Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Nơi cấm, nơi không
Cử tri kiến nghị Bộ GD&ĐT xem lại việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học có phải chính sách chung không để tránh tình trạng nơi cấm, nơi không cấm…
Ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban dân nguyện của Quốc hội.
Sáng 25-3, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Ông Bình cho biết bên cạnh một số kiến nghị của cử tri đã được trả lời, giải quyết thì có một số quy định, chính sách chưa phù hợp thực tế, nhiều ý kiến cử tri không đồng tình. Một trong số đó là quy định về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học.
Cụ thể tại Thông tư số 32 của Bộ GD&ĐT có quy định về các hành vi học sinh không được làm gồm sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Ngay sau khi Thông tư này được ban hành, cử tri tám địa phương (Quảng Bình, Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng, Bạc Liêu, An Giang, Long An) đã kiến nghị cần xem xét, sửa đổi vì không phù hợp với thực tiễn.
Video đang HOT
“Sau đó Bộ GD&ĐT đã có các văn bản trả lời kiến nghị của các cử tri tại tám địa phương này. Theo đó Bộ GD&ĐT cho rằng về cơ bản, việc sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học” – ông Bình cho hay.
Cũng theo Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, qua giám sát cho thấy, Bộ GD&ĐT giao cho giáo viên quyền quyết định việc cho phép hoặc không cho phép học sinh sử dụng điện thoại.
“Như vậy, sẽ xảy ra tình trạng cùng một môn học, cùng một trường có thể có giáo viên quyết định cho sử dụng điện thoại, có giáo viên không cho sử dụng, điều này sẽ không đảm bảo sự thống nhất về phương thức giảng dạy” – Trưởng ban dân nguyện cho biết.
Đồng thời, báo cáo cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học tập có được coi là chính sách chung không?
Nếu là chính sách chung thì phải áp dụng thống nhất trong cả nước, không thể chỉ giao trách nhiệm quyết định cho giáo viên. Đồng thời cần phải đánh giá một cách khách quan và toàn diện sự tác động của việc thực hiện quy định này trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay cũng như khả năng quản lý của nhà trường và giáo viên đối với việc sử dụng điện thoại của học sinh để ban hành quy định phù hợp.
Báo cáo giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV, cho biết thông qua 1.050 cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 1.907 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đến nay có 1.870 kiến nghị được giải quyết, trả lời, đạt 98,1%, trong đó các cơ quan của Quốc hội đã tiếp nhận trả lời 58/58 kiến nghị, đạt 100%.
Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 1.807 kiến nghị của cử tri, đã giải quyết, trả lời 1.773 kiến nghị, đạt 98,1%. Trong đó, 1.474 kiến nghị được giải trình, cung cấp thông tin; 136 kiến nghị đã giải quyết xong; 163 kiến nghị đang được xem xét, giải quyết.
TAND tối cao, VKSND tối cao đã xem xét, trả lời 30/30 kiến nghị.
Học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong thời gian giáo viên cho phép
Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trong đó có hướng dẫn chi tiết việc cho học sinh sử dụng điện thoại để phục vụ việc học tập.
Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập, nhưng phải theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ảnh minh họa: Thế Đại
Giới hạn thời gian cho phép học sinh sử dụng điện thoại
Bộ GDĐT nhấn mạnh không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập.
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong kế hoạch bài dạy, sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập.
Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.
Chủ động kế hoạch dạy học để không gây áp lực cho học sinh
Đối với việc xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình, Bộ GDĐT trao quyền chủ động rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong hướng dẫn: căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT, hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình.
Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Các nhà trường chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh (không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường)".
Cũng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, kế hoạch giáo dục nhà trường do hiệu trưởng các trường quyết định được báo cáo sở GDĐT (đối với trường trung học phổ thông) và phòng GDĐT (đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) trước khi bắt đầu năm học mới.
Bộ GDĐT quy định việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.
Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học.
Trong đó, chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong kế hoạch bài dạy.
Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Cần hướng dẫn cụ thể Thừa nhận lợi ích của việc sử dụng thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng phục vụ học tập, nhưng nhiều nhà trường, thầy cô vẫn lo ngại khi chưa có hướng dẫn, quy định chặt chẽ. Cần có hướng dẫn cụ thể việc học sinh sử dụng điện thoại. Trong ảnh: học sinh của một trường tại TP.HCM...