Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ngoại thành Hà Nội đến trường từ 10/2
Chiều 5/2, UBND TP Hà Nội có Công văn số 320/UBND- KGVX gửi Sở GD&ĐT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại 18 huyện, thị xã ngoại thành trở lại trường học.
Hình minh họa
Theo Tờ trình số 302/TTr- SGDĐT của Sở GD&ĐT ngày 5/2/2022, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn 18 huyện, thị xã của TP có diễn biến theo chiều hướng tích cực. Do vậy, Sở GD&ĐT tiếp tục đề xuất phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại học tập trực tiếp.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/2/2022 (thứ Năm), sẽ cho phép học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp; học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận học trực tuyến; bậc mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.
Lịch học trực tiếp/trực tuyến sẽ duy trì đều đặn các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT nêu 5 nguyên tắc thực hiện đó là: Thứ nhất, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, các địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến; nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.
Thứ hai, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của Sở GD&ĐT và Sở Y tế.
Thứ ba, giáo viên chưa tiêm đủ vaccine phòng chống Covid- 19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày.
Thứ tư, trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương xem xét để đảm bảo an toàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các lớp học, trường học.
Thứ năm, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận/huyện/thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường học và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lãnh đạo TP về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Sở GD&ĐT cho biết, sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình, diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND TP lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Sau khi xem xét Tờ trình trên, UBND TP Hà Nội thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở GD&ĐT; đồng thời giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của TƯ và TP; đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dạy học trực tiếp.
UBND TP đề nghị UBND các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn về dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học đảm bảo y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.
Trước đó, cũng căn cứ đề xuất của Sở GD&ĐT, UBND TP đã đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có học sinh bậc mầm non tại Hà Nội chưa có mốc thời gian trở lại trường.
Hà Nội đi đầu trong giáo dục trực tuyến và đã hoàn thành nhiệm vụ năm học
Năm học 2021 - 2022, đa số học sinh Hà Nội chưa được đến trường. Chuyển đổi từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến với khối lượng học sinh lớn là công việc khổng lồ nhưng ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành...
Ảnh minh họa.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội vừa làm việc với Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2020-2021 trên địa bàn thành phố có 2.792 trường mầm non, phổ thông và 1 trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, với 63.290 lớp. Hà Nội có gần 2,2 triệu học sinh chiếm số lượng lớn nhất cả nước.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, đây là năm thứ hai ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước những tác động không nhỏ tới công tác dạy và học của thầy trò ngành Giáo dục Thủ đô. Chính sự nỗ lực, sáng tạo, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng Internet phù hợp với tình hình thực tế đã bảo đảm cho công việc được thông suốt, không bị gián đoạn và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định nội dung hơn 6.000 học liệu điện tử và đưa lên kho học liệu điện tử của ngành tại study.hanoi.edu.vn. Đồng thời cũng chỉ đạo hướng dẫn các trường phải lựa chọn công cụ dạy học qua Internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, chú trọng các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua Internet có chất lượng...
Bên cạnh đó, công tác triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội thực hiện trong môi trường giáo dục bảo đảm sự tập trung theo quy mô trường, lớp. Đối tượng được tuyên truyền cơ bản đồng đều về độ tuổi do đó thuận lợi trong việc xác định nội dung. Đội ngũ thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có trình độ sư phạm, có năng lực truyền đạt thông tin pháp luật phù hợp với đối tượng được tuyên truyền.
Tuy nhiên, việc thực hiện cũng gặp một số khó khăn: Chương trình giáo dục thực hiện theo khung thời gian kế hoạch năm học; nhiều quy định pháp luật chỉ được truyền đạt những kiến thức cơ bản. Mặt khác do địa bàn rộng nên hạ tầng công nghệ thông tin cũng chưa đồng đều giữa các vùng. Trình độ nhận thức của người dân nói chung, phụ huynh học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sự hình thành nhân cách của em...
Đánh giá báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đoàn giám sát cho rằng: thời gian qua, Hà Nội đi đầu trong giáo dục trực tuyến và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Năm học 2021 - 2022, đa số học sinh Hà Nội chưa được đến trường. Chuyển đổi từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến với khối lượng học sinh lớn là công việc khổng lồ mà ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành.
Tiếp thu các ý kiến tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội Đặng Xuân Phương cho biết, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục làm việc với các Sở, ngành liên quan và UBND Thành phố Hà Nội để có thêm thông tin phục vụ xây dựng báo cáo giám sát với các đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật trong thời gian tới.
Hà Nội sẵn sàng đón học sinh trở lại trường từ ngày 8.2 Ngày 2.2, theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường học trên địa bàn thủ đô đã hoàn thiện những phần việc cuối cùng để đón học sinh quay trở lại học tập bình thường. Ảnh minh họa Theo Sở GD-ĐT, các đơn vị đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường làm vệ sinh, phun khử khuẩn,...