Học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 được học giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Trao đổi tại chương trình tập huấn cho tác giả sách giáo khoa (SGK) về tích hợp giáo dục tài chính trong biên soạn sách, GS. Đỗ Đức Thái (chủ biên chương trình môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông 2018) cho biết, mạch giáo dục tài chính trong chương trình môn Toán được thực hiện từ lớp 2 đến lớp 12.
Tham gia chương trình tập huấn trong 3 ngày (07-09/7), các tác giả sách giáo khoa được chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi để hiểu rõ vai trò của giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 và chương trình các môn học; giới thiệu các yêu cầu cần đạt có tích hợp giáo dục tài chính trong từng lớp học của mỗi môn học.
Các tác giả đồng thời được trang bị kiến thức, kĩ năng để vận dụng quy trình tích hợp giáo dục tài chính vào sách giáo khoa. Những kiến thức, kỹ năng để sử dụng các chiến lược giảng dạy phù hợp với bộ môn và yêu cầu cần đạt của từng lớp học, cũng được giới thiệu tới tác giả.
Chương trình tập huấn cho tác giả SGK về tích hợp giáo dục tài chính trong biên soạn sách (ảnh: Moet)
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh, giáo dục tài chính có vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển. Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế – xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới.
Giáo dục tài chính ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo khảo sát của OECD (tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), có 59 quốc gia đã xây dựng chiến lược quốc gia để giáo dục tài chính, khu vực Đông Nam Á có Singapore và Malaysia đã xây dựng chiến lược này.
“Việt Nam là đất nước có tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt hướng tới xây dựng quốc gia khởi nghiệp nên cần giáo dục để học sinh hiểu biết về tài chính trong nước và thế giới, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Với tinh thần đó, khi xây dựng CT GDPT mới, Bộ GDĐT đã chỉ đạo tích hợp giáo dục tài chính vào 6 môn học, gồm: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm. Nội dung giáo dục cũng này là một phần nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Video đang HOT
“Để thực hiện được giáo dục tài chính của CT GDPT 2018, việc tập huấn cho các tác giả về tích hợp nội dung này vào sách giáo khoa là rất cần thiết”, Thứ trưởng nhấn mạnh và mong muốn tác giả, biên tập viên viết sách giáo khoa sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để tích hợp tốt nhất giáo dục tài chính vào sách giáo khoa khi tham gia khóa tập huấn. Thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cảm ơn World Bank (WB) đã đồng hành và hỗ trợ Bộ GDĐT trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.
Phó Giám đốc WB tại Việt Nam- bà Steffi Stallmeister đánh giá, Việt Nam đã thành công trong việc đưa chính sách tài chính toàn diện vào giáo dục và là một trong 3 quốc gia đi đầu ở Châu Á về tích hợp giáo dục tài chính vào chương trình, SGK GDPT. Điều này thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Bộ GDĐT khi hướng tới sự phát triển toàn diện của đất nước, phát triển các công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu của đất nước và thế giới.
Với sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực giáo dục, bà Steffi Stallmeister cho biết, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có tích hợp giáo dục tài chính vào chương trình, SGK và thực hiện giáo dục nội dung này cho người học.
Là chủ biên chương trình môn Toán của CT GDPT mới, GS. Đỗ Đức Thái cho biết, mạch giáo dục tài chính trong chương trình môn Toán được thực hiện từ lớp 2 đến lớp 12, trong đó tập trung nhiều ở các lớp THCS và THPT. Theo đó, chương trình sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết và năng lực tài chính cốt lõi. Ví dụ, học sinh sẽ được tìm hiểu về học vấn cốt lõi về tiền tệ và tài chính, trong đó giới thiệu các khái niệm, phương tiện, công cụ cơ bản trong tài chính và tiền tệ; giáo dục về tiền, giá trị sử dụng và giá trị đạo đức của tiền…
Chương trình môn Toán cũng giúp các em tìm hiểu về hệ thống tài chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính; biết đánh giá nguồn tài chính; xác định rủi ro và lợi nhuận liên quan đến tiết kiệm và đầu tư. Học sinh cũng được giáo dục để biết cách lập kế hoạch và quản lí tài chính cá nhân hiệu quả.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục tài chính cho học sinh, GS. Thái mong muốn Bộ GDĐT và WB tiếp tục quan tâm để đưa nội dung này vào SGK và chỉ đạo, hướng dẫn để các nhà trường thực hiện việc giảng dạy hiệu quả. Song song cần giúp phụ huynh học sinh, xã hội nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục tài chính, từ đó đồng thuận và phối hợp với nhà trường giáo dục hiệu quả cho học sinh.
Sau chương trình tập huấn tác giả viết sách giáo khoa, Bộ GDĐT phối hợp với WB sẽ tiếp tục tập huấn cho thành viên dự kiến tham gia Hội đồng thẩm định SGK lớp 2, lớp 6 về tích hợp giáo dục tài chính trong chương trình, SGK GDPT.
Nghịch lý người 'quay lưng' người ao ước vào ĐH Sư phạm Hà Nội
Mặc dù một số học sinh 'quay lưng' với ngành sư phạm vì lo lắng tình trạng thừa giáo viên cục bộ, nhưng nhiều học sinh giỏi giành giải quốc gia, quốc tế lại muốn đầu quân vào ĐH Sư phạm. Vì sao vậy?
