Học sinh nội trú dồn sức luyện thi tốt nghiệp THPT
Mỗi ngày, Mà Sương, nữ sinh trường nội trú, ôn các kiến thức chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ sáng sớm đến 21h.
Cô Lê Thị Thanh Huyền đang ôn tập kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 12. Ảnh: Xuân Ngọc.
Sau bữa ăn sáng tại căn tin trường Phổ thông dân tộc nội trú Khánh Hòa, Mà Sương, người T’Ring, vào lớp học cách đó chừng 200 m. Nữ sinh tới nhờ cô giáo hướng dẫn một số bài tập môn Toán chưa giải được.
Giáo viên Lê Thị Thanh Huyền, 34 tuổi, cầm phấn viết lên bảng, phân tích từng vế trong bài và cách làm. Sau ít phút, từng bài tập lần lượt có đáp án. Phía dưới, Mà Sương cùng 29 học sinh lớp 12A, chăm chú nghe giảng và ghi chép.
Cô Huyền cho hay, các em đã học xong chương trình, đang ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II vào tuần tới, kế đến là thi tốt nghiệp THPT. Mỗi tuần, cô có 6 tiết ôn luyện kiến thức cho học sinh. Các buổi học, giáo viên cũng đan xen vào cách giải đề thi, từ cơ bản đến nâng cao, để học sinh không bị bỡ ngỡ khi gặp bài tập khó.
Dự định đăng ký vào ngành Luật, Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng), Sương tập trung cho các môn thi khối C (Văn, Sử, Địa). Lúc bùng phát Covid-19, nữ sinh phải nghỉ học, trở về nhà với bố mẹ ở miền núi huyện Khánh Vĩnh. Ngày đi rẫy đến tối mịt, lo quên kiến thức vì nghỉ lâu, Sương đã phải trích tiền tiết kiệm học đại học mua điện thoại để học qua Ineternet.
Khi trở lại trường, ngoài hai buổi trên trường, Sương thường dậy sớm ôn bài trước khi đến trường. Mỗi tối, nữ sinh dành thêm hai giờ đọc lại tài liệu. “Lịch thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào tháng 8, nên em thấy nhẹ nhõm vì còn nhiều thời gian để ôn tập kỹ lưỡng hơn”, Sương nói.
Video đang HOT
Mà Sương học bài tại ghế đá của trường trong giờ nghỉ giải lao. Ảnh: Xuân Ngọc.
Còn Hà Quen, học lớp 12, người T’Ring, cũng dồn sức cho việc học nên chưa về thăm nhà suốt mấy tháng qua. Ngoài học tại trường, mỗi ngày, nam sinh dành thêm khoảng 4 giờ để ôn tập các môn Toán, Lý, Hóa với dự kiến đăng ký vào ngành Xây dựng, Đại học Đà Lạt. Lựa chọn thứ hai của Quen là ngành sửa chữa ôtô, Đại học Nha Trang.
Trong các môn học, Quen khá lo về Tiếng Anh và Lịch sử. Là học sinh nội trú, nam sinh thường tới thư viện của trường tìm thêm tài liệu của hai môn này. Ở đây, có nhiều sách, học sinh có thể đọc tại chỗ, hoặc mượn về phòng.
Quen là con thứ năm, trong gia đình có 6 anh em. Trong đó, anh trai nam sinh học năm thứ 2, khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Quy Nhơn; em gái học lớp 11. “Bố mẹ làm rẫy khá vất vả để lo cho anh em ăn học. Anh em cũng cố gắng không để ba mẹ buồn”, Quen nói.
Thầy Lê Biên Hải (Hiệu trưởng Phổ thông dân tộc nội trú Khánh Hòa) cho biết, trường có 80 học sinh khối 12, đều ở ký túc xá, do vậy việc ôn tập khá thuận lợi.
Giai đoạn này, giáo viên bộ môn đã chia thời khóa biểu, tăng tiết dạy để hướng dẫn các em ôn tập. Trong ngày, học sinh học hai ca sáng và chiều. Tối đến, trường mở phòng học để các em học tập trung với giám sát của giáo viên, từ 19h đến 21h. “Các em đều là người đồng bào, nên trường phải theo dõi thường xuyên để nhắc nhở với kỳ vọng học sinh đạt thành tích tốt”, thầy Hải nói.
Tương tự, nhiều trường THPT khác ở Khánh Hòa cũng đang trong giai đoạn tổ chức cho học sinh ôn tập thi học kỳ II và thi tốt nghiệp.
Phạm Thị Minh Thuyết, học sinh lớp 12C2, THPT Lạc Long Quân ở huyện miền núi Khánh Vĩnh cho biết, thời gian này, em dồn mọi tâm trí cho việc học. Cách ôn bài của Thuyết cũng khá đơn giản, cố gắng nắm hết các kiến thức nền trong sách giáo khoa, sau đó thì tìm thêm tài liệu, bài tập nâng cao để làm. Với các môn lý thuyết, nữ sinh chia ra từng cấp độ, phân theo mốc thời gian, sự kiện để dễ nhớ.
