Học sinh, sinh viên chất vấn Bộ Giáo dục nhiều vấn đề nóng

Theo dõi VGT trên

Tình trạng c.hảy m.áu chất xám trong du học sinh, bất cập trong chế độ cộng điểm ưu tiên, điểm chuẩn trường Sư phạm thấp… là vấn đề được đưa ra.

Chiều 10/12, diễn đàn T.uổi trẻ Việt Nam học tập, rèn luyện, sáng tạo vì ngày mai phát triển đã diễn ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng nhiều cán bộ Vụ, Cục của Bộ Giáo dục… góp mặt tại chương trình để đối thoại cùng 125 đại biểu thanh niên là học sinh, sinh viên, giáo viên.

Là học sinh lớp 12, Nguyễn Tú Anh (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) lo lắng trước nhiều chính sách tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Em nhắc lại bất cập của kỳ tuyển sinh vừa qua khi nhiều học sinh được 30 điểm thi THPT quốc gia nhưng không đỗ vào trường/ngành yêu thích do nhiều thí sinh nhờ cộng điểm ưu tiên lại đạt mức cao hơn.

“Chính sách cộng điểm là nhân văn nhưng nhiều quá thì không hay và có thể đ.ánh mất nhân tài đất nước. Em nghĩ vẫn nên duy trì điểm cộng nhưng không nên vượt quá số điểm 30. Dù vậy, nếu thay đổi chính sách này thì giữa học sinh được 30 điểm thực và bạn được 30 điểm do cộng ưu tiên, Bộ Giáo dục sẽ chọn ai là thủ khoa”, n.ữ s.inh trăn trở.

Học sinh, sinh viên chất vấn Bộ Giáo dục nhiều vấn đề nóng - Hình 1

Nguyễn Tú Anh (lớp 12 THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An) chất vấn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ chế tuyển sinh đại học. Ảnh: Quỳnh Trang.

Câu chuyện điểm vào ngành Sư phạm thấp cũng được học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu nhắc tới. Em cho rằng, chính sách cắt giảm chỉ tiêu ngành này chỉ là biện pháp ngắn hạn giúp giảm bớt một số thí sinh có điểm đầu vào quá thấp, nhưng chưa thu hút được nhân tài vào, nhất là khi sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều.

Em này tỏ ra lo lắng khi Bộ Giáo dục dự tính để bằng đại học chính quy và tại chức tương đương nhau về giá trị. “Chính sách này áp dụng ở các nước tiên tiến nhưng nếu đưa vào bối cảnh Việt Nam thì còn nhiều lo ngại. Đào tạo hệ tại chức mang tính thương mại nhiều hơn mục tiêu giáo dục. Nếu đ.ánh đồng hai văn bằng này, liệu có bất công cho những người học thực chất mất nhiều thời gian, công sức của hệ chính quy”, n.ữ s.inh đặt câu hỏi.

Trả lời thắc mắc, Thứ trưởng Nghĩa cho biết, Bộ đang quy hoạch mạng lưới và có kế hoạch nâng cao chất lượng trường sư phạm. Để thu hút người tài vào học ngành này, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã đặt vấn đề nâng lương nhà giáo. Dự thảo đề xuất lương giáo viên sẽ đứng cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Xung quanh vấn về c.hảy m.áu chất xám trong du học sinh, đại diện cho thanh niên Việt Nam học tập tại Liên bang Nga Nguyễn Như Bảo đặt nhiều câu hỏi về bố trí việc làm sau tốt nghiệp cho du học sinh. Nghiên cứu sinh Đại học Giao thông đường bộ Matxcova kể chuyện, có nhiều du học sinh chia sẻ nỗi buồn vì học xong về nước lại phải làm trái ngành do không xin được công việc đúng chuyên môn. Những năm trước, chỉ tiêu du học tại mỗi năm khoảng 650 sinh viên nhưng hiện nay lên tới 1.000.

“Với số lượng đông như thế, trừ các bạn đến từ trường công an, quân đội, những người còn lại không biết sau tốt nghiệp có thể về công tác tại đâu. Những sinh viên đi học theo học bổng, ngân sách của Nhà nước những năm qua đã được sử dụng như thế nào”, Như Bảo đặt câu hỏi.

