‘Học sinh tiểu học vất vả hơn cả nhân viên văn phòng!’

Theo dõi VGT trên

‘Mỗi lần nhìn thấy bóng dáng bé xíu đeo cái cặp sách nặng trĩu sau lưng từ sáng đến tối của con là tôi lại thương không để đâu cho hết’, một phụ huynh than thở khi giờ vào học của con quá sớm.

Học sinh tiểu học giờ vất vả hơn cả nhân viên văn phòng!” là nhận định chung của nhiều bậc phụ huynh khi mới đây, câu chuyện giờ vào học quá sớm đã một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Theo đó, bắt đầu từ năm học 2022-2023, nhiều trường tại TP.HCM đã mạnh dạn lùi giờ vào học tối đa thêm 30, từ 7h lên 7h30. Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và có các đề xuất chung phù hợp về thời gian vào học để đảm bảo đủ thời gian giảng dạy theo yêu cầu của chương trình, kế hoạch nhà trường, đảm bảo hạn chế ùn tắc giao thông, thuận lợi việc đưa đón và đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Quyết định này không nghi ngờ gì đã nhận được sự tán thành rất lớn của phụ huynh. Bởi lẽ giờ vào học quá sớm từ xưa đến nay đã gây ra không ít bất tiện cho cả con trẻ cũng như người lớn. Tuy nhiên, một số khác vẫn ít nhiều lo lắng về chuyện liệu điều chỉnh giờ lên lớp có gây ảnh hưởng đến các vấn đề khác hay không.

Học sinh càng ngày càng thiếu ngủ

Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức Y tế, trẻ trong độ t.uổi từ 6 đến 13 t.uổi phải ngủ đủ tối thiểu 7-8 tiếng/ngày. Thời gian ngủ khuyến cáo từ 9 đến 11h mỗi đêm cho lứa t.uổi này. Với những trẻ trong độ t.uổi từ 14 đến 17 t.uổi phải ngủ đủ tối thiểu 7 tiếng/ngày và thời gian ngủ trung bình cho lứa t.uổi này phải từ 9 đến 11h mỗi đêm. Nhu cầu được ngủ đủ giấc với học sinh là rất quan trọng. Nếu không ngủ đủ giấc, những đ.ứa t.rẻ đang t.uổi lớn sẽ không thể tỉnh táo, sáng suốt, tập trung cho việc học.

Thế nhưng, theo nhiều phụ huynh, điều này gần như không thể: “Con tôi đang học tiểu học nhưng mỗi ngày chỉ ngủ được 7 tiếng, thậm chí có khi không đến 7 tiếng”. Một phụ huynh khác thì cho biết: “Mỗi lần nhìn thấy bóng dáng bé xíu đeo cái cặp sách nặng trĩu sau lưng từ sáng đến tối của con là tôi lại thương không để đâu cho hết”.

Anh Thành Minh, một phụ huynh ở Hà Nội kể: “Nhớ lại lúc con tôi còn học tiểu học. Dù giờ vào học quy định là 7h nhưng thực tế 6h45 trường đã đóng cửa rồi. Điều này đồng nghĩa với việc bố con tôi sáng nào cũng phải dậy từ 6h hoặc 5h45 để có thể hoàn thành hết các công việc như đ.ánh răng, rửa mặt, soạn sách vở, ăn sáng… Mặc dù con tôi chưa từng đi muộn ngày nào nhưng tôi tự hỏi, đến trường sớm như vậy có ích lợi gì?”.

Học sinh tiểu học vất vả hơn cả nhân viên văn phòng! - Hình 1

Nhiều phụ huynh bày tỏ nỗi thương con khi giờ vào học quá sớm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ – Ảnh minh họa.

Năm 2018, một khảo sát về vấn đề học sinh thiếu ngủ của 2 n.ữ s.inh trường THPT Gia Định (TP.HCM) đã lọt vào tới vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp TP. Khảo sát khi ấy đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận. Cụ thể, qua quá trình khảo sát đối với gần 7.400 học sinh trên địa bàn TP.HCM, hai tác giả đã thu được kết quả đáng báo động: Có gần 82% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày; trên 44% HS không ngủ trưa. Thời gian học sinh đi ngủ trước 22 giờ chỉ chiếm 8,6%; phần lớn học sinh đi ngủ từ 23 giờ – 0 giờ với gần 40%; đặc biệt có đến 20,7% học sinh đi ngủ sau 0 giờ…

Việc ngủ không đủ giấc ở trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất cũng như sự phát triển tâm lý và tình cảm của trẻ. Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực đến khả năng tập trung trên lớp, từ đó dẫn đến việc thành tích học tập bị dao động.

