Học sinh tiểu học chế tạo gậy chỉ đường cho người khiếm thị
Đó là thành quả của em Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên sau 2 buổi học lập trình với robot.
Em Trần Bảo Ngọc, người chế tạo ra sản phẩm mang tên “Chú ý từng bước đi”
Khơi gợi ý tưởng sáng tạo lớn từ những bài học lập trình đơn giản
Năm học 2022-2023, học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên đã được học lập trình với robot. Qua đó, chỉ sau 1-2 buổi học và thực hành, học sinh có thể chế tạo ra thiết bị cảnh báo động đất, nhà vệ sinh thông minh, hệ thống tưới cây tự động, thùng rác thông minh có khả năng tự động đóng, mở nắp hay gậy chỉ đường cho người khiếm thị…
Em Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A1 là một trong những học sinh đang học tại lớp này. Việc học lập trình với robot giúp Bảo Ngọc chế tạo ra một sản phẩm mang tên là “Chú ý từng bước đi”. Bảo Ngọc giải thích: “Khi con robot đi mà gặp chướng ngại vật thì nó sẽ dừng lại khoảng 3000 mili giây để tránh chướng ngại vật rồi sau đó mới đi tiếp. Việc này giúp con có thể ứng dụng để sản xuất ra gậy chỉ đường dành riêng cho những người khiếm thị, giúp họ tránh những nguy hiểm trong quá trình di chuyển”.
Còn đối với em Nguyễn Ngọc Toàn, học sinh lớp 3A2 thì mặc dù vừa mới làm quen với lập trình nhưng em có thể làm đèn nhấp nháy cho các góc cạnh của hình vuông hay điều khiển hình vuông xoay chuyển theo hình tròn bằng các màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua thiết bị cảm ứng rung lắc, Ngọc Toàn có thể chế tạo ra đèn pin thay đổi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…) khi môi trường có sự rung chuyển. Từ đó có thể ứng dụng để nghiên cứu chế tạo các thiết bị cảnh báo động đất. “Con thường khoe với bố mẹ về những sản phẩm mình làm được và bố mẹ con cảm thấy rất tự hào. Sau này lớn lên con mong muốn sẽ trở thành một lập trình viên” – Ngọc Toàn cho biết.
Em Nguyễn Ngọc Toàn thực hành điều khiển Robot với cảm biến khoảng cách
Những thành quả ấn tượng này của học sinh trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên bắt nguồn từ việc đưa nội dung giảng dạy lập trình với robot cho học sinh Tiểu học vào đề cương năm học. Đây là đề xuất của cô giáo Đoàn Thị Ngọc Thảo – giáo viên môn Tin học của trường và đã được bảo vệ thành công, được ban giám hiệu đánh giá cao.
Được biết trước đó, do ngân sách triển khai cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu, điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên với mong muốn mạnh mẽ thay đổi phương pháp học tập để học sinh tiếp cận công nghệ thông qua thực hành, thực tiễn, cô giáo Ngọc Thảo đã trực tiếp xin hỗ trợ thiết bị từ các đơn vị sản xuất các thiết bị công nghệ để học sinh có đầy đủ điều kiện học tập như hiện nay.
Cô giáo Ngọc Thảo cho biết: “Tôi muốn thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tất cả học sinh tham gia vào thế giới công nghệ đầy thú vị. Vì vậy trong năm học 2022 – 2023 tôi đã mạnh dạn cho học sinh Tiểu học tiếp cận khoa học máy tính qua máy tính mini Yolo:bit, Robot để việc học trở nên trực quan, dễ dàng và thú vị, từ đó giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và đam mê công nghệ”.
Video đang HOT
Cho con học lập trình để mở lối tương lai cho con trẻ
Cô giáo Đoàn Thị Ngọc Thảo nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; giải xuất sắc trong chương trình bảo vệ đề cương môn tin học năm 2021 – 2022.
Hơn 13 năm giảng dạy môn Tin học, cô giáo Ngọc Thảo nhìn thấy tầm quan trọng của Tin học nói riêng và CNTT nói chung đối với sự phát triển của toàn xã hội. Đây cũng là một ngành có lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi vào những kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm. Đặc biệt nhân sự trong ngành có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương cao và ổn định, dao động khoảng 8,4 – 27,4 triệu đồng/tháng.
Dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với ngành CNTT hiện nay chính là vấn đề nhân lực. Theo đánh giá của các tập đoàn công nghệ lớn, nhu cầu nhân lực trong ngành này sẽ còn bùng nổ trong ít nhất 15 năm tới. Vì vậy cô giáo Ngọc Thảo xác định là giai đoạn vàng, là cơ hội tốt để học sinh tiếp cận, tìm hiểu sớm đối với một ngành nhiều triển vọng như CNTT.