Nghiên cứu sinh này chia sẻ nỗi lo lắng của nhiều du học sinh được cử sang Nga theo học về hạt nhân phục vụ kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nhưng kế hoạch này đã bị bác bỏ.

Học sinh, sinh viên chất vấn Bộ Giáo dục nhiều vấn đề nóng - Hình 2

Video đang HOT

Nghiên cứu sinh Đại học Giao thông đường bộ Matxcova Nguyễn Như Bảo đặt câu hỏi về cơ chế việc làm sau tốt nghiệp cho du học sinh. Ảnh: Quỳnh Trang.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa giải đáp, Bộ Giáo dục vẫn có chính sách giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp cho du học sinh không thuộc diện được cơ quan cử đi. Sau một năm nếu chưa được nơi nào nhận, các em đó phải chủ động kiếm việc. “Bây giờ chúng ta không còn khái niệm đi học rồi chờ xin việc mà là tự tạo việc làm cho mình và cho người khác”, Thứ trưởng nói.

Đối với nhóm du học sinh học ngành hạt nhân theo kế hoạch xây dựng nhà máy điện Ninh Thuận, nhà nước sẽ phân công công việc sau tốt nghiệp nếu muốn về Việt Nam làm. Để việc cử sinh viên đi học nước ngoài hiệu quả, Bộ Giáo dục đã giao các địa phương quyết định chỉ tiêu cho phù hợp với nhu cầu của tỉnh.

Nhiều đề xuất được gửi đến lãnh đạo Bộ Giáo dục liên quan đến tạo cơ chế đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng) Lê Thị Ninh cho biết, hiện cuộc thi Khoa học kỹ thuật Intel Isef đã được nhiều Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục tổ chức. Học sinh Việt Nam cũng tham gia cuộc thi này tại đấu trường quốc tế và đạt thành tích cao. Tuy nhiên, số lượng lớn các em tham gia cuộc thi này đến từ trường THPT chuyên. Rất ít học sinh trường thường tham gia nghiên cứu khoa học.

Một trong những lý do khiến hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn được đẩy mạnh trong trường học, theo cô Ninh là cơ chế hỗ trợ kinh phí thấp. Việc các trường THPT không có giáo viên chuyên trách hoạt động này… cũng là một điểm trừ.

Từ thực tế trên, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn kiến nghị Bộ Giáo dục tăng cơ chế hỗ trợ; tạo nhiều sân chơi để khuyến khích học sinh các cấp, trường không chuyên tham gia làm khoa học. “Tôi mong muốn Bộ Giáo dục tổ chức thường xuyên hơn các cuộc bồi dưỡng giáo viên làm phụ trách công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Đồng thời Bộ tạo sự liên kết giữa trường phổ thông với các đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học để khi có vấn đề, chúng tôi biết chỗ bấu víu hỏi về chuyên môn”, cô Ninh nói.

Giảng viên Phùng Thị Phương Thảo, Bí thư Đoàn Đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi) và một số đại biểu khác cũng đề xuất tăng kinh phí và hỗ trợ học sinh, sinh viên bán sản phẩm có tính ứng dụng thực tế ra thị trường.

Vụ trưởng Giáo dục trung học Nguyễn Đình Chuẩn cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu. Hiện hoạt động này đã được đưa tới cấp tiểu học thông qua cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, giúp các em hình thành tư duy nghiên cứu khoa học. Tại nhiều trường THPT không chuyên, công tác này cũng phát triển. Điển hình là năm 2017 một học sinh trường THPT Quảng Trị đã đạt giải ba – cao nhất toàn đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi Intel Isef quốc tế tại Mỹ.

Một đại diện Bộ Giáo dục cũng cho biết, trong các lễ tổng kết và trao thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học luôn có sự tham gia của doanh nghiệp. Đây là cơ hội giúp các em thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của mình.

Theo GDVN

Tiến sĩ mắt trước mắt sau là "chạy tháo thân" khỏi các trường cao đẳng sư phạm

Nếu không có chính sách tốt với các trường cao đẳng sư phạm thì tình trạng c.hảy m.áu chất xám và nguy cơ giải thể là rất cao.

Theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, sau năm 2020 giáo viên tiểu học, trung học cơ sở cũng phải đạt trình độ chuẩn là đại học chứ không phải chỉ đạt trình độ trung cấp, cao đẳng như hiện nay.