Video đang HOT

Ngoài ra, do giờ vào học quá sớm nên nhiều học sinh không thể ăn sáng tại nhà, đặc biệt là đối với những học sinh nhà ở xa. Bữa sáng của các em thường là ăn ngoài hàng, thậm chí là ăn vội vàng trên đường đi khiến chất lượng lẫn dinh dưỡng đều không đảm bảo.

Hãy cho trẻ ngủ nhiều hơn

Năm học 2022-2023, lần đầu tiên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong áp dụng khung thời gian vào học lúc 7h30 vào các ngày trong tuần (trừ thứ Hai, thứ Bảy) – muộn hơn 30 phút so với các năm học trước.

Cô Phạm Thị Bé Hiền – Hiệu trưởng nhà trường cho biết khung thời gian này sẽ giúp giảm ùn tắc trước cổng trường, học sinh cũng có thêm thời gian để ăn sáng, chuẩn bị bài vở, phụ huynh cũng không phải vội vàng đưa con đến trường. Thời khóa biểu trong tuần cũng sẽ được cân đối lại để thích hợp. Tiết học cuối buổi sáng sẽ kết thúc lúc 11h và buổi chiều cũng sớm hơn, thuận lợi cho phụ huynh đưa đón.

Trước đó, từ năm học 2019-2020, trường THPT Tân Châu (An Giang) cũng thay đổi khung giờ vào lớp – ra về, để học sinh được vào học từ 7h30, thay vì 7h giờ như trước đó. Về lý do để tiến hành điều chỉnh khung giờ học này, thầy hiệu trưởng cho biết khi nhìn thấy học sinh mình vội vội vàng vàng chạy vào trường cầm theo hộp cơm, ổ bánh mì rất tội nghiệp. Về phía các giáo viên có con nhỏ cũng rất vất vả khi vừa phải dậy từ sớm cho các con mình đến trường trước rồi nhanh chóng đến trường.

Học sinh tiểu học vất vả hơn cả nhân viên văn phòng! - Hình 2

Trường THPT Tân Châu (An Giang) (Ảnh: Google Map)

Chị Mai Anh (Hải Phòng) nói đùa: ” Thêm giờ ngủ chính là một cách để chăm bón cho những mầm non của đất nước”. Một phụ huynh khác vui vẻ phản hồi: “Thời gian buổi sáng thoải mái hơn thì bố mẹ con cái cũng có thời gian trò chuyện ngắn gọn, không khí gia đình vì thế mà ấm cúng, gần gũi hơn”.

Dù biết giờ vào học không thể áp cụ thể vào một khung ở tất cả mọi nơi do còn nhiều yếu tố khác chi phối như giờ đi làm của công nhân viên chức, chương trình dạy học của nhà trường, song việc nhà trường lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phụ huynh để có những điều chỉnh “vẹn cả đôi đường” là điều nên được khuyến khích.

Giờ vào học muộn đồng nghĩa với việc trẻ được ngủ đủ giấc?

Lùi giờ vào học là một nhu cầu chính đáng và cũng là một xu hướng hiện nay. Nhưng trên thực tế, vẫn có không ít người bày tỏ lo ngại về việc liệu điều này có thực sự có thể tăng thời gian ngủ của học sinh một cách hiệu quả hay không.

“Giờ đi ngủ của học sinh thực chất được quyết định bởi thời gian làm bài tập”, một chuyên gia trong ngành giáo dục cho biết. Thời gian sau giờ học của phần lớn học sinh hiện nay ngập trong bài tập về nhà. Thời gian làm bài tập về nhà càng dài, học sinh càng có ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Và đương nhiên, thời gian ngủ sẽ theo đó mà bị rút ngắn lại. Cứ thế, tất cả tạo nên một vòng luẩn quẩn, lặp đi lặp lại.