Ngoài ra, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì đến cấp trung học phổ thông, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vì vậy nên việc học sinh được tìm hiểu và tiếp cận với CNTT từ sớm sẽ giúp các em sớm hiểu và định hướng được việc học cũng như nghề nghiệp cho tương lai của mình.
Do vậy, dù là nội dung mới nhưng cô giáo Ngọc Thảo đã nỗ lực đưa vào giảng dạy và chứng minh được hiệu quả của việc dạy lập trình với robot cho học sinh Tiểu học. Ý tưởng này được cô giáo Ngọc Thảo lấy cảm ứng từ khóa học lập trình trực tuyến cho trẻ từ 8-13 tuổi của ICANTECH (một thương hiệu của Galaxy Education).
Ngoài ra, với mong muốn giúp đỡ nhiều học sinh hơn nữa được tiếp cập với việc học lập trình từ sớm, cô giáo Ngọc Thảo đã đăng ký trở thành thành viên của Trung tâm Phát triển Hệ thống Phân phối (ADC) của HOCMAI (cũng là một thương hiệu của Galaxy Education) nhằm đưa khóa học lập trình trực tuyến ICANTECH đến với phụ huynh và học sinh.
Với mỗi khóa học được giới thiệu thành công, các thành viên của ADC còn được hưởng mức hoa hồng từ 30-46%. Điều này giúp cô giáo Ngọc Thảo có thêm chi phí để tiếp tục nghiên cứu và mua sắm thêm cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện tốt nhất khi học tập và thực hành lập trình.
Đức: Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học ra sao?
Tại Đức, giáo dục định hướng nghề nghiệp được lồng ghép vào chương trình từ tiểu học nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để bước vào xã hội.
Giáo dục nghề nghiệp là một phần trong chương trình giáo dục bắt buộc tại Đức.
Hướng nghiệp được chú trọng và xây dựng với nhiều hình thức khác nhau.
Dạy trẻ tôn trọng nghề nghiệp
Dựa trên hệ thống giáo dục phổ thông tại Đức, trẻ 6 tuổi sẽ học tiểu học trong 4 năm. Riêng tại Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài 6 năm. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, thường vào năm 10, 12 tuổi, học sinh sẽ được quyền chọn lựa 5 mô hình giáo dục phổ thông.
Hauptschule là trường kém phổ biến nhất, dành cho học sinh có định hướng kinh doanh hoặc làm việc trong khu công nghiệp.
Realschule tương tự bậc trung học, dành cho học sinh lớp 5 đến lớp 10. Sau khi tốt nghiệp các em có thể đăng ký học nghề.
Mittelschule là sự kết hợp giữa trung học và dạy nghề. Gymnasium, còn gọi là trường chuyên, dành cho học sinh có trình độ cao từ lớp 5 đến lớp 12. Tốt nghiệp Gymnasium, học sinh sẽ nắm chắc cơ hội bước vào đại học.
Giáo dục tại Đức là mô hình "kép", luôn có sự đồng hành giữa giáo dục phổ thông và dạy nghề. Học sinh không muốn học đại học có thể học nghề từ rất sớm. Các em học chính khóa vào buổi sáng và chiều thực tập tại các nhà máy, công xưởng. Do đó, để học sinh có thể lựa chọn trường phù hợp, giáo dục nghề nghiệp được coi trọng từ bậc tiểu học.
Giáo viên tiểu học thường cho học sinh tăng cường làm quen với các nghề nghiệp khác nhau, nâng cao nhận thức về bản thân hay tìm hiểu các nghề nghiệp cụ thể. Một trong những hoạt động phổ biến trong lớp học Đức là, giáo viên chia học sinh thành nhóm 5 người. Mỗi nhóm được phát thẻ ghi tên nghề nghiệp và từng học sinh trong nhóm sẽ chọn một nghề gợi hứng thú từ các thẻ.
Sau đó, học sinh được yêu cầu tự tìm hiểu về nghề nghiệp này qua Internet, gia đình... Những học sinh chọn thẻ tên giống nhau có thể tạo nhóm để cùng tìm hiểu, trao đổi thông tin. Sau đó, các em viết ra giấy những thông tin mà các em cho là quan trọng về nghề nghiệp như trình độ học vấn, giá trị nghề nghiệp, nhiệm vụ cần làm... Cuối cùng, giáo viên sẽ thảo luận về tính chất và giá trị của từng nghề.
Ngoài ra, khi giới thiệu về các nghề, giáo viên Đức luôn nhấn mạnh rằng "nghề nghiệp nào cũng quan trọng và được tôn trọng". Học sinh từ bậc tiểu học đã nhận thức được tính bình đẳng và tôn trọng các nghề, từ công nhân, người lao động đến kỹ sư, bác sĩ... Do đó, sau khi tốt nghiệp phổ thông, các em không ngần ngại chọn học nghề, đóng góp cho nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Điều này tương đối khác biệt với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đơn cử, tại Mỹ, nhiều học sinh, gia đình học sinh vẫn nặng tư tưởng rằng học nghề là thấp kém, là thiếu trình độ học tập và không đáng được coi trọng như các nghề kỹ sư, bác sĩ. Do đó, tỷ lệ cạnh tranh vào các ngành như luật sư, bác sĩ tại Mỹ rất cao. Trong khi ngược lại, học sinh Đức có thể lựa chọn bất kỳ ngành nghề nào vì các em được dạy rằng mọi nghề nghiệp đều trân quý như nhau.
Học sinh Đức được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm.
Sự đồng hành của xã hội
Là quốc gia theo chế độ liên bang, giáo dục Đức nằm trong thẩm quyền của từng bang. Trong đó, công tác hướng nghiệp không chỉ gói gọn trong trường học hay ngành Giáo dục, mà là sự chuẩn bị chung của toàn bang, toàn xã hội. Chính quyền bang, liên bang đến các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể đều tham gia vào chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Do đó, từ tiểu học, các em đã có cơ hội tiếp cận dễ dàng với đa số công việc trong xã hội.
Chương trình, kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên Đức được quy định trong Bộ luật Xã hội, được thực hiện từ khi đứa trẻ đi học đến khi các em tốt nghiệp. Luật pháp vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh.
Các cơ quan việc làm (Agenturen fr Arbeit) địa phương sẽ phối hợp với nhà trường xây dựng chương trình hướng dẫn và tư vấn nghề nghiệp. Có hai hình thức tổ chức là trò chuyện với toàn thể học sinh nhà trường hoặc tư vấn một kèm một. Cơ quan việc làm phải phối hợp với cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp để xây dựng những buổi ngoại khóa tại doanh nghiệp giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc về môi trường làm việc. Ngoài ra, cơ quan việc làm có thể tìm kiếm các vị trí thực tập, tình nguyện viên tại doanh nghiệp địa phương cho học sinh ngay từ 9, 10 tuổi.
Học sinh có thể đến thăm các trung tâm thông tin việc làm (Berufsinformationszentren) do cơ quan việc làm điều hành. Một số trung tâm cung cấp dịch vụ trò chuyện trực tuyến, dịch vụ tư vấn cá nhân cho người dưới 25 tuổi hoặc tổ chức các sự kiện (tọa đàm, hội chợ, sự kiện thông tin) giúp người trẻ tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp.
Cơ quan liên bang và Bộ Giáo dục Đức sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp trực tuyến qua các kênh thông tin như Planet-beruf.de, abi.de, berufe.tv, berufseld-info.de...
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Đức phối hợp cùng Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức tổ chức Sáng kiến Chuỗi giáo dục, dự án hỗ trợ thanh, thiếu niên trên hành trình tìm kiếm việc làm. Học sinh, ở mọi cấp bậc, có thể kiểm tra điểm mạnh bằng cách sử dụng công cụ phân tích tiềm năng rồi thử sức với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Từ năm 2008 - 2020, chương trình đã tiếp cận 1,5 triệu học sinh Đức.
Ngoài ra, còn rất nhiều dự án khác nhau do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan quản lý giáo dục xây dựng với mục tiêu giúp học sinh, ở bất kỳ lứa tuổi, tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai. Các dự án cũng chuyển mình cùng những xáo trộn của xã hội.
Khi dịch Covid-19 bùng phát khiến trường học đóng cửa, các chương trình tư vấn việc làm liên kết với trường học chuyển sang tổ chức trực tuyến. Các hội chợ việc làm, hội chợ tư vấn tuyển sinh được thực hiện online. Các cơ quan việc làm tích cực đẩy mạnh công tác tư vấn nghề nghiệp một kèm một cho học sinh. Do đó, học sinh Đức vẫn có thể tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp trước khi bước vào xã hội.
Hầu hết kinh phí tổ chức các chương trình tư vấn, hướng nghiệp do Bộ Giáo dục, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính quyền đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn còn được hỗ trợ từ Quỹ xã hội châu Âu. Ước tính vào năm 2019, Đức đã chi gần 60 triệu euro cho các chương trình hướng nghiệp.
Khóc, cười cùng học sinh tiểu học đi tiêm vaccine COVID-19 Ngày 22/4, đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm và phường Mễ Trì đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh Trường Tiểu học Mễ Trì an toàn và hiệu quả. Dù còn lo lắng về độ tuổi của các con nhưng nhiều phụ huynh đã động viên kịp thời tới con mình khi cho...