Học sinh Phần Lan đi làm vài năm mới thi đại học

Phần lớn học sinh ở Phần Lan quyết định đi làm rồi mới thi đại học vì kỳ thi tuyển sinh rất khó và một số ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm thực tế cao.

Người Phần Lan rất coi trọng giáo dục, xem đây là chìa khóa dẫn tới thành công trong việc phát triển kinh tế và xã hội.

Nguyễn Thị Lan Hà, cựu học sinh trường Trung học Laanila, thành phố Northern Ostrobothnia, cho hay: “Ở bậc tiểu học và trung học, Phần Lan không coi trọng việc đánh giá và thi cử. Trường nào tổ chức thi và chấm điểm cho học sinh là phạm pháp. Không có trường chuyên, lớp chọn, trường đặc biệt, không phân biệt nông thôn, thành phố, tất cả học sinh đến trường đều được đối xử công bằng”.

Học sinh Phần Lan đi làm vài năm mới thi đại học - Hình 1

Thi vào đại học tại Phần Lan rất khó. Ảnh: Minh Dương.

Trung học dễ, đại học khó

Học cấp ba ở Phần Lan không khó, nhưng để thi và học một trường đại học là vấn đề lớn.

Theo hệ thống giáo dục nước này, trường cấp ba chia thành 2 loại: Trường học nghề và học để thi đại học. Sau khi hết cấp ba, học sinh có thể lựa chọn giữa trường nghề (Vocational school), trường đại học ứng dụng (Polytechnic – University of Applied Sciences), trường đại học (University).

Theo thông kê của tạp chí Business Insider, phần lớn trường học tại Phần Lan là công lập, số trường tư nhân rất ít.

Năm 2015, 43% học sinh của quốc gia này chọn học trường nghề.

Học sinh sẽ trải qua kỳ thi đầu vào, được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Đây là cuộc thi rất cạnh tranh và căng thẳng. Phần lớn học sinh đều quyết định đi làm một đến vài năm rồi mới thi đại học.

Đặng Hoàng Minh Dương, cựu học sinh trường Trung học Nokian Iukio, thành phố Pirkanmaa, giải thích thi đại học năm đầu thường rất khó: “Học hết cấp ba, mình đi làm một năm tại xưởng sửa chữa xe, rồi mới thi vào khoa Cơ khí tại Đại học Humak. Trong năm đó, mình vừa học vừa ôn thi rất vất vả”.

Lan Hà nói thêm một phần do nhiều ngành, trường yêu cầu học sinh có kinh nghiệm làm việc, như khoa Quản trị Nhà hàng, Khách sạn mà nữ sinh đang học.

Các môn thi tùy thuộc ngành học. Học sinh được phép chọn 2 nguyện vọng. Khi kỳ thi kết thúc, các khoa sẽ công bố điểm chuẩn. Mỗi trường có một điểm chuẩn khác nhau.

Lan Hà cho hay có rất nhiều các mẫu đề, bộ đề để học sinh luyện thi. Việc trượt đại học tại Hà Lan là bình thường, nhiều người thi lại 2-3 lần.

“Chính vì khó như vậy nên học sinh Phần Lan thường có 2 lựa chọn. Nghỉ học đi làm và ôn thi đại học; hoặc học vài năm tại trường nghề, rồi thi đại học”, Minh Dương nói và cho biết thêm 23-24 tuổi mới vào đại học ở đây là bình thường. Những người học đại học rất được coi trọng, dù ở tuổi nào.

Video đang HOT

Học sinh Phần Lan đi làm vài năm mới thi đại học - Hình 2

Sinh viên Đại học ở Phần Lan. Ảnh: Minh Dương.

Quan trọng việc chọn ngành, nghề

Học sinh Phần Lan lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và khả năng của mình. Người dân ở đây quan niệm, nghề nghiệp phù hợp còn quan trọng hơn cả tiền bạc.

Theo tạp chí Business Insider, ngành “hot” hiện nay tại Phần Lan là Chính trị. Để thi đỗ vào trường, học sinh phải nắm vững kiến thức về lịch sử thế giới, lịch sử trong nước, viết bài luận hoàn hảo, có kiến thức cơ bản về logic học, triết học… Mỗi năm, ngành này nhận khoảng 3.000 hồ sơ, nhưng chỉ lựa chọn 13 sinh viên.