Học sinh tiểu học vất vả hơn cả nhân viên văn phòng! - Hình 3

Ảnh minh họa

Vị này cho rằng, cải cách lùi giờ vào học là tốt nhưng nếu không áp dụng song song với các cải cách khác thì e rằng về cơ bản, quyết định này vẫn không thể đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

Một số phụ huynh cũng lo lắng khi học sinh có thể đi học muộn hơn nhưng giờ làm việc của phụ huynh có trách nhiệm đưa đón con em họ vẫn chưa được điều chỉnh. Khoảng trống thời gian giữa chúng có thể sẽ sinh ra hệ lụy khác nhau.

“Lùi giờ vào học cũng được, giảm bớt khối lượng bài tập cho học sinh cũng được. Đến cuối cùng, tất cả đều đang hướng đến mục đích giảm gánh nặng cho các em. Tuy nhiên, giảm bớt gánh nặng đó như thế nào không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường mà là của toàn xã hội, phải làm sao để thúc đẩy giáo dục, giúp các em học tập tốt hơn, lớn lên hạnh phúc hơn là điều cần được nghiên cứu và cải thiện”- 1 phụ huynh bày tỏ.

Vào lớp sớm có phải là nguyên nhân làm trẻ thiếu ngủ, mỏi mệt?

Có nên lùi giờ đi học của trẻ xuống 8h-8h30 để trẻ có thêm nhiều thời gian ngủ hơn, đảm bảo sự phát triển của lứa t.uổi là tranh luận của nhiều phụ huynh trong những ngày qua.

Trẻ ngủ ít không phải vì giờ vào học sớm

Trên một số diễn đàn, phụ huynh đang có những tranh luận về thời gian vào học phù hợp cho học sinh. Phụ huynh cho rằng hiện nay các trường tiểu học ấn định giờ vào học quá sớm, có trường yêu cầu học sinh 6h45' có mặt tại trường để 7h vào học, có trường cho học sinh vào học lúc 7h15'.

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, phụ huynh học sinh ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, hiện nay con chị phải có mặt ở trường lúc 7 giờ sáng. Tính trung bình cháu chỉ ngủ 4-5 tiếng/ngày. Buổi chiều sau khi học chính thì cháu phải đi học thêm, khoảng 8h tối về đến nhà, ăn uống tắm rửa thì 9h. Sau đó cháu ngồi vào bàn học, số lượng bài tập nhiều, có hôm phải học đến 1h sáng, bình thường thì khoảng 12 mới đi ngủ. Sáng ra 5h30 phải dậy chuẩn bị ăn sáng và ra xe buýt tới trường. Mặt cháu nào cũng ngơ ngác vì thiếu ngủ.

"Tình trạng thiếu ngủ triền miền như thế, dù có bồi bổ thuốc thang, ăn uống thế nào cũng rất khó để phát triển hoàn thiện, nhất là chiều cao. Tôi rất mong nhà trường sẽ điều chỉnh giờ học muộn hơn để trẻ con có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn", chị Lính chia sẻ.

Vào lớp sớm có phải là nguyên nhân làm trẻ thiếu ngủ, mỏi mệt? - Hình 1

Giải pháp hợp lý không phải là đẩy giờ học lên muộn hơn mà cần cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Ảnh minh họa.

Là một giáo viên, công việc của chị Lê Thị Huệ (Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội) còn vất vả hơn. "Sáng tôi phải gọi con dậy từ 5h45' hoặc 6h sáng để đ.ánh răng rửa mặt, mặc quần áo, ăn sáng vội rồi đi. Tôi thì 6h45' phải có mặt ở trường, muộn nhất là 7h, nếu muộn hơn sẽ bị khiển trách. Nếu đề xuất các trường điều chỉnh giờ vào học muộn hơn, tôi rất ủng hộ", chị Huệ nói.

