Học sinh TP.HCM đi học phải ngồi cách nhau 2m hoặc có vách ngăn
Học sinh, giáo viên TP.HCM phải đảm bảo khoảng cách 2m trong lớp học hoặc có vách ngăn ở giữa.
Tối 23/4, TP.HCM ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông tại thành phố.
Trong đó có 10 tiêu chí thành phần (mỗi tiêu chí thành phần tối đa 10 điểm – mức điểm an toàn cao nhất) áp dụng riêng cho các cơ sở giáo dục mầm non và các cơ sở giáo dục phổ thông.
Các tiêu chí thành phần như: Số lượng, mật độ, khoảng cách trẻ, giáo viên, cán bộ, nhân viên, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, đeo khẩu trang trong trường, kiểm tra nhiệt độ, tổ chức đi học bằng xe đưa rước, tổ chức hoạt động ăn sáng, bán trú, phòng cách ly đúng quy định và hoạt động sau 16h30 phút.
Bộ tiêu chí cũng quy định mật độ học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên tập trung trong phòng sinh hoạt, phòng làm việc phải đáp ứng từ 2m trở lên. Khoảng cách trẻ em, giáo viên, cán bộ nhân viên ngoài phòng sinh hoạt, phòng làm việc cũng phải từ 2m trở lên.
Học sinh TP.HCM khi đi học phải đảm bảo khoảng cách 2m.
Đặc biệt, nếu dưới 2m phải có vách giữa các học sinh ngồi cạnh nhau sẽ được chấm 5 điểm; dưới 2m/người nhưng không có vách ngăn thì bị chấm 0 điểm.
Nếu tổng điểm từ 90% – 100% xếp loại mức độ an toàn rất cao, được tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, dạy học.
Tổng điểm từ 70% đến dưới 90%, được xếp loại mức độ an toàn cao, được tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ, dạy học nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí thành phần thấp điểm.
Nếu tổng điểm từ 50% đến dưới 70% được xếp loại mức độ an toàn trung bình, có thể tổ chức hoạt động nhưng phải thường xuyên kiểm tra để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí thành phần thấp điểm.
Tổng điểm từ 30% đến dưới 50% được xếp vào nhóm mức độ an toàn thấp, phải có giải pháp đảm bảo an toàn mới được tổ chức hoạt động dạy học.
Video đang HOT
Tổng điểm chỉ đạt dưới 30% thuộc nhóm có mức độ an toàn rất thấp, không được tổ chức hoạt động dạy học.
Nhật Linh
Quy định mới về Hội thi giáo viên giỏi từ năm 2020
Thông tư mới ban hành về Hội thi giáo viên giỏi có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới.
Sau nhiều tháng ban hành dự thảo để lắng nghe đóng góp của nhân dân về hội thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, đến ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Hội thi giáo viên giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cơ sở giáo dục phổ thông (sau này xin gọi chung là Hội thi giáo viên giỏi).
Thông tư trên có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới.
Lễ tổng kết Hội thi và trao giải giáo viên dạy giỏi (Ảnh minh họa: Ngọc Pháp - Tấn Ngọc).
Về nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Tại khoản 2 - Điều 2: Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Nguyên tắc của Hội thi là dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc, không tạo áp lực của giáo viên tham gia Hội thi.
Về chu kỳ Hội thi
Tại Điều 3: Các cấp tổ chức, chu kỳ và đối tượng tham dự kỳ thi
1. Hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a. Cấp trường: Được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do trường tổ chức (hiện nay là mỗi năm một lần).
b. Cấp huyện: theo chu kỳ 02 năm một lần (giống như hiện nay) do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
c. Cấp Tỉnh: Theo chu kỳ 04 năm một lần (giống như hiện nay) do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Về công nhận giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
Tại Điều 5: Công nhận giáo viên giỏi
Được công nhận giáo viên giỏi sau khi đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi.
Sau khi được công nhận được bảo lưu như sau: cấp huyện, cấp trường bảo lưu 01 năm, cấp tỉnh bảo lưu trong thời gian 03 năm
Điều 6, 7: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành một hoạt động giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi tại nhóm, lớp đang giảng dạy và được báo trước tối đa 02 ngày
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông trong thời gian không quá 30 phút
2. Tiêu chuẩn: Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Nếu dự thi cấp huyện phải đạt giáo viên giỏi cấp trường ở năm trước liền kề hoặc năm đang dự thi; nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt giáo viên giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc đạt cấp huyện năm tham gia dự thi.
Đối với giáo viên trung học phổ thông: Nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt cấp trường 02 năm trước liền kề hoặc đạt ở năm tham dự kỳ thi.
Về Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc phổ thông
Điều 8: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành 1 tiết hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết trải nghiệm) tại lớp đang dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm không quá 30 phút.
Về tiêu chuẩn giống như đối với hội thi giáo viên giỏi phổ thông.
Trên đây là một trong số những điểm mới Hội thi giáo viên giỏi, hy vọng khi thực hiện sẽ tránh áp lực cho giáo viên.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con Địa hình hiểm trở, mạng internet chập chờn khiến Lầu Mí Xá phải dựng một chiếc lán xa nhà để tiện cho việc học online ở trường. Những ngày này, cả nước đang đồng lòng ra sức đẩy lùi đại dịch Covid-19 bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những hoạt động kinh tế, xã hội tạm dừng lại nhường chỗ cho các công...