TS. Đinh Minh Hằng - Trưởng phòng Bí Thư Đoàn Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Hiện nay trường ĐH Sư phạm Hà Nội là cái nôi đào tạo giáo viên tất cả các môn học trong hệ thống các trường phổ thông, cán bộ giảng dạy các trường ĐH, CĐ.
Thế mạnh sinh viên sư phạm là các em được đào tạo cả hai mục tiêu trở thành thầy cô tương lai ở các cấp bậc và thành các nhà nghiên cứu, tạo nên những bản sắc của sinh viên sư phạm. Ngoài ra ĐH Sư phạm còn được biết đến là nơi đào tạo giáo viên chất lượng".
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có sức hút với học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. (ảnh minh họa)
Trong nhiều năm qua trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhất là khoa Toán Tin "chiêu mộ" được nhiều thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.
Chia sẻ về vấn đề này, GS. TSKH Đỗ Đức Thái - Trưởng khoa Toán Tin - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết, học sinh yêu thích toán và coi nó như niềm đam mê thì tất nhiên sẽ phải chọn trường ĐH dạy Toán đủ điều kiện để nâng bước các bạn trở thành người làm toán "tử tế".
"Ở Hà Nội hiện chỉ có 2 cơ sở đào tạo về Toán, trong đó có khoa Toán Tin ĐH Sư phạm và khoa Toán Tin của ĐH Quốc gia. Các trường khác không dạy Toán mà dạy ứng dụng Toán vào khoa học máy tính, tin học... Cho nên với học sinh giỏi toán muốn coi toán là nghề nghiệp thì chỉ có 1 trong 2 nơi tôi vừa kể.
Điều này lí giải được rằng vì sao khoa Toán Tin vẫn có sức hút với những học sinh giỏi quốc tế. Tôi là người đầu tiên giành giải quốc tế vào khoa Toán Tin trường ĐH Sư phạm. Đây cũng là niềm vui, niềm tự hào, chứng minh uy tín cũng như khả năng đào tạo nổi trội của ĐH Sư phạm Hà Nội được xã hội thừa nhận.
Chúng tôi tự thấy rằng trách nhiệm của mình là thỏa mãn ước mơ trở thành nhà nghiên cứu Toán của học sinh giỏi Toán".
Hiện nay đào tạo cử nhân sư phạm Toán tại trường ĐH Sư phạm có 2 hệ: Đào tạo bằng tiếng Việt và đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
"Nếu học hệ đào tạo bằng tiếng Anh, sau khi ra trường các em có khả năng giảng dạy môn toán hoàn toàn bằng tiếng Anh. Năm nay chúng tôi có khoảng 170 chỉ tiêu đào tạo toán bằng tiếng Việt và 50 chỉ tiêu đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhà trường tuyển thẳng 50% còn lại là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp.
Trong số những sinh viên được tuyển vào hệ cử nhân sư phạm Toán sẽ có kỳ thi chọn ra 15-20 sinh viên tài năng hay còn gọi là lớp chất lượng cao (CLC). Sinh viên lớp CLC có nhiều ưu thế và ưu đãi.
Sinh viên thường học 136 tín chỉ nhưng sinh viên lớp CLC học 146 tín chỉ, thêm một số môn học chuyên ngành Toán. Chương trình 2 bên về tên môn giống nhau nhưng chiều sâu của chương trình khác nhau một cách rõ rệt từ năm thứ nhất. Những giảng viên tốt nhất, học hàm GS hoặc PGS có các thành quả nghiên cứu khoa học mới được phân công giảng dạy lớp CLC.
Hiện nay, khoa Toán có quan hệ hợp tác quốc tế rất lớn nên nhận được học bổng của các trường ĐH hàng đầu thế giới về học thạc sĩ, tiến sĩ và tất nhiên các ứng viên được chọn từ các lớp CLC.
Cơ hội việc làm của sinh viên khoa Toán lớp CLC đa phần làm cán bộ giảng dạy của chính khoa, là lực lượng nòng cốt của Viện Toán học", GS. TSKH Đỗ Đức Thái cho hay.
Được biết, hiện nay trường ĐH Sư phạm Hà Nội có gần 40 ngành tuyển sinh, có 14 ngành ngoài sư phạm như Quản lý giáo dục, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội, Công nghệ thông tin,... Các ngành sư phạm như Toán, Văn, Lý, Sinh là những ngành đào tạo truyền thống.
"Sinh viên tốt nghiệp khoa Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội có thể làm các công việc liên quan đến hỗ trợ tư vấn tâm lý về tâm lý học trường học. Đây là ngành đang thu hút sự quan tâm của mọi người khi ngày càng nhiều học sinh cần được hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm lý.
Công tác xã hội là ngành rất phát triển hiện nay, cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở liên quan đến công tác xã hội ở trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội. Xã hội đang có nhu cầu lớn về nhân lực ngành này", TS. Đinh Minh Hằng cho hay.
Giáo sư Thái nói đúng thì các nhà soạn sách chương trình 2000 lỗi nặng lắm! Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi điều kiện học tập của nhiều học sinh còn vô cùng khó khăn, thì việc nhồi nhét quá tải lại càng trở nên phản sư phạm. Nhu cầu phát triển đất nước hối thúc chúng ta phải cải cách giáo dục, đổi mới giáo dục, để đảm bảo nhanh chóng tạo ra một nguồn nhân lực dồi...