Tuy vậy, vẫn có những ý kiến không đồng tình và cho rằng các gia đình cần bố trí thời gian nghỉ ngơi của trẻ phù hợp, không nên đổ lỗi cho giờ vào học sớm hay muộn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, trẻ con ít ngủ đơn giản không phải vì thời gian phải có mặt ở trường sớm quá mà là do trẻ đi ngủ quá muộn. Đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp, áp lực công việc, không gian sinh hoạt trong gia đình chật hẹp, người lớn thiếu hiểu biết và vị kỷ đã làm cho t.rẻ e.m sinh hoạt theo lịch của người lớn. Cha mẹ thức đến 11h mới ngủ thì con cũng thức đến 11h. Cha mẹ qua 12h mới tắt tivi, điện thoại, tắt đèn thì tầm đó con cũng mới ngủ.

Ngoài ra, việc trẻ phải làm quá nhiều bài tập, bị cha mẹ ép học thêm (thêm bài tập) cũng là một lý do làm cho trẻ không được đi ngủ sớm. Vậy thì giải pháp hợp lý không phải là tăng giờ học lên muộn hơn mà là cần phải thực hiện cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Ví dụ 9h tối là trẻ mầm non và tiểu học phải vào giường đi ngủ.

Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức Y tế, trẻ trong độ t.uổi từ 6-13 t.uổi phải ngủ đủ tối thiểu 7-8 tiếng/ ngày. Thời gian ngủ khuyến cáo từ 9-11h mỗi đêm cho lứa t.uổi này. Với những trẻ trong độ t.uổi từ 14-17 t.uổi phải ngủ đủ tối thiểu 7 tiếng/ngày và thời gian ngủ trung bình cho lứa t.uổi này phải từ 9-11h mỗi đêm. Nhu cầu được ngủ đủ giấc với học sinh là rất quan trọng. Nếu không ngủ đủ giấc, những đ.ứa t.rẻ đang t.uổi lớn sẽ không thể tỉnh táo, sáng suốt, tập trung cho việc học.

Tình trạng học sinh ngủ gật trong giờ học, nhất là tiết đầu, khiến giáo viên rất vất vả. Càng mắng mỏ, ép buộc, ra lệnh thì học sinh càng căng thẳng dẫn tới chán học, sợ học cũng là yếu tố tác động, làm cho học sinh càng dễ buồn ngủ trong giờ học.

Điều chỉnh giờ học cần được nghiên cứu kỹ

Theo PGS.TS Nguyễn Tùng Lâm, việc điều chỉnh lại giờ học cho phù hợp với nhịp sinh học của từng nhóm t.uổi cũng là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, cấp học nào lùi giờ đến thời điểm nào thì cần phải có thêm các nghiên cứu khoa học để đưa ra các số liệu chính xác và thuyết phục. Việc điều chỉnh giờ học phải phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền. Làm được như vậy cần trao quyền tự chủ cho các hiệu trưởng nhà trường để có phương án phù hợp. Nhưng điều quan trọng nhất trước khi quyết định thì cần đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, Mỹ, nhu cầu ngủ của thanh thiếu niên là 8 - 10 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, một thanh thiếu niên ở Mỹ trung bình chỉ được ngủ chưa đến 7 tiếng đồng hồ vào những ngày đi học. Phần lớn lý do là vì gần một nửa số trường trung học ở Mỹ bắt đầu giờ học trước 8h sáng, và hơn 85% bắt đầu trước 8h30 sáng.

Thiếu ngủ ở thanh thiếu niên là hệ quả của giờ học sớm đã là một chủ đề quan ngại và gây tranh luận trong suốt hơn hai thập niên. Các quận trên cả nước Mỹ đã băn khoăn trước câu hỏi liệu trường trung học ở địa phương có nên bắt đầu giờ học muộn hơn hay không?

Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bắt đầu giờ học muộn hơn trong 20 năm cho thấy việc trẻ ở t.uổi vị thành niên không thể ra khỏi giường trước 8h sáng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và sức khỏe. Về cơ bản, các em không thể thức giấc hoàn toàn trước thời điểm này là do sinh học của con người - chứ không phải do thái độ. Gần đây xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về giờ giấc đến trường của học sinh, trong đó nhiều người cho rằng nên lùi giờ vào học.

