Cao Cường - đạo diễn của phim. Nét hồn nhiên của tất cả các nhân vật nhỏ tuổi đều được giữ lại tuyệt đối khiến cho các nhân vật trong phim trở nên rất sống động và gần gũi với cuộc sống. Và thêm một điều lý thú dành cho khán giả khi xem qua bộ phim này, đó chính là sự xuất hiện của ca sỹ Siu Black trong vai bà bán thuốc đanh đá. Đây cũng là một nét nhấn thú vị cho bộ phim.
Tiếp đến, điện ảnh Việt cũng vừa đón nhận thêm một "thảm họa" trên sóng truyền hình. Đó chính là tập 271 của sê-ri phim truyền hình Những Phóng Viên Vui Nhộn. Không hiểu là vô tình hay cố ý mà trong tập phim nói về lịch sử này, đã có đến 2 lần các nhân vật trong phim nói sai bét nhè kiến thức lịch sử Việt Nam.
Các diễn viên trong phim
Đầu phim, nhân vật "bác sĩ" Hoàng Nghiêm trong phim đã hùng hồn tuyên bố: "Trần Quốc Toản bóp nát quả cam tại... Hội nghị Diên Hồng." Tuy nhiên, trong lịch sử chi tiết này đúng là phải xảy ra ở Hội nghị Bình Than - đây là hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào năm 1282 để bàn phương hướng kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần hai. (Cũng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2, Hội nghị Diên Hồng diễn ra năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến).
Tập phim 271 Bài Học Lịch Sử đã bị gỡ trên các trang truyền thông chính thức của bộ phim
Ở một đoạn phim khác, "sếp" Vương Phi cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng: "Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là... Đại La". Nhưng, thực sự là vào năm đó, Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La, rồi mới đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Với 2 chi tiết này, Những Phóng Viên Vui Nhộn đã trở thành tâm điểm "mổ xẻ" của khán giả khắp nơi. Thật khó hiểu là chỉ với một thời lượng rất ngắn (chừng 10 phút/tập) mà khâu biên tập kịch bản phim lại để xảy ra sai sót "ngớ ngẩn" như thế. Nhiều khán giả còn "châm biếm":"May mà 1 tập có 10 phút chứ như bình thường, 1 tập 45 phút thì không biết lịch sử Việt Nam trong tập phim Bài Học Lịch Sử sẽ được Những Phóng Viên Vui Nhộn thay đổi đến thế nào!".
Rất hoan nghênh khi bộ phim đã kịp cập nhật những thông tin mới nhất về đời sống giới trẻ hiện nay, trong đó có cả việc "quên" Sử Việt. Nhưng, khi làm về những đề tài cần có sự chuẩn xác về kiến thức như thế này, các tác giả kịch bản phim cũng như các diễn viên khi tham gia cũng nên có một sự chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, tránh những sự cố "bẽ mặt" như thế này trong một bộ phim dành cho giới trẻ.
Hiện tại, tập phim 271 - Bài Học Lịch Sử đã được gỡ ra khỏi trang Youtube chính thức cũng như các trang truyền thông của Những Phóng Viên Vui Nhộn.
Theo PLXH