Học sinh tiểu học … coi chừng bị điểm 0!
Với học trò điểm 0, càng cần sự quan tâm, yêu thương gấp nhiều lần của thầy cô giáo và gia đình.
Từ trước đến nay, học sinh tiểu học được đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Theo đó có đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh và đánh giá định kì kết quả học tập.
Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT: “Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh”.
Ngày 04 tháng 9 năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020.
Quy định đánh giá học sinh tiểu học của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
Video đang HOT
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.
Có nghĩa là năm học 2020 – 2021 học sinh lớp 1 được đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 vẫn thực hiện đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Đánh giá học sinh Tiểu học sẽ được thực hiện theo phương thức cuốn chiếu của lộ trình thay sách giáo khoa.
Điểm khác biệt lớn nhất của sự thay đổi cách đánh giá học sinh theo chương trình mới chính là Điểm d Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
Điểm d Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ghi rõ “Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Như vậy cụm từ “không cho điểm 0″ đã xóa khỏi phương thức đánh giá học sinh Tiểu học trong chương trình mới.
Giáo viên dạy lớp 1 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học lớp 1, ngày 25/9/2020 tại Vũng Tàu (Ảnh: Sơn Quang Huyến)
“Việc cho phép giáo viên sử dụng điểm không trong đánh giá học sinh tiểu học là một việc nên làm” là chia sẻ của cô Vũ Lan hiệu phó chuyên môn ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên cô Vũ Lan cũng nói thêm “Với học sinh lớp 1 một số em rất nhạy cảm về điểm số, do phải trả lời câu hỏi ‘Hôm nay con được mấy điểm” của bố mẹ mỗi lần đón con, hay khi nhìn thấy xung quang các bạn điểm cao mà mình điểm thấp.
Vì vậy giáo viên tuyệt đối không dùng điểm để so sánh học sinh này với học sinh khác. Cần tìm hiểu kỹ hơn với học sinh điểm không, do trí tuệ chậm phát triển hay vì lý do khách quan khác.
Thật ra học sinh bị điểm không cũng một phần trách nhiệm của chính giáo viên, cần phải coi lại đề ra đã đáp ứng các mức độ nhận thức chưa, cách dạy học của mình đã phù hợp chưa.
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý hơn với học sinh yếu kém, kịp thời có biện pháp giúp các em học tập. Làm công tác tư vấn với phụ huynh, cùng kết hợp dạy học trò bị điểm không.
Phụ huynh và giáo viên nên phối hợp để cùng giúp đỡ, giáo dục học sinh. Có cả nhà trường và gia đình, chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ”.
Thật ra học sinh kiểm tra đánh giá bị điểm 0 thường đã bộc lộ trong học tập, giáo viên sâu sát sẽ phát hiện được ngay.
Với học trò lớp một càng cần được quan tâm nhiều hơn, nhưng sĩ số quá đông, một lớp trên 35 em, vượt quy định của điều lệ trường Tiểu học, sẽ là một thách thức cho cả nhà trường và gia đình.
Với học trò điểm 0, càng cần sự quan tâm, yêu thương gấp nhiều lần của thầy cô giáo và gia đình.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-27-2020-tt-bgddt-quy-dinh-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-190364-d1.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-22-2016-TT-BGDDT-sua-doi-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-thong-tu-30-2014-TT-BGDDT-323463.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-30-2014-TT-BGDDT-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-247873.aspx
Bỏ thế "thượng phong"
Từ ngày 11/10, học sinh trung học sẽ được thụ hưởng nhiều đổi mới tích cực trong kiểm tra, đánh giá; trong đó có việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét ở tất cả môn học.
Thông tư 26 giúp các em giảm nhiều áp lực điểm số. Ảnh minh họa
Trước đây, điểm số luôn là "kênh" quan trọng nhất để đánh giá học sinh. Cha mẹ và cả thầy cô đều đặt ra cho con, cho trò mục tiêu đạt điểm cao, điểm giỏi, bất kể đứa trẻ có năng lực gì. Học sinh khi đến trường, do đó phải đối diện với nhiều áp lực chỉ vì kỳ vọng về điểm số của người lớn. Đánh giá chú trọng điểm số cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy học thêm tràn lan, gây bức xúc trong xã hội. Không khỏi xót xa khi đọc chia sẻ này trên một trang mạng xã hội: "Rất đông học sinh ở ngôi trường mà tôi đang học chỉ ngủ 4 - 5 tiếng một đêm. Họ là những học sinh ưu tú, có điểm số tốt, nhưng họ đã phải đánh đổi giấc ngủ, sức khỏe để có được điểm số đó và nhận về mình cả những áp lực có thể coi là quá lớn ở độ tuổi 17, 18".
Cách đây 6 năm, lần đầu tiên chiếc "gông" điểm số được cởi bỏ ở bậc tiểu học với Thông tư 30 ban hành năm 2014. Đổi mới kiểm tra, đánh giá ở tiểu học qua Thông tư 30, sau này được sửa đổi bởi Thông tư 22, đã nhận được đánh giá tích cực bởi những tư tưởng hết sức nhân văn: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh...
Ở THCS và THPT, điểm số cũng sẽ không còn đứng thế thượng phong trong kiểm tra, đánh giá khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 26/2020/ TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT. Cũng với mục tiêu tối thượng là vì sự tiến bộ của học sinh, một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư 26 là chú trọng đánh giá quá trình, tất cả môn học đều có đánh giá bằng nhận xét, thay vì chỉ đánh giá bằng điểm số ở một số môn học như trước đây.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. Ảnh minh họa
Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng đa dạng hơn, không chỉ có kiểm tra viết mà còn qua hỏi - đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Với kiểm tra viết, không chỉ hình thức truyền thống là kiểm tra trên giấy mà còn có thể thực hiện trên máy tính... Số đầu điểm kiểm tra đánh giá, cả thường xuyên và định kì đều giảm. Đề thi, kiểm tra được thực hiện theo ma trận đề...
Ưu điểm của đánh giá bằng nhận xét có thể thấy rõ. Theo đó, học sinh được động viên, khích lệ kịp thời. Việc đánh giá đã không còn để xếp thứ hạng, học sinh cũng giảm nhiều áp lực điểm số, từ đó hứng thú hơn trong học tập. Được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau, việc đánh giá sẽ sát thực hơn với năng lực, học sinh được tạo nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Giáo viên cũng được "cởi trói" để từ đó thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới.
Giúp giáo viên không lúng túng với hình thức đánh giá mới, Thông tư 26 quy định cụ thể đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục, chứ không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét một cách chung chung. Giáo viên cũng đồng thời được tập huấn, hướng dẫn về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của người học, trong đó chú trọng đến nội dung về kỹ thuật đánh giá bằng nhận xét, giúp giáo viên nếu phải dạy nhiều lớp vẫn thực hiện tốt đánh giá bằng nhận xét.
Từ thực tiễn đổi mới kiểm tra, đánh giá ở tiểu học những năm qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng sẽ có nhiều thay đổi tích cực từ quy định mới về kiểm tra, đánh giá ở trung học, mà người được thụ hưởng trước tiên và nhiều nhất chính là học sinh. Không phải hô khẩu hiệu, "đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh" sẽ thực sự ngấm, thấm và kết quả quả cuối cùng là sự tự tin, tiến bộ mỗi ngày của người học.
Mỹ, Nhật cho HS mang điện thoại tới lớp học ra sao? Việc cho phép HS mang điện thoại tới trường là vấn đề được thảo luận ở một số nước trên thế giới. Những ưu điểm và nhược điểm của việc này được nhà chức trách và GV, phụ huynh đưa ra. Một số nơi ở Nhật Bản và Mỹ, HS được phép mang điện thoại tới lớp học. HS Nhật Bản dùng điện...