Tại Nhật, các trường thường mở cửa từ 8h và tiết học đầu tiên trong ngày bắt đầu từ 8h30. Một ngày thường có sáu tiết, cấp tiểu học mỗi tiết 45 phút, trung học cơ sở và trung học phổ thông mỗi tiết 50 phút. Học sinh Nhật thường đến trường từ 8h-8h30, phần lớn học sinh chọn cách đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Tương tự, tại Úc, New Zealand, Phần Lan, giờ bắt đầu học thường là 8h30'.

Tại Hàn Quốc, tiết học đầu tiên thường bắt đầu vào khoảng 8h. Mỗi tiết học sẽ kéo dài 50 phút. Buổi học chiều thường mở đầu từ 1h và kết thúc từ 4h-4h30'. Cũng như vậy, tại Thái Lan, các trường công nước này thường bắt đầu trong khoảng từ 8h-8h30 và kết thúc lúc 15h30-16h. Một số trường quốc tế có thể đưa ra những quy định riêng ngoài khung giờ trên.

Tại Malaysia, các trường học thường bắt đầu sau 7h30'. Ở một số trường tư thục, giờ học có thể trễ hơn, thường vào khoảng 8h. Những năm gần đây, nhiều phụ huynh, chuyên gia nước này cũng có kiến nghịnên lùi giờ vào học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Động thái của "Anh trai vượt chông gai" Tự Long sau khi thú nhận "dễ cáu gắt, hay dỗi", chỉ 1 hành động mà làm 2 triệu fan phát sốt

Sao việt

12:25:58 01/07/2024
Tự Long đăng 2 bức ảnh đầy cảm xúc sau khi gây bão ở Anh trai vượt ngàn chông vì lời thú nhận bị loãng xương, dễ cáu gắt và hay dỗi.

Nữ Việt kiều vận chuyển trái phép hàng tỷ đồng về Việt Nam

Pháp luật

12:23:17 01/07/2024
Kết quả kiểm tra trong hành lý của Nguyễn Thanh Huyền có tổng số ngoại tệ 215.000 t.iền GBP (Bảng Anh), gồm: 9.500 tờ mệnh giá 20 GBP; 2.500 tờ mệnh giá 10 GBP.

CLB Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ Tuấn Hải sang Nhật

Sao thể thao

12:21:56 01/07/2024
Phạm Tuấn Hải được CLB Hà Nội tạo điều kiện đi thi đấu ở nước ngoài dưới dạng cho mượn trong thời gian từ nay tới năm 2027.

Brad Pitt và Angelina Jolie sau 8 năm ly hôn: Kẻ bị con ruột lạnh lùng quay lưng, người hạnh phúc nhận tình yêu con trẻ

Sao âu mỹ

12:18:23 01/07/2024
Vụ ly hôn của Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ xé nát 1 cuộc tình mà còn phơi bày ra những câu chuyện đầy rẫy sự giả dối.

Hậu trường Những nẻo đường gần xa: Việt Anh - Cù Thị Trà tình tứ, đội đấu kiếm thân thiết

Hậu trường phim

12:15:21 01/07/2024
Ngoài những phân cảnh căng thẳng trên phim, dàn diễn viên Những nẻo đường gần xa đều vô cùng vui vẻ và thân thiết.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân

Tin nổi bật

11:27:12 01/07/2024
Trước đó, theo thông tin ban đầu của UBND huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 30/6/2024, tại thôn Liên Kết (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sập hầm nghi là khai thác vàng trái phép.

Trong 49 ngày tới, 3 con giáp Quý Nhân chiếu cố, vận trình sáng rực, cát lộc dồi dào

Trắc nghiệm

11:22:26 01/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sẽ có sự nghiệp phất lên như diều gặp gió trong 49 ngày tới nhé!

Loại củ rẻ bèo bán đầy chợ Việt, được ví như 'nhân sâm' mùa hè không nên bỏ qua

Sức khỏe

11:14:11 01/07/2024
Ngoài ra, củ đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Đêm tân hôn nhìn thấy thứ này trên vai vợ, tôi không kìm được nóng giận, giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ yêu cầu của tôi quá đáng với vợ hay sao?

Góc tâm tình

11:07:35 01/07/2024
Tôi không ngại chuyện giữ gìn trước đêm tân hôn, vì tôi thật lòng yêu thương vợ nên tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy.