Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Chỉ người trong cuộc mới thấu!
Hẳn chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Nay học trò lại có thêm điện thoại thông minh trong lớp thì tha hồ mà thể hiện những hành vi phá bĩnh?
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học theo thông tư mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang vấp phải sự phản biện mạnh mẽ từ dư luận xã hội. Có thể kể ra đây một số trăn trở lớn của những người trực tiếp trong cuộc, đó là giáo viên và phụ huynh.
Thứ nhất, tình huống cho phép học sinh sử dụng điện thoại cá nhân trong lớp hoàn toàn khác với giờ tin học. Vào giờ tin học, hệ thống máy tính đã được cài đặt đồng bộ dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của giáo viên tin học. Trong khi đó, điện thoại của từng học sinh thì lại có những tính năng công nghệ khác nhau. Nhiều học sinh sẽ qua mặt giáo viên, cố ý sử dụng điện thoại thông minh với các mục đích khác ngoài việc phục vụ học tập. Một lớp học ba bốn chục học sinh, một mình giáo viên chắc chắn không thể nào theo dõi hành vi sử dụng điện thoại của từng em. Đối với giáo viên, độ khó trong công tác quản lý, kiểm soát lớp học có thể tăng thêm.
Liệu thầy cô có đủ sức theo dõi tất cả học sinh trong lớp để kịp thời ngăn chặn các em chơi game, xem phim, lướt mạng? (Nguồn: VietnamNet)
Đành rằng theo quy định mới ban hành, học sinh chỉ có thể sử dụng điện thoại khi có sự cho phép của giáo viên, nhưng trên thực tế, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, do cách hiểu của từng Sở GD&ĐT ở từng địa phương, việc triển khai thực hiện tại các trường học, hẳn sẽ có những độ vênh nhất định.
Nếu nhà trường tỏ ra có tinh thần khai phóng, trao hoàn toàn quyền quyết định cho giáo viên, đừng nghĩ rằng đây là một tín hiệu tích cực; vì giả như tình hình bình thường thì không sao, song một khi nảy sinh tình huống phức tạp, bản thân giáo viên sẽ là người đầu tiên hoàn toàn chịu trách nhiệm, áp lực từ phía nhà trường cũng như phụ huynh rất lớn. Gánh nặng lại chồng thêm gánh nặng!
Video đang HOT
Đây không phải là tâm lý “quản không được thì cấm” mà rõ ràng, có quá ít hành lang pháp lý với những quy định cụ thể để bảo vệ giáo viên trước những tình huống thực tiễn trong không gian sư phạm.
Hẳn chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Nay học trò lại có thêm điện thoại thông minh trong lớp thì tha hồ mà thể hiện những hành vi phá bĩnh. Học sinh có thể ghi âm, quay hình với những nội dung không lành mạnh (chụp ảnh dìm hàng, quay cảnh hớ hênh…) hoặc cắt ghép ảnh, video thành những nội dung mang tính chất hư cấu nhằm câu view. Có thể các em chỉ nghĩ làm cho vui, giải trí, nhưng những hậu quả thì thật khôn lường!
Thứ hai, cứ ngỡ phụ huynh sẽ ủng hộ thông tư mới, nhưng kỳ thực, dễ dàng nhận thấy phần đông phụ huynh còn có nhiều ý kiến băn khoăn, lo âu. Công nghệ hiện đại mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng đồng thời cũng kéo theo đó là mặt tiêu cực với nhiều hệ lụy. Phụ huynh lo lắng mặt trái của công nghệ sẽ không được kiểm soát tốt nếu con em mình sử dụng điện thoại trong lớp học. Câu hỏi đặt ra là liệu thầy cô có đủ sức theo dõi tất cả học sinh trong lớp để kịp thời ngăn chặn các em có hành động chơi game, xem phim, lướt mạng vô bổ hay lên xem bài giải, đáp án?
Việc ghi chép truyền thống giúp con trẻ nhớ bài bằng phương pháp một lần ghi là một lần nhớ. Nếu lạm dụng điện thoại, phụ huynh lo lắng con trẻ sẽ có khuynh hướng ỷ lại vào công nghệ, sinh ra thói quen chây lười. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng lo ngại vấn đề tâm lý đua đòi của con trẻ lại phát sinh thêm một tình huống mới. Bạn bè dùng điện thoại cao cấp đời mới, khiến trẻ cảm giác thua thiệt; hoặc những bạn dùng điện thoại đời cũ bị các bạn trong lớp tỏ ý chê bai, thậm chí có hành động trẻ con là kêu gọi tẩy chay.
Rõ ràng, việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề, các tình huống có liên quan mà đôi khi ngay cả nhà trường, giáo viên và phụ huynh cũng sẽ lúng túng khi xử lý. Bởi vậy, đòi hỏi cần có những quy định, chế tài, hành lang pháp lý phù hợp thay vì chỉ đơn giản là một câu ngắn gọn trong điều lệ thông tư.
Trẻ mang điện thoại vào lớp, có gì mà ngại?
Vì sao ngành Giáo dục lại đề ra quy định cho học sinh sử dụng điện thoại? Nó có dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học nào không?
Điện thoại thông minh chính là thiết bị giúp học sinh tiếp cận giáo dục hiện đại (Ảnh minh họa)
Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành, trong đó quy định nhiều cấp học cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên, vừa mới ra đời đã vướng phải luồng tranh luận.
Không ít phụ huynh ra sức phản đối vì lo sợ quy định này gây tác động tiêu cực, con em mình sẽ rơi vào đà nghiện điện thoại...
Thực tế lâu nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn có thói quen, với con em mình, cái gì không quản được thì cấm. Trong số những người phản đối cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học, hầu hết đang xuất phát từ nỗi lo, cảm xúc cá nhân, còn đã mấy ai bình tĩnh lại để suy ngẫm: Vì sao ngành Giáo dục lại đề ra quy định như vậy? Nó có dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học nào không?
Không thể phủ nhận, điện thoại hiện đã trở thành công cụ giải trí phổ biến cho trẻ em trong các gia đình Việt. Thống kê cho thấy, số điện thoại di động được sử dụng tại Việt Nam hiện đang là 150 triệu thiết bị, gần gấp rưỡi tổng dân số; Trung bình người Việt Nam dành tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet...
Vì thế, chúng ta cần phải xác định đứa trẻ không thể tuyệt giao với công nghệ trong thời đại hiện nay. Vậy thay vì cấm, tại sao không tận dụng những thiết bị đang có để hướng cho con mình cảm thấy hứng thú với việc học tập hơn?
Hiện nay, các công ty công nghệ giáo dục cho ra khoảng hơn 4.000 ứng dụng qua điện thoại để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. 2/3 trong số ứng dụng đó là miễn phí, tại sao lại không tận dụng?
Về mặt tâm lý giáo dục, tỷ lệ trẻ tiếp thu qua đọc là rất ít, chủ yếu kiến thức các em nhận được qua nghe nhìn thực tế. Để bắt kịp với quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đang diễn ra mau lẹ, buộc các nhà trường phải dùng thiết bị hiện đại như máy tính, công nghệ thực tế ảo với kính VR... Thế nhưng, liệu rằng có phải trường nào, học sinh nào cũng có điều kiện để mua được thiết bị hiện đại đó hay không?
Trong khi chiếc điện thoại chính là thiết bị phổ biến nhất, giúp học sinh đảm bảo bình đẳng nhất về cơ hội tiếp cận giáo dục hiện đại. Không cần trang bị đắt tiền, chỉ cần một tấm bìa carton kết hợp với chiếc điện thoại thông minh, học sinh cũng có thể tự tay làm được kính VR để trải nghiệm trực tiếp hình ảnh 3D.
Hiện, có rất nhiều ứng dụng trong giảng dạy buộc trẻ mang điện thoại tới lớp phải truy cập vào để học. Khi đó, cô giáo vừa giảng bài, vừa quan sát được hành vi học sinh. Trường hợp trò làm việc riêng, chơi game, không tương tác với bài giảng, ngay lập tức phần mềm sẽ hiện lên cảnh báo trên màn hình.
Công nghệ là công cụ giúp trẻ học nhanh, tốt hơn, tránh bị lạc hậu so với guồng phát triển chung và tăng sức cạnh tranh về đầu ra. Tuy nhiên, để làm được điều này, bản thân người lớn bao gồm thầy cô và cha mẹ phải tự tăng cường năng lực công nghệ để dạy trẻ kỹ năng an toàn mạng, định hướng cách sử dụng thiết bị trong học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhà quản lý giáo dục cũng cần tăng cường phát triển các phần mềm giúp cha mẹ và nhà trường quản lý thời gian thực của con.
Giống như chơi bóng đá, cầu thủ xuất sắc là người biết hướng đón trước trái bóng để dẫn dắt ghi bàn. Tương tự trong nền giáo dục, chúng ta phải đón đầu xu thế chuyển đổi số để tăng cường cơ hội cho người học trải nghiệm.
Chúng ta suốt ngày nhắc tới công nghệ 4.0 nhưng chất lượng dạy và học ở nhiều nơi vẫn ở thời kỳ thế kỷ 18 - 19, người học vẫn bị giới hạn trong 4 bức tường, không có sự kết nối thì đầu ra làm sao có thể cạnh tranh với thế giới?
Cho học sinh dùng điện thoại: Cần hướng dẫn cụ thể hơn Với quy định mới cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng, phải có hướng dẫn cụ thể hơn, nếu không sẽ làm khó các trường. Học sinh được dùng điện thoại trong giờ học, thầy cô khó kiểm soát? Tin tưởng mới giao điện thoại cho con Điều 37,...