Học sinh TP.HCM không học online sẽ tiếp nhận kiến thức thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ giải đáp về việc tổ chức năm học mới trong điều kiện dịch bệnh.
Chiều 6/9, báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm trực tuyến “Năm học mới trong đại dịch” với sự tham dự của đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM và NXB Giáo dục Việt Nam.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đề cập phương án hỗ trợ các học sinh không đủ điều kiện học online.
Ông Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại tọa đàm chiều 6/9. Ảnh: Người Lao Động .
51.000 học sinh tiểu học gặp khó khăn khi học trực tuyến
Ông Hiếu cho biết, số liệu của sở cập nhật hiện nay có khoảng 77.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến. Tuy nhiên, đây là con số bao gồm những học sinh gặp khó khăn về đường truyền, đi lại hoặc không có phụ huynh kèm cặp, hỗ trợ.
Thực tế, khoảng 51.000 học sinh tiểu học tại TP gặp khó khăn khi học online, trong đó có khó khăn về vấn đề đường truyền. Sắp tới, sở sẽ xin UBND thành phố chủ trương để các đơn vị giới thiệu các gói giải pháp như thiết bị, đường truyền để cung ứng cho nhà trường và học sinh.
Với những học sinh không thể học online do thiếu máy móc hoặc Internet, sở xây dựng phương án phát triển phiếu học tập. Ban đầu, thầy cô sẽ giao bài, đội ngũ tình nguyện viên sẽ thu phiếu và gửi lại giáo viên để đánh giá trình độ, năng lực học tập của các em.
Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch học tập riêng cho các đối tượng học sinh này, nhằm giúp các em tiếp cận việc học một cách thuận lợi.
Với các học sinh đang kẹt lại ở các địa phương khác, Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm việc với lãnh đạo địa phương để tạo điều kiện thuận lợi, giúp các em được học tập, tiếp cận tri thức đầy đủ.
Về vấn đề cung ứng sách giáo khoa, Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết phía nhà xuất bản đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, đề nghị tạo điều kiện phát hành sách giáo khoa. UBND nhiều tỉnh đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên quan hỗ trợ, đảm bảo kịp sách giáo khoa kịp ngày khai giảng.
Tuy nhiên, do sách giáo khoa chưa được chính thức công nhận là mặt hàng thiết yếu, một số địa phương vẫn phải trao đổi với cơ quan quản lý để kịp thời chuyển sách đến học sinh. Ông Hiếu nhấn mạnh, sắp tới, việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Giảm tải chương trình để đảm bảo chất lượng dạy học
Video đang HOT
PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết bộ đã chỉ đạo các cấp học rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học. Trước đó, bộ đã có công văn về vấn đề này.
Cụ thể, 10 môn học sẽ được điều chỉnh nội dung dạy học, bao gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân.
Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, đồng thời tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu.
Sắp tới, TP.HCM sẽ tập huấn cho giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến, đồng thời khắc phục các vấn đề hiện nay. Việc khắc phục sẽ dựa trên tinh thần tăng cường cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài và giao bài tập cho học sinh qua các ứng dụng, trang web điện tử, tin nhắn.
“Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao chúng tôi biên soạn tài liệu. Trong tuần này hoặc tuần tới, chúng tôi sẽ gửi các thầy cô để lan toả, tổ chức các giờ học trực tuyến nhẹ nhành nhưng hiệu quả. Thay vì ngồi trước màn hình, học sinh có thể tự chủ trong giờ học”, ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Trẻ học online 2 tiếng nhưng chưa được chữ nào
Ngày đầu triển khai học online tại nhiều địa phương chưa được thuận lợi do đường truyền không ổn định, các nền tảng học trực tuyến trục trặc hoặc quá tải.
"Lo mà học đi", "im miệng đi", thỉnh thoảng, lớp học của con trai chị Nguyễn Phương (Hà Đông, Hà Nội) lại vang lên tiếng phụ huynh quát con. Mẹ nhắc bài con khi chưa tắt mic, con quay sang dặn "mẹ ơi, đừng nói nữa, cô với mọi người nghe hết rồi kìa".