Đến nay, Thuyết cơ bản ôn bài gần xong. Tuy nhiên, cô vẫn cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì đây là kỳ thi quan trọng trong suốt 12 năm học. “Có hôm học bài từ sáng đến tối khiến em khá oải, mắt mỏi nên có lúc ngủ gật lúc nào không hay”, nữ sinh nói và cho biết sẽ đăng ký vào ngành Văn học, Đại học Khánh Hòa.
Ông Lê Đình Thuần, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, toàn tỉnh có 760 học sinh lớp 12. Mỗi trường có cách ôn luyện để củng cố kiến thức và phân hóa theo từng tổ hợp, như Khoa học xã hội hay Khoa học tự nhiên. Giáo viên sẽ dựa vào các khối mà trường cao đẳng, đại học tuyển sinh để ôn tập, nội dung bám sát vào chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.
Hà Quen vào thư viện của trường tìm tài liệu cho việc học. Ảnh: Xuân Ngọc.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong hai ngày 9-10/8. Thí sinh làm ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Kết quả thi sẽ dùng để xét tốt nghiệp THPT, làm cơ sở điều chỉnh chương trình dạy và học phổ thông và xét tuyển đại học.
Thầy trò huyện đảo tập trung ôn thi
Năm nay, huyện Lý Sơn có hơn 300 học sinh (HS) thi tốt nghiệp THPT. Thầy và trò trên đất đảo đang nỗ lực ôn tập để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp đến.
Thời điểm này, Trường THPT Lý Sơn đã hoàn thành một số bộ môn còn lại của chương trình học kỳ II, nên tập trung cho công tác ôn thi tốt nghiệp THPT. Để đánh giá đúng năng lực HS, giúp các em ôn tập hiệu quả, trường đã tổ chức thi thử theo dạng đề thi của Bộ GD&ĐT.
Học sinh Trường THPT Lý Sơn trong giờ ôn tập môn tiếng Anh.
Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn Huỳnh Văn Long cho biết: Qua thi thử giúp HS làm quen với tâm lý thi cử, cũng như đánh giá được kiến thức, kỹ năng của các em để kịp thời bổ sung những điểm còn yếu. Đồng thời, qua đó giúp HS chọn tổ hợp môn thi phù hợp. Đối với những môn thi bắt buộc như Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, trường đã tăng tiết ôn tập cho HS từ khi bắt đầu học kỳ II. Các môn khác, theo yêu cầu môn tổ hợp, các em đăng ký theo bộ môn và bố trí giáo viên có kinh nghiệm luyện thi nhiều năm để hỗ trợ các em ôn tập hiệu quả.
Các giáo viên của trường cũng chủ động xây dựng phương pháp ôn tập riêng, phù hợp với từng đối tượng HS, đảm bảo các em nắm vững những kiến thức cơ bản và biết vận dụng linh hoạt trong những dạng bài khác nhau. Riêng đối với HS hệ giáo dục thường xuyên, trường đã triển khai công tác ôn tập, kiểm tra kiến thức với chương trình nhẹ hơn, phù hợp với năng lực của các em.
Cô giáo Võ Thị Thu Huyền, dạy môn tiếng Anh, Trường THPT Lý Sơn cho hay: Đa số HS học lực môn tiếng Anh ở mức trung bình. Do đó, ngoài tổ chức ôn tập theo từng nội dung, kết hợp với làm đề trắc nghiệm để các em rèn luyện kỹ năng làm bài tập, giáo viên bố trí các em học và ôn tập theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau.
Xác định kỳ thi tốt nghiệp THPT có ý nghĩa quan trọng với tương lai, HS Trường THPT Lý Sơn đang nỗ lực ôn tập. Em Võ Xuân Nhật, học lớp 12B1 chia sẻ: "Do chủ động từ trước, nên thời gian từ nay đến ngày thi đủ để em hệ thống lại kiến thức đã học và làm các dạng bài tập nâng cao".
Tuy nhiên, hiện nay Trường THPT Lý Sơn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Theo thầy Huỳnh Văn Long, sau 30 năm đưa vào sử dụng, nhiều phòng học của trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện trường chỉ có 8 phòng học chính thức. Để có phòng dạy ôn tập cho HS, trường phải tận dụng các phòng thí nghiệm thực hành. Do Trường THPT Lý Sơn khó khăn về cơ sở vật chất, nên kỳ thi THPT sắp tới sẽ tổ chức tại Trường THCS An Vĩnh.
Hướng dẫn ôn tập thi THPT môn Toán: Chuyên đề Hệ tọa độ trong không gian Phương pháp tọa độ trong không gian là phần quan trọng bao gồm nhiều khái niệm cơ bản và thường có khoảng 3 đến 4 câu trong đề thi tốt nghiệp THPT hằng năm. Thạc sĩ Nguyễn Đức Hùng, giảng viên bộ môn Toán, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận Tải cho biết Phương pháp tọa độ trong không gian được giới...