Và trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phùng Xuân Nhạ vừa ký cũng đã có đề xuất nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng.

Cụ thể, Dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 77 như sau: "Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên tiểu học".

Lúc này, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng sư phạm đang lo lắng không biết các trường sẽ đào tạo ra sao, hay buộc lòng phải giải thể, sáp nhập, hoặc chạy đua nâng cấp vào lúc này?

Tiến sĩ mắt trước mắt sau là chạy tháo thân khỏi các trường cao đẳng sư phạm - Hình 1

Tiến sĩ mắt trước mắt sau là "chạy tháo thân" khỏi các trường cao đẳng sư phạm (Ảnh minh họa: Báo Gia Lai)

Mặc dù hiện nay nhiều trường cao đẳng sư phạm đã có đề án nâng cấp thành trường đại học địa phương để đón đầu sự thay đổi bước ngoặt phía trước tuy nhiên, thực tế, việc nâng cấp trường cao đẳng lên đại học cũng không hề đơn giản.

Bởi lẽ, khi từ năm 2014 Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hạn chế tối đa việc thành lập, cho phép thành lập thêm các trường đại học, cao đẳng; trừ những trường đào tạo các ngành công nghệ phục vụ sản xuất và những ngành cần được ưu tiên.

Trước đó, năm 2013, tại quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh " hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện có".

Theo nhiều đại biểu đến từ các Sở Giáo dục và Đào tạo 11 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tại hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục diễn ra tại Thái Nguyên vừa qua đều cho rằng:

Hiện nay, trình độ giáo viên tiểu học đã vượt xa nhiều so với quy định của Luật Giáo dục trước đây nên việc nâng chuẩn là hợp lý, tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, vì nhiều nước còn đòi hỏi giáo viên phải có trình độ thạc sĩ.

Nếu theo thông tin mà Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cung cấp tại hội thảo do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức thì quy mô đào tạo sư phạm hàng năm ở Việt Nam là từ 22.500 - 23.000 sinh viên đại học sư phạm chính quy và từ 24.500 - 26.000 sinh viên cao đẳng sư phạm chính quy.

Trong khi đó, các trường cao đẳng sư phạm cho biết đang chật vật để tồn tại vì đối mặt với quá nhiều khó khăn đặc biệt là nguồn tuyển.

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk cho hay, mấy năm gần đây, một số ngành học không có hoặc có rất ít sinh viên đăng ký vào học.

Riêng mùa tuyển sinh năm 2017, chỉ tiêu của Nhà trường là 1000 nhưng chỉ tuyển được 450 chỉ tiêu chủ yếu cho 2 ngành: giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học còn những ngành đào tạo hiện nay không tuyển sinh được (Sư phạm Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa, Tin học, Nhạc, Họa...)

Được biết, ngoài đào tạo giáo viên thì các trường cao đẳng sư phạm còn có nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên do Sở Giáo dục và Đào tạo giao.

Tuy nhiên mãi đến năm 2017, Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk mới được đưa về Sở Giáo dục và Đào tạo (trước đó trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắk) nên trường còn gặp nhiều khó khăn.

Vị này thông tin thêm, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo có giao cho trường nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng đội ngũ quản lý tuy nhiên còn nhiều bất cập.

Bởi danh sách giáo viên được bồi dưỡng thì do các Phòng Giáo dục và Đào tạo lập, nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý tổ chức lớp học thì trường mới có dịp bồi dưỡng.

Muốn làm được như vậy thì đội ngũ giáo viên thậm chí ban giám hiệu nhà trường phải về "tiếp thị" trực tiếp tới các huyện. Do đó, nếu huyện không cấp kinh phí thì thực sự, để giáo viên tự đi học là rất khó.

Ngoài ra, ngay sau khi Thông tư 21, 22, 23 về nâng hạng giáo viên có hiệu lực thì đội ngũ giáo viên là đối tượng cần bồi dưỡng là khá lớn tuy nhiên Bộ chỉ giao 15 cơ sở được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nâng hạng.

Với đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên khá nhiều nên lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk kiến nghị, Bộ nên cho phép các trường cao đẳng sư phạm được tham gia bồi dưỡng đội ngũ này.

Cũng theo lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk thông tin, sinh viên học trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh rất khó tìm kiếm việc làm do hàng năm Sở Nội vụ tuyển dụng thì các thí sinh tốt nghiệp đại học bao giờ cũng được ưu tiên hơn.

Do đó, vị này đề xuất, cần có cơ chế đối với các trường cao đẳng địa phương để tỉnh có ưu tiên đối với sinh viên khi tốt nghiệp.

Ngoài ra nỗi khó của các trường cao đẳng sư phạm còn là tình trạng c.hảy m.áu chất xám. Nhiều giảng viên được đào tạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không có việc làm (do ít sinh viên), không an tâm với công việc nên chuyển đi trường khác, tỉnh khác...

Thông tin với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) cho hay, các tiến sĩ mắt trước mắt sau là "chạy" ra khỏi trường hết rồi.

"Không phải vì các thầy cô không có tình cảm với trường, không muốn gắn bó với trường nhưng vì họ thấy định hướng của các trường cao đẳng sư phạm còn quá chông chênh, không an tâm nên nhiều thầy cô chọn giải pháp an toàn đó là về công tác tại các trường đại học", ông Lộc chia sẻ.

Và theo ông Lộc thông tin, ngay tại trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) phấn đấu mãi mới được 20 tiến sĩ nhưng chỉ trong vòng hơn 1 năm qua đã có 5 tiến sĩ xin chuyển công tác.

Vậy là, trường cao đẳng vừa mất công xây dựng đội ngũ, đầu tư lớn nhưng vì không có định hướng sử dụng đội ngũ đó nên có muốn giữ họ cũng không giữ được.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NTK Thái Công công bố chính thức kết hôn với bạn trai Huy Yves sau 10 năm đồng hành
19:09:08 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Saka thừa nhận nhớ 3 ngôi sao Arsenal bị HLV Arteta loại bỏ

Sao thể thao

22:32:22 20/09/2024
T.iền vệ Bukayo Saka thừa nhận nhớ 3 ngôi sao Arsenal bị HLV Mikel Arteta loại bỏ khi lên tiếng rằng Tôi sẽ không nói dối đâu .

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi

Tv show

22:29:48 20/09/2024
Sân khấu Ngạo Nghễ - phần thi nhóm của Anh Tú Atus, Rhyder, HURRYKNG và Isaac tại đêm Chung kết của Anh Trai Say Hi đang gây tranh cãi dữ dội.

Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân

Pháp luật

22:17:04 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor (Công ty WMC) có mặt tại tòa với dáng vẻ tiều tụy hơn rất nhiều so với phiên tòa giai đoạn 1.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Jennie (BLACKPINK) tâm cơ "hạ bệ" Lisa, tham vọng soán ngôi em út trong nhóm?

Sao châu á

21:40:27 20/09/2024
Mới đây, Jennie đã có buổi phỏng vấn cùng Tạp chí danh tiếng Harper s Bazaar. Tại đây, nữ ca sĩ thu hút đông đảo sự chú ý từ người hâm mộ khi đ.ánh tiếng về sản phẩm âm nhạc sắp được trình làng

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Độc lạ: Tặng váy ngủ xuyên thấu, tất lưới và áo cô dâu cho vùng lũ, CĐM cạn lời

Netizen

21:29:52 20/09/2024
Những ngày qua, người dân khắp nơi đều đang hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Bên cạnh quyên góp t.iền mặt, nhu yếu phẩm thì một số cá nhân còn ủng hộ cả những bộ trang phục.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

Thế giới

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Thanh Bùi: "Việt Nam có rất nhiều nghệ sĩ làm từ thiện, tôi chọn làm giáo dục"

Sao việt

21:09:30 20/09/2024
Tôi nghĩ để xứng đáng với hai chữ nghệ sĩ, ngoài việc lao động nghệ thuật, còn phải thể hiện trách nhiệm với xã hội , ca nhạc sĩ Thanh Bùi chia sẻ.

Vũ Ngọc Đãng đưa góc khuất làm dâu nhà giàu vào 'Cô dâu hào môn'

Phim việt

20:37:00 20/09/2024
Sau thành công của Chị chị em em 2 , đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh Cô dâu hào môn .