Buổi học online đầu tiên, trong nhóm chat chung của phụ huynh, tin nhắn nhắc nhau ai quát con thì tắt mic trước đi. Khổ nỗi, những đứa trẻ lớp 2 lại táy máy bật lên nên lớp học ồn ào không dứt.
"Phụ huynh còn nháo nhào như vậy nữa là trẻ con. Nói chung, buổi đầu tiên, lớp không khác gì cái chợ", chị Phương nói.
Con trai chị Phương chán nản vì bị "văng" khỏi lớp học trực tuyến liên tục. Ảnh: N.P.
Cô, trò thay nhau "out" liên tục
Chị Nguyễn Phương cho hay buổi học online đầu tiên của con trai không mấy suôn sẻ. Theo thời khóa biểu, tiết đầu tiên bắt đầu từ 8h30. Nhưng 15-20 phút đầu, cô trò thay nhau "out" liên tục khỏi lớp.
Lớp có khoảng 45 học sinh, nhao nhác vì không học được, bố mẹ than phiền, mắng con, mic cứ tắt lại bật nên rất ồn ào.
Tình hình lớp học của con chị Phạm Nhung (Ứng Hòa, Hà Nội) còn tệ hơn. Sáng nay, hai con chị háo hức dậy sớm cho buổi học đầu tiên. Học sinh bắt đầu học từ 7h30 mà đến 9h30, cả lớp vẫn loay hoay không vào được Zoom, con vẫn chưa học được chữ nào. Các con vào lại "out", có lúc học sinh vào được thì giáo viên không vào được.
"Là buổi học đầu năm, các con rất háo hức học sách mới. Nhưng bị 'out' liên tục, các con cũng nản, thường xuyên gọi mẹ vào chỉnh giúp. Tôi phải giải thích lỗi mạng do nhiều bạn cùng vào học để các con chịu khó ngồi chờ", chị Nhung cho hay.
Nhiều phụ huynh sốt ruột, vào nhóm chat hỏi tình hình mới biết không ít em không vào được lớp học trên mạng.
Đến gần 10h, học sinh và cô giáo cùng vào được nhưng phần mềm lại "lag", có hình mà không tiếng. Chị Nhung nói thêm bình thường con học online, lớp học rất ồn. Hôm nay, lớp yên tĩnh kỳ lạ vì không bắt được tiếng.
Đến khi lớp tạm ổn, có đủ hình với tiếng, buổi học chỉ còn lại 15 phút. Như vậy, trong buổi đầu tiên của năm học, các con gần như không học được gì.
Mưa lớn khiến đường truyền ở Nghệ An không ổn định, ảnh hưởng tới việc học online của trẻ. Ảnh: S.T.
Phần mềm trục trặc, đường truyền không ổn định
Không chỉ tại Hà Nội, các lớp học ở TP.HCM, Nghệ An cũng gặp trục trặc phần mềm và đường truyền.
Tại Nghệ An, Ngô Sĩ Trường cho biết hôm nay là ngày đầu tiên chính thức học online của em trai lớp 6. Lớp học qua nền tảng Zoom nhưng buổi sáng, Nghệ An có mưa to, đường truyền kém, học sinh bị "văng" ra khỏi lớp nhiều. Lớp học không ổn định, cứ khoảng 15 phút, em trai Trường lại bị thoát ra khỏi lớp. Nhiều em đang học thì nhà mất điện.
"Ban đầu, tôi mở lớp trên K12online không được, loay hoay mãi cũng không xong nên đành mở lớp qua MS Team cho học sinh học tạm. Hơn một giờ sau, tôi mới vào được K12 online nhưng học sinh bị văng ra khỏi lớp nhiều."
Thầy Võ Kim Bảo
Tại TP.HCM, các trường THCS, THPT chính thức bước vào chương trình năm học. Một số trường chọn dạy qua hệ thống K12online gặp trục trặc, phải chuyển qua nền tảng khác. Hiệu quả buổi học đầu không tốt.
Anh Khôi, học sinh lớp 10, trường THPT Trưng Vương (quận 1), cho biết thời khóa biểu hôm nay của em có 4 tiết, bắt đầu lúc 7h15. Đến hơn 8h, cả lớp và giáo viên mới có thể bắt đầu.