Trần Huyền Trang, sinh viên Đại học Porin Lyseo, thành phố Sata Kunta kể hầu hết học sinh thông minh nhất lớp đều đăng ký nguyện vọng 1 ngành Chính trị. Các bạn sẽ phải đọc những cuốn sách rất dày và phải dành từ 1-2 năm để ôn thi.

Nghề Y cũng được rất nhiều sinh viên lựa chọn, vì vừa có thu nhập cao, ổn định. Nhưng điểm thi vào ngành này không hề dễ. Ví dụ môn Toán, ứng viên phải đạt ít nhất 12/20 điểm. Bài luận 8 điểm là thấp nhất.

Huyền Trang khẳng định, giành được một suất học ngành Y tế là rất cạnh tranh. Thông thường, cứ 100 thí sinh, 4 người được chọn.

Ngành Kinh doanh quốc tế có thí sinh nộp đơn ứng tuyển đông nhất. Để chắc chắn đỗ được vào một trường có đào tạo nghành học này, học sinh phải đảm bảo thi được trên 28 điểm cho 4 môn.

“Thí sinh phải nắm chắc kiến thức về chiến lược kinh doanh, tâm lý khách hàng, hoạt động kinh tế, lao động, xã hội và tài chính”, Huyền Trang nói.

Theo công bố của Bộ Giáo dục Hà Lan, năm 2014, điểm chuẩn ngành Kinh doanh Công nghệ tại Đại học Ứng dụng Haaga – Helia là 61, trong khi trường Oulu là 60.3.

Để vào được ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Arcada, thí sinh phải đạt 70 điểm, còn trường Savonia, thí sinh cần 68 điểm.

Các môn thi của một số ngành tại Phần Lan:

Ngành Kinh doanh, quản trị và khoa học xã hội (Business and Administration, Social Sciences): Toán, Tiếng Anh, Viết bài luận, Thảo luận nhóm.

Ngành Du lịch – quản trị nhà hàng, khách sạn (Hospitality and tourism management): Tiếng Anh, Viết bài luận, Toán, Phỏng vấn cá nhân, Kinh nghiệm làm việc.

Khối các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin (Engineering and Information Technology): Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh.

Ngành Y tá và điều dưỡng (Nursing): Toán, Tiếng Anh, Phỏng vấn cá nhân

Theo Zing

Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc

Bên cạnh các môn thi bắt buộc, mới đây, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt vào kỳ thi đại học của nước này.

Xứ sở kim chi nổi tiếng có nền giáo dục cùng những kỳ thi căng thẳng nhất trên thế giới. Cũng như nhiều nước châu Á, người dân Hàn Quốc coi việc đỗ đại học là chìa khóa của sự thành công. Học sinh phải chịu áp lực học tập và thi cử nặng nề.

Kỳ thi căng thẳng

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc theo mô hình 6 - 3 - 3. Nghĩa là, cấp tiểu học kéo dài 6 năm, trung học cơ sở 3 năm và 3 năm THPT.

Từ năm 1995, Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh muốn tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học phải trải qua một kỳ thi chung.

Theo quy định của Bộ Giáo dục nước này, học sinh cả nước sẽ làm cùng một đề thi vào ngày thứ năm của tuần thứ hai tháng 11 hàng năm. Năm 2015, kỳ thi diễn ra vào ngày 8/11.

Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc - Hình 1

Học sinh Hàn Quốc phải chịu áp lưc học hành nặng nề. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Kỳ thi căng thẳng bắt đầu từ 8h sáng đến 17h, với 5 môn thi: Quốc ngữ, Toán, tiếng Anh, các môn xã hội (Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Pháp luật và xã hội, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) hoặc các môn khoa học (Lý, Hóa, Sinh), các môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Việt, tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, tiếng Ả Rập...).

Theo kênh truyền hình Ariang News, năm 2014, 594.617 người tham gia kỳ thi chung, còn năm 2015 có 585 332 thí sinh.

Trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, học sinh trung học quốc tế Busan, cho biết: "Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm. Một số trường có chuyên ngành đặc biệt sẽ thi riêng như Đại học Mỹ thuật thi vẽ, Học viên Âm nhạc thi biểu diễn và hát".

Đề thi được hàng trăm giáo viên giỏi biên soạn. Những thầy cô sẽ ở một địa điểm bí mật, phải cắt đứt liên lạc hoàn toàn với bên ngoài và bị cách ly như vậy cho tới khi kỳ thi kết thúc. Năm 2014, tổng cộng 696 thầy cô tham gia ban ra đề.

Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc - Hình 2

Học sinh xứ sở kim chi học từ 16 - 18 tiếng một ngày vào đợt cao điểm, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Sau khi có kết quả thi đại học, học sinh căn cứ điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Mỗi trường có một mức điểm chuẩn khác nhau, thay đổi theo số sinh viên đăng ký từng năm.

"Các trường đại học tốt nhất Hàn Quốc là Học viện KAIST, Đại học Seoul, năm nào cũng có điểm chuẩn cao. Thi đại học tại Hàn Quốc cực kỳ căng thẳng, không khác gì ở Việt Nam"- Thúy Quỳnh nhận xét.

Căn bệnh "ám ảnh học hành"

Theo kênh truyền hình Ariang News, không ít gia đình bắt con học thêm từ lớp 4, lớp 5. Trường học ở Hàn Quốc thường kết thúc lúc 16h, sau đó nhiều học sinh tới các trung tâm học thêm và học tới 23h. Theo thống kê, mỗi gia đình Hàn bỏ ra 700 - 1.000 USD mỗi tháng cho các lớp phụ đạo.

Hứa Minh Quyên, sinh viên Đại học Quốc gia Andong, chia sẻ: "Để chắc chắn con em mình bước chân được vào những trường đại học danh giá, nhiều cha mẹ không tiếc tiền đầu tư cho việc học thêm và ôn thi tại những trung tâm đắt đỏ nhất".

Tuy nhiên, căn bệnh "ám ảnh học hành" đã dấy lên những tranh luận về việc tuyển sinh đại học. Mặc dù kỳ thi diễn ra công khai, đề thi không bị lộ, cơ hội của học sinh tới trường như nhau, nhưng con của những gia đình giàu có sẽ được học thêm và ôn luyện nhiều hơn.

"Kỳ thi địa ngục"

Đó là tên gọi mà nhiều người dành cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Việc ghi danh vào một trường đại học sẽ là bước đầu tiên đảm bảo nghề nghiệp tương lại, cuộc sống đầy đủ, thậm chỉ ảnh hưởng đến cả hôn nhân.

Nếu không vượt qua kỳ thi này, cánh cửa tương lai có thể đóng sập lại với nhiều bạn trẻ. Hàng năm, sau khi báo kết quả kỳ thi, có những học sinh tự tử vì biết mình trượt.

Thúy Quỳnh cho biết, việc thí sinh khóc trong lúc làm bài là rất bình thường. Có những người vừa bước ra khỏi trường đã ngất xỉu. "Chính mình cũng khóc nức nở ngay khi kết thúc bài thi môn Lý"- nữ sinh nhớ lại.

Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc - Hình 3

Cha mẹ Hàn cầu nguyện trong chùa trong kỳ thi đại học. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Lương Quang Huy, sinh viên Đại học Bách khoa Cheongju cho biết: "Không chỉ thí sinh và gia đình mới lo lắng. Gần như cả đất nước cùng đồng hành với kỳ thi này, từ cha mẹ, thầy cô, cảnh sát, đến các em học sinh lớp dưới".

Nam sinh này cho hay, vào ngày thi, nhiều hoạt động, từ quân đội, tài chính, giao thông đều phải lùi giờ làm việc; giảm thiểu tiếng ồn. Nhiều chuyến bay bị hoãn trong phần Nghe của môn tiếng Anh. Các đền chùa, nhà thờ liên tục tổ chức cầu nguyện trong mùa thi.

Theo tạp chí giáo dục Quartz của Hàn Quốc, học sinh nước này có xu hướng học nhiều nhất trên thế giới. Năm 2012, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thống kê: Với giờ học trung bình là 1.020 giờ một năm, học sinh Hàn Quốc đang học quá 134 giờ so với tiêu chuẩn.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo leThùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo le
20:53:01 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?
21:13:15 19/05/2025
Người phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình DươngNgười phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình Dương
21:27:32 19/05/2025
Lời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều traLời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều tra
22:00:08 19/05/2025
Nữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCMNữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCM
22:30:24 19/05/2025
Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt: Hoa hậu quốc dân đối mặt với vòng lao lýNguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt: Hoa hậu quốc dân đối mặt với vòng lao lý
22:19:03 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Nắm 30% cổ phần Chị Em Rọt, đút túi gần 7 tỷ đồngHoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Nắm 30% cổ phần Chị Em Rọt, đút túi gần 7 tỷ đồng
22:03:02 19/05/2025
Trước khi bị khởi tố vì lừa dối khách hàng, Thùy Tiên từng vướng kiện tụng 1,5 tỷ đồngTrước khi bị khởi tố vì lừa dối khách hàng, Thùy Tiên từng vướng kiện tụng 1,5 tỷ đồng
23:00:44 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga

Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga

Thế giới

06:52:44 20/05/2025
Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 19/5 đã gặp các quan chức cấp cao để đánh giá kết quả của cuộc đàm phán Ukraine - Nga được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước.
CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

Sức khỏe

06:51:00 20/05/2025
Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi tăng cao khiến cơ thể dễ mắc bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên

Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên

Tin nổi bật

06:46:24 20/05/2025
UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã kỷ luật cảnh cáo Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Quốc Thái sau khi ông này bị tố sàm sỡ, nhắn tin quấy rối nhiều giáo viên của trường.
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Hạnh phúc hơn 40 năm bên chồng thứ 2 kém tuổi, nhà ở trung tâm TP.HCM

Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Hạnh phúc hơn 40 năm bên chồng thứ 2 kém tuổi, nhà ở trung tâm TP.HCM

Sao việt

06:46:22 20/05/2025
NSND Ngọc Giàu được biết đến là một cây đa cây đề trong ngành sân khấu miền Nam, có nhiều đóng góp, cống hiến cho cải lương.
Phạm Băng Băng, Han So Hee và dàn minh tinh châu Á bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes, dấu hiệu phân biệt chủng tộc?

Phạm Băng Băng, Han So Hee và dàn minh tinh châu Á bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes, dấu hiệu phân biệt chủng tộc?

Sao châu á

06:42:57 20/05/2025
Tình trạng nghệ sĩ bị BTC đuổi khéo trên thảm đỏ Cannes xảy ra như cơm bữa , không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng
Cảnh sát lần theo dấu vết trên mạng xã hội, bắt nhóm cho vay lãi "cắt cổ"

Cảnh sát lần theo dấu vết trên mạng xã hội, bắt nhóm cho vay lãi "cắt cổ"

Pháp luật

06:31:18 20/05/2025
Nhiều đối tượng từ tỉnh Thanh Hóa vào tỉnh Quảng Ngãi thuê nhà để ở và thực hiện hành vi cho vay lãi nặng. Nhóm này cho nhiều người vay tiền với lãi suất 452%/năm.
108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Lạ vui

06:26:26 20/05/2025
Quần thể cây thần linh nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Cách nấu 3 món ăn giúp xương chắc khỏe cho người trên 40 tuổi

Cách nấu 3 món ăn giúp xương chắc khỏe cho người trên 40 tuổi

Ẩm thực

05:53:21 20/05/2025
Người trên 40 tuổi nên thường xuyên nấu 3 món ăn giúp xương chắc khỏe này để bệnh về xương khớp không còn là nỗi lo.
Phan Đinh Tùng, Trung Ruồi cùng các con lần đầu trải nghiệm cuộc sống ngoài đảo

Phan Đinh Tùng, Trung Ruồi cùng các con lần đầu trải nghiệm cuộc sống ngoài đảo

Tv show

05:51:57 20/05/2025
Lần đầu tiên sống trên đảo khi tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế? 2025, ca sĩ Phan Đinh Tùng mang đến một hình ảnh khác so với vẻ ngoài mạnh mẽ thường thấy.
Tuổi 15 đáng nhớ của Song Hye Kyo: Đóng vai không tên lướt qua màn ảnh, có ai ngờ 30 năm sau làm "nữ hoàng"

Tuổi 15 đáng nhớ của Song Hye Kyo: Đóng vai không tên lướt qua màn ảnh, có ai ngờ 30 năm sau làm "nữ hoàng"

Hậu trường phim

05:47:25 20/05/2025
Hành trình Song Hye Kyo trở thành một ngọc nữ màn ảnh của Hàn Quốc, một biểu tượng nhan sắc và phong cách sống, tất cả đều có điểm xuất phát là một vai nhỏ ít ai nhớ đến.
10 phim cổ trang Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Đảm bảo khiến bạn phải xem lại lần 2

10 phim cổ trang Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Đảm bảo khiến bạn phải xem lại lần 2

Phim châu á

05:46:14 20/05/2025
Trong thập kỷ qua, nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc đã gây tiếng vang lớn, không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra châu Á.