Học sinh ở TP Đông Hà (Quảng Trị) được đến trường học trực tiếp
Ngày 21/10 tới, học sinh đầu và cuối cấp ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được đến trườnghọc trực tiếp sau hơn 2 tháng phải ở nhà học trực tuyến vì ảnh hưởng dịch COVID-19.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị có văn bản hướng dẫn tạm thời các hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đông Hà trong tình hình mới. Theo đó, học sinh các khối 1, 2, 5 cấp tiểu học và khối 6, 9 cấp trung học cơ sở và khối 10, 12 cấp trung học phổ thông tại thành phố Đông Hà sẽ được đến trường học trực tiếp.
Ngày 21/10 tới, học sinh đầu và cuối cấp ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được đến trường học trực tiếp. (Ảnh Sở GD-ĐT Quảng Trị)
Để đảm bảo an toàn chống dịch, các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại trường các môn học chính. Cụ thể, đối với cấp tiểu học các khối 1,2,5 chỉ dạy trực tiếp với các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, các môn còn lại vẫn phải học trực tuyến. Đối với khối 6, 9, 10, 12, các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh tổ chức dạy trực tuyến.
Video đang HOT
Dự kiến, đầu tháng 11 tới, tất cả học sinh các khối học ở thành phố Đông Hà sẽ đến trường học (Ảnh Sở GD-ĐT Quảng Trị)
Ngoài ra, học viên các trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hòa nhập, khuyết tật, trung tâm tư vấn du học và các cơ sở dạy thêm học thêm cũng được hoạt động trở lại bằng phương pháp trực tiếp. Riêng các trường mầm non và trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị vẫn chưa áp dụng việc học trực tiếp. Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, dự kiến đầu tháng 11, bắt đầu tổ chức dạy học trực tiếp tại trường đối với tất cả học sinh các khối học trong tỉnh:
“Đang ưu tiên cho học sinh lớp đầu cấp và cuối cấp, trong đó có thêm lớp học sinh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Số lượng học sinh trên lớp chia theo ca và giờ học lệch nhau 10 phút để giảm bớt việc tiếp xúc. Lớp nào học lớp đó để đảm bảo giãn cách, không có giờ ra chơi, không có sinh hoạt tập trung, để nếu có vấn đề phát sinh là khoanh vùng dập dịch cho nhanh”- bà Lê Thị Hương cho biết./.
Hà Nội đang tính toán cho học sinh đầu cấp, cuối cấp vùng xanh đến trường trước
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói kịch bản khả thi nhất là cho học sinh lớp 6, lớp 9, 10, 12 ở vùng an toàn đến trường trước, sau đó cho dần các lớp còn lại theo thời điểm thích hợp.
Theo Công điện số 21 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, từ 14.10, các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trở lại hoạt động bình thường, hàng quán mở cửa phục vụ ăn uống tại chỗ,... Tuy nhiên, công điện này lại không nhắc gì tới kế hoạch cho học sinh trở lại trường.
Học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn ở H.Ba Vì được tặng máy tính để học trực tuyến - GDBV
Trả lời báo chí, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết lãnh đạo thành phố đã có nhiều cuộc họp để đề ra giải pháp làm thế nào để vừa khôi phục kinh tế - xã hội, vừa có thể cho học sinh sớm quay lại trường học. Đặc biệt, Nghị quyết 128 Chính phủ vừa ban hành là điều kiện để Sở GD-ĐT xây dựng kịch bản chi tiết trình UBND TP để quyết định cho học sinh sớm quay lại trường.
Ông Cương cho rằng, việc học sinh đến trường không chỉ là mong muốn của cá nhân ông mà còn của đông đảo người dân thành phố. "Một tiết học trực tiếp của các em học sinh sẽ bằng từ 20 - 30 tiết học trực tuyến. Học trực tuyến có rất nhiều vấn đề như sóng, thiết bị, tương tác giữa giáo viên và học sinh, tương tác giữa học sinh và học sinh", ông Cương nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Cương, đến thời điểm này, việc đến trường của học sinh có nhiều khó khăn, trong đó có việc chưa tiêm vắc xin cho học sinh dưới 18 tuổi. Hà Nội có tổng số 2,1 triệu học sinh, cộng với 900.000 trẻ em chưa đến tuổi đi học. Mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm vắc xin chưa thể đảm bảo an toàn, phụ huynh cũng rất lo lắng về điều này.
Ông Cương cho biết khi đưa học sinh trở lại trường cũng sẽ phải theo lộ trình. Sở GD-ĐT Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án để cho các cháu học trở lại. Kịch bản khả thi nhất là cho học sinh lớp 6, lớp 9, 10, 12 đến trường trước, sau đó cho dần các lớp còn lại theo thời điểm thích hợp, nhưng chỉ triển khai tại các khu vực an toàn, vùng xanh, không có nguy cơ xảy ra dịch Covid-19.
Trước đó, từ cuối tháng 9, dù đã đưa ra rất nhiều "dự lệnh" về việc sẵn sàng đón học sinh trở lại, nhưng Hà Nội hiện vẫn nằm trong nhóm các địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Một số huyện ngoại thành, thuộc vùng xanh suốt mấy tháng qua không có ca bệnh trong cộng đồng như Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh... đã kiến nghị và lên kế hoạch chi tiết cho việc đón học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang áp dụng chung một hình thức học tập trực tuyến với tất cả các trường học trên toàn TP, bất kể là vùng xanh hay vùng đỏ.
Mới đây, một trường tư thục ở H.Sóc Sơn gây xôn xao dư luận khi "vượt rào" tiếp nhận học sinh đi học trực tiếp, bất chấp việc chưa có quyết định của UBND TP. Trường này đã bị xử lý vi phạm, yêu cầu dừng việc đón học sinh đến trường và xử phạt hành chính tổng số tiền 60 triệu đồng.
Tuy nhiên, phụ huynh thì lên tiếng cho rằng TP cần có giải pháp linh hoạt hơn cho học sinh ở khu vực an toàn được đến trường, vì đây còn là nhu cầu bức thiết của người dân. Họ chỉ ra bất cập khi hết thời gian thực hiện giãn cách, cha mẹ đã đi làm trong khi con vẫn ở nhà không có người trông coi.
Nỗi lo học sinh hổng kiến thức khi học online Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội, cho rằng hiệu quả học online chỉ khoảng 50% so với học trực tiếp, học sinh cuối cấp thiệt thòi. Nhiều năm lãnh đạo trường phổ thông có nhiều cấp học (từ tiểu học đến THPT), thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, nhận thấy ảnh hưởng rõ rệt của...