"Trường học online qua hệ thống K12online nhưng hệ thống 'đơ', không ai vào được lớp, thử nhiều lần đều không được. Thầy cô đành tạo lớp khác qua Zoom để học tạm. Cả 4 tiết học, thầy cô đều thử qua K12online nhưng không thể nào vào được lớp", Anh Khôi cho biết.
Bỏ qua trục trặc kỹ thuật ban đầu, nam sinh hài lòng với buổi học đầu tiên của năm học mới. Thầy, cô giảng bài hăng say, thậm chí thêm sang cả giờ tiết sau. Kết thúc mỗi tiết học, học sinh có 10 phút giải lao trước khi chuyển qua tiết mới.
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên trường THCS Nguyễn Du (quận 1), cho biết các lớp học của trường cũng ghi nhận sự cố tương tự với hệ thống K12online.
"Ban đầu, tôi mở lớp trên K12online không được, loay hoay mãi cũng không xong nên đành mở lớp qua MS Team cho học sinh học tạm. Hơn một giờ sau, tôi mới vào được K12 online nhưng học sinh bị 'văng' ra khỏi lớp nhiều. Tổng thể cả lớp không được đồng đều, hệ thống yếu, nhiều em cứ ra vào liên tục. Tôi có quay lại video cho những em không vào được lớp hay đường truyền không ổn định", thầy nói.
Bên cạnh đó, buổi học đầu tiên đã có tình trạng vài học sinh lớp 9 mở máy lên điểm danh rồi không học, giáo viên hỏi không trả lời. Thậm chí sau khi hết giờ học, học sinh vẫn không biết đã hết giờ để tắt máy, thoát ra. Vì đây là lớp cuối cấp, thầy đã phải nhắn tình trạng này đến phụ huynh ngay để nhắc nhở ý thức học tập của con em mình.
Chị Phạm Nhung sẽ quan sát thêm, nếu tình hình các buổi sau vẫn như buổi đầu, chị lo việc học của con không đảm bảo. Ảnh: P.N.
Phụ huynh lo lắng học không hiệu quả
Buổi học đầu tiên không mấy suôn sẻ cũng khiến phụ huynh lo lắng. Chị Phạm Nhung cho hay lớp của hai con mình kết thúc lúc 10h30. Hai con vẫn giữ được chút háo hức của buổi học đầu.
Tuy nhiên, bản thân chị lại không lạc quan được như vậy. Chị cho rằng nếu các buổi sau, tình hình mạng và phần mềm không được cải thiện, các con gần như không tiếp thu được kiến thức từ cô, dẫn đến không đảm bảo tiến độ học.
Bà mẹ hai con cho hay chị sẽ quan sát thêm một số buổi học, để xem có ổn hơn không. Nếu không, chị sẽ cùng các phụ huynh có ý kiến để trường điều chỉnh.
Trong khi đó, chị Nguyễn Phương xác định việc học online như hiện tại không hiệu quả với học sinh lớp 2. Các con còn nhỏ, chưa ý thức tập trung học. Mạng, phần mềm không ổn định, cô giáo lại chỉ tập trung giảng bài, khó quản lý lớp.
Như thực tế sáng nay, dù theo thời khóa biểu, lẽ ra đến 9h10, các con chuyển sang học tiết 2 (Tiếng Việt), nhưng đến tận 10h, cô giáo vẫn chưa dạy hết nội dung tiết 1 (Toán). Con cũng chán nản vì lớp học chỉ có việc nghe giảng và làm bài tập, không đủ thời gian cho các hoạt động xen kẽ để học sinh bớt căng thẳng.
"Xác định con học không hiệu quả nên tôi chỉ kèm cặp mấy buổi đầu. Các buổi sau, tôi cho con tự học nhiều hơn. Giờ, cũng như nhiều phụ huynh khác, tôi chỉ mong hết dịch để con được đến trường", chị Phương tâm sự.
5 vấn đề của ngành giáo dục trong năm học 2021-2022 Năm học 2021-2022 bắt đầu với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Ngành giáo dục cần tìm ra giải pháp để đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông và đại học. Sáng 5/9, lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 diễn ra tại hơn 40 tỉnh, thành nhưng nhiều nơi phải tổ chức online, qua truyền hình do dịch